- Biển số
- OF-343083
- Ngày cấp bằng
- 17/11/14
- Số km
- 518
- Động cơ
- 276,200 Mã lực
chả biết làm thao em đi hoc cấp ba hay đại học toàn sếp tốp đặc biệt từ dưới lên. nhưng đk cái thời sinh viên cũng vô đối.
sao ko cụ vụ đó làm sau này dân kt ghét xd ra mặt.Cụ học say rượu có biết thời bị các bạn hàng xóm NEU đuổi cho chạy , nhảy từ khán đài A Hàng Đẫy xuống Trịnh Hoài Đức k
Vâng, đúng là tôi học tiếng Đức ở đó, năm 1987 đi Đức.Em đoán không nhầm thì cụ là lưu học sinh, học một năm ĐHNN trước khi đi tây, cụ đi Đức phải không?
Học bổng thời đó có mấy mức, của em năm 1987 là khoảng 40.000 đồng/tháng cụ ạ, mua được hai bộ nồi trục giữa xe đạp Favorite.
Nhựa Tiền phong thì gọi là gò chứ, màu trắng hơi ánh tím. Cụ ấy nói xăng đan làm em nghĩ đến cái đôi quai da đơn có quai hậu, hay gọi là xăng đan Đức.Ko phải cụ ạ, thời điểm 1989, đi xăng đan, còn gọi là "gò trắng", là dép nhựa tiền phong và áo kẻ Tiệp là hơi lỗi mốt rồi, cụ để ý 2 ông đứng phía ngoài mặc áo pull made in S.Korea (lúc đó gọi là Nam Triều Tiên, chưa gọi là Hàn Quốc) và đi dép tổ ong Thái Lan mới là đỉnh. Năm đó chưa có ảnh màu phổ biến đâu, ảnh mà cháu show lên in tại Thailand đấy ạ.
Favourite là Tiệp, Đức là Mifa với Eska chứ ạ?Vâng, đúng là tôi học tiếng Đức ở đó, năm 1987 đi Đức.
Sao bác biết tài thế? Nghe nhạc hiệu đã đoán ra Đức rồi, dù còn cả Nga, Tiệp, Hung, Bungari....
Còn cái học bổng của bác chắc là dành cho 5C rồi, làm gì có giá "mua được hai bộ nồi trục giữa xe đạp Favorite", hồi đấy mấy thằng ngồi tính, sống được độ 10-12 ngày; phần còn lại là Phụ huynh cứu đói.
Tôi ko thực tập ở Bãi Bằng ạ.Như vậy thì em và cụ khoảng tuổi như nhau, năm 1987 em bắt đầu xa nhà, học bổng thì em ko nhớ, nhưng sau "đổi tiền" năm 1986, đồng tiền rất có giá trị, hình như một tháng bà già cho tiền tiêu 500 đồng (chính là tờ cà chua đổi tiền lẻ đi chùa bây giờ), như vậy là xông xênh cực kỳ rồi, hồi đó đi học được bao cấp toàn bộ, nên phần nhiều SV đi học ko cần tiền (chính xác là ko có tiền tiêu) vẫn có thể học được, đây chính là giai đoạn khó khăn, đói kém nhất đối với Sv. Hồi đó, cắt cơm sẽ được lĩnh gạo thừa để bán lấy tiền tiêu. Bọn em có lần gom được 20 kg gạo thừa cho một thằng bạn học đem về quê cứu đói cho gia đình, nó đạp xe về quê, mấy tiếng sau lại quay lại, vừa khóc vừa nói, rằng: "anh em đứa nào nào cũng đói cả, tôi chỉ dám xin 15kg thôi, còn để lại 5kg để anh em nấu cháo ăn...". Nghĩ lại mà thương. Thế mà từ 1990 đến giờ, ông bạ đó phiêu diêu ở đâu ko tìm lại được.
Cụ học DH Ngoại ngữ khoảng đó có đi thực tập ở Nhà máy giấy Bái Bằng ko?
Hồi đó em đi thực tập trên đó gặp nhiều sv NN thực tập trên đó. Có ảnh nhà cháu đây, năm 1989 thì phải.
Cụ mắng gái trường em nhóe,Hồi em học thì chẳng biết XDA với FTU thế nào chứ em chỉ biết câu: "Trâu điên - chó dại - trai trường A" - "Lợn sề - dê cái - gái trưởng B" thôi ạ.
Cụ nào từng nghe qua xác nhận hộ em A - B là gì với ạ.
Em cũng có thằng bạn xk, tối cả phòng buông màn sẵn chơi bài, nghe tiêng động là thằng nào giường thằng đấy chùm chăn. Ấy vậy mà em đang chùm chăn ông bạn xk ra nói rất nhỏ: Ông dậy đê, mặc quần áo xuống phòng trực, tôi nhìn thấy ông chơi rồi, . Bạn với trả bè, khốn nạn thật.Đang ngồi đánh chắn đêm vui như mở hội, cửa phòng đạp toang ra mấy con C xung kích ( lúc đáy gọi thôi nhé ) làm cả phòng khốn nạn. có cụ nào a kay bọn nay không.
Em được nghe mấy phương án khác nhau rồi (mà đều chưa từng test), đến trường cụ có khi lại thêm phương án mới cũng nênCụ mắng gái trường em nhóe,
Còn nữa:Cái câu "Trâu điên chó dại trai... Lợn sề dê nái gái..." thì có nhiều phiên bản ạ.
Chuẩn là 22.000 Cụ nhé, vé cơm đầu tiên 250 đồng rồi lên 300 sau 1 tháng lên 350 cuối năm lên 500. Chắc Cụ cùng thời nhà cháu, xem avatar liệu có tí liên quan không nhỉKhông phải Cụ ạ năm 89 em lên HN 21.000 mua được 60 vé ăn 350 đồng/1 vé, Đồng 5.000 xanh bây giừ vẫn dùng là đồng to nhất, em đượng Ông già cho riêng 1 đồng dặn dò cất kĩ dưới đáy hòm khi có việc gì xẩy xa liên quan tới tính mạg mới được đem ra tiêu, nhưng sau 1 tháng em nó đã ra đi sau 1 chầu trứng vịt lộn tại đường Giảng Võ.
Chắc là Cụ ấy vẫn gọi theo mệnh giá tiền cũ ....
Tổ ong, gan gà, hình như một cụ đi gò, toàn ka ki với bò bê thế này là thanh niên bít rít rồi, hết sẩyNhư vậy thì em và cụ khoảng tuổi như nhau, năm 1987 em bắt đầu xa nhà, học bổng thì em ko nhớ, nhưng sau "đổi tiền" năm 1986, đồng tiền rất có giá trị, hình như một tháng bà già cho tiền tiêu 500 đồng (chính là tờ cà chua đổi tiền lẻ đi chùa bây giờ), như vậy là xông xênh cực kỳ rồi, hồi đó đi học được bao cấp toàn bộ, nên phần nhiều SV đi học ko cần tiền (chính xác là ko có tiền tiêu) vẫn có thể học được, đây chính là giai đoạn khó khăn, đói kém nhất đối với Sv. Hồi đó, cắt cơm sẽ được lĩnh gạo thừa để bán lấy tiền tiêu. Bọn em có lần gom được 20 kg gạo thừa cho một thằng bạn học đem về quê cứu đói cho gia đình, nó đạp xe về quê, mấy tiếng sau lại quay lại, vừa khóc vừa nói, rằng: "anh em đứa nào nào cũng đói cả, tôi chỉ dám xin 15kg thôi, còn để lại 5kg để anh em nấu cháo ăn...". Nghĩ lại mà thương. Thế mà từ 1990 đến giờ, ông bạ đó phiêu diêu ở đâu ko tìm lại được.
Cụ học DH Ngoại ngữ khoảng đó có đi thực tập ở Nhà máy giấy Bái Bằng ko?
Hồi đó em đi thực tập trên đó gặp nhiều sv