Chuyện con gà quả trứng, theo e không phải lỗi của brt mà là lỗi tư duy tầm nhìn của người thiết kế quy hoạch
Bác nói có phần đúng!K có làn BRT thì giờ cao điểm xe máy chỉ có nước trèo vỉa hè. Bây giờ cứ thử bỏ BRT các bác oto có dàn 4 hàng mà đi k. Lúc đấy tắc đg đỡ hơn hay nghiêm trọng hơn
Vậy là tạo được văn hoá giao thông đi Metro như Thái và phương Tây rồi. Mừng quá !Sau khi có tàu trên cao thì giờ ngay cả buýt thường nhiều khi cũng vắng tanh, cả xe chỉ có 1 vài khách, quá lãng phí. Nên chăng điều chỉnh lại giờ chạy xe giữa giờ cao điểm và thấp điểm, vừa đỡ tốn kinh phí, nguồn lực, vừa giảm ách tắc giao thông.
Tôi đọc cái link ấy mãi mà cái cậu Ủy thị Ban không chịu khai: Để nhường đường cho cái 43 khách/lượt ấy, thì bao nhiêu khách bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cái làn đường BRT nhỏ hẹp tý tẹo có gần 3met, trên 1 xa lộ khổng lồ rộng đến 8-9met/chiều đi.Cũng có thể!
UBND TP Hà Nội: Buýt nhanh BRT giảm ùn tắc giao thông
Từ 2017 đến tháng 6/2022, BRT Kim Mã - Yên Nghĩa giúp giảm xe cá nhân ra vào nội đô, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, theo UBND TP Hà Nội.
Nội dung này được nêu trong báo cáo trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 10 HĐND thành phố, dự kiến diễn ra ngày 5-8/12.
Cử tri cho rằng dự án tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa được thực hiện nhằm giảm ùn tắc giao thông tại các tuyến đường, nhưng sau 5 năm vẫn không đạt kỳ vọng, đề nghị thành phố đánh giá lại hiệu quả dự án.
Tuy nhiên, UBND TP Hà Nội trả lời, sau 5 năm hoạt động, tuyến BRT Kim Mã - Yên Nghĩa đã mang lại những kết quả tích cực, được nhân dân tin tưởng sử dụng và đánh giá tốt. Chất lượng phục vụ duy trì ổn định, sản lượng hành khách ngày càng tăng và doanh thu duy trì ở mức cao.
Bình quân năm 2017, buýt nhanh BRT đạt hơn 40 khách/lượt; năm 2018 là 42 khách/lượt; năm 2019 gần 43 khách/lượt. Bình quân giờ cao điểm trong điều kiện bình thường là 70 khách/lượt, có chuyến lên đến 100 khách.
UBND TP Hà Nội: Buýt nhanh BRT giảm ùn tắc giao thông
Từ 2017 đến tháng 6/2022, BRT Kim Mã - Yên Nghĩa giúp giảm xe cá nhân ra vào nội đô, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, theo UBND TP Hà Nội.vnexpress.net
Cụ cho hỏi, ô tô nó dừng vì ko đi đc nữa thì sao xe máy lại vẫn đòi đi tiếp mà ko dừng, hết đường thì lên hè, đi ngược chiều mà ko chịu dừng lạiK có làn BRT thì giờ cao điểm xe máy chỉ có nước trèo vỉa hè. Bây giờ cứ thử bỏ BRT các bác oto có dàn 4 hàng mà đi k. Lúc đấy tắc đg đỡ hơn hay nghiêm trọng hơn
Cụ nhìn lại xem những lúc đó, có phải oto chiếm hết đường k? Nếu tất cả cùng dừng chẳng phải tắc đường hay sao. Phải có chỗ lưu thông thì mới thoát đc chỗ tắc chứCụ cho hỏi, ô tô nó dừng vì ko đi đc nữa thì sao xe máy lại vẫn đòi đi tiếp mà ko dừng, hết đường thì lên hè, đi ngược chiều mà ko chịu dừng lại
Cử tri Hà Nội kiến nghị dừng BRT vì không hiệu quả.
Cử tri Hà Nội kiến nghị dừng chạy tuyến buýt nhanh BRT vì không hiệu quả
(PLO)- Cử tri cho rằng, cần dừng hoạt động của tuyến buýt nhanh BRT vì không hiệu quả đồng thời, tiến hành thanh kiểm tra tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.plo.vn
Trích bài đăng:Có nên dẹp bỏ buýt nhanh BRT ở Hà Nội?
VOV.VN - Sau gần 6 năm vận hành, khai thác, tuyến buýt nhanh BRT 01 của Hà Nội không chỉ bộc lộ hàng loạt sai phạm, lãng phí, đội giá, mà hiệu quả khai thác chỉ như buýt thường…Chuyên gia cho rằng, một khi đã không hiệu quả thì nên dẹp sớm…vov.vn
"
Một trong các mục tiêu chủ yếu của thành phố Hà Nội khi triển khai tuyến buýt nhanh BRT là thay thế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông nội đô. Tuy nhiên, thực tế 6 năm qua cho thấy, việc thực hiện mục tiêu này đang có khá nhiều điểm bất cập đòi hỏi phải đánh giá chính xác về hiệu quả của tuyến buýt này.
Với tổng chiều dài trên 14 km, tuyến buýt nhanh BRT 01 có lộ trình Kim Mã - Yên Nghĩa đi qua những tuyến đường có mật độ phương tiện cao bậc nhất Hà Nội như: Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Tố Hữu, Quang Trung, Lê Trọng Tấn. Đến nay, sau thời gian hơn 6 năm đưa vào vận hành, tuy được hưởng nhiều “đặc quyền”, nhất là làn đường riêng, nhưng hiệu quả khai thác của tuyến buýt nhanh BRT 01 Kim Mã - Yên Nghĩa đang dừng lại ở mức khá khiêm tốn. Điều đáng nói, dọc theo lộ trình của tuyến buýt nhanh BRT 01 thường xuyên diễn ra tình trạng tắc đường, kẹt xe, đặc biệt là vào các khung giờ cao điểm.
Cụ thể, hiện tuyến BRT 01 được khai thác với tần suất 5 - 10 - 15 phút/chuyến. Dù xe ít khách hay nhiều khách nhưng vẫn được dành riêng một làn đường để lưu thông. Tại phần đường còn lại, tình trạng ùn tắc, ô tô xếp hàng 2, hàng 3 nhích từng mét thường xuyên diễn ra. Nhiều thời điểm, xe máy tràn cả vào làn đường dành riêng cho xe BRT. Điều này khiến xe buýt BRT không thể đi nhanh như tính toán, dù đã được dành hẳn một làn đường riêng.
Hằng ngày đi làm bằng xe máy dọc tuyến buýt nhanh BRT 01, chị Lê Thu Hương ở Yên Nghĩa (Hà Đông) cho rằng, tình trạng ùn tắc tại các tuyến đường Tố Hữu, Lê Văn Lương có một phần nguyên nhân đến từ tuyến BRT. Việc xe cá nhân chỉ được đi trong 2 làn bên ngoài, làn còn lại phải dành riêng cho buýt nhanh đã dẫn đến ùn tắc giao thông. Mặt khác, các tuyến đường buýt nhanh đi qua rất hẹp, lưu lượng phương tiện cá nhân lớn cũng là nguyên nhân gây ra ùn tắc. “Việc dành hẳn một làn đường ưu tiên cho BRT đang gây lãng phí hạ tầng giao thông khi đường ưu tiên không thể phát huy hết thế mạnh”, chị Hương nhìn nhận.
Ghi nhận thực tế của phóng viên cho thấy, ùn tắc giao thông là tình trạng diễn ra thường xuyên tại hầu hết các nút giao cắt dọc theo lộ trình của tuyến buýt nhanh BRT 01. Điển hình là tại một số nút giao cắt như: Ngã tư Lê Trọng Tấn – Quang Trung (Hà Đông); ngã ba Tố Hữu - Vũ Trọng Khánh (Hà Đông)… Trong giờ cao điểm, cả tuyến đường có 3 làn xe chạy thì 1 làn dành riêng cho buýt nhanh BRT, 2 làn còn lại cho các phương tiện khác đi chung. Lưu lượng phương tiện cá nhân nhiều nên khó tránh được ùn tắc.
“Tôi thấy việc duy trì tuyến xe buýt này đang có khá nhiều bất cập. Giờ cao điểm ô tô xếp hàng dài, xe máy chen chúc. Hơn nữa, từ sau khi tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động với lộ trình gần như tương tự đã hút bớt lượng hành khách của buýt BRT do đường sắt đô thị tiện lợi hơn, di chuyển nhanh hơn. Theo tôi, UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan chuyên môn, ngành giao thông nên xem xét lại hiệu quả của tuyến buýt nhanh BRT 01”, anh Nguyễn Văn Đức ở phường Quang Trung, quận Hà Đông chia sẻ.
Cần đánh giá chính xác hiệu quả của xe buýt nhanh BRT
(ĐCSVN) - Một trong các mục tiêu chủ yếu của thành phố Hà Nội khi triển khai tuyến buýt nhanh BRT là thay thế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông nội đô. Tuy nhiên, thực tế 6 năm qua cho thấy, việc thực hiện mục tiêu này đang có khá nhiều điểm bất cập đòi hỏi phải đánh giá chính xác về...dangcongsan.vn
Vậy chúng mình ủng hộ mở BRT tất cả các đường phố ở Hà Nội nhỉ , bao giờ giầu mua ô tô ta lại quay xeCác cụ cứ phản đối, chẳng qua lúc k cao điểm, các cụ k đc đi vào đó nên ngứa mắt thôi? Vậy nhìn lại, các tuyến đg khác k có BRT sao vẫn tắc đấy ạ. Nhờ có BRT, xe máy mới có đg mà đi lúc cao điểm. Gốc rễ ở chỗ lưu lg qua đây quá đông trong khi đg thì hẹp. BRT đang có tác dụng giúp phân làn đấy
Ô tô họ dừng đèn đỏ phải dừng lại, lượng xe lớn nên phải nhiều đèn xanh mới thoát hết được. Khi ô tô đến trước dừng thì xe máy đến sau ô tô đúng ra phải dừng phía sau ô tô vì đường ko đi đc nữa, nhưng ko, xe máy nghiễm nhiên phải đi tiếp nên trèo lên vỉa hè hoặc đi sang làn ngược chiều để làm sao ko bị dừng lại, rồi bảo ô tô chiếm đường Tham gia gt nếu đường hỗn hợp ko phân p.tiện thì ô tô xe máy là 2 chủ thể tham gia gt y như nhau, làm gì có khái niệm ai chiếm đường của ai. Chỉ có xm đi ngược chiều chiếm đường của làn ngược chiều hay đi lên vỉa hè chiếm hè của ng đi bộ thì đúngCụ nhìn lại xem những lúc đó, có phải oto chiếm hết đường k? Nếu tất cả cùng dừng chẳng phải tắc đường hay sao. Phải có chỗ lưu thông thì mới thoát đc chỗ tắc chứ
Có nghĩa là không nên dừng cụ nhỉĐọc bài này rồi chấm dứt bình loạn nhé:
TP Hà Nội: Buýt nhanh BRT giúp giảm ùn tắc giao thông
(Dân trí) - Nói về ưu điểm, UBND TP Hà Nội cho hay, buýt nhanh BRT có ưu điểm giảm ùn tắc giao thông cá nhân ra vào nội đô, giảm chi phí đi lại cho hành khách, chất lượng phục vụ tốt…dantri.com.vn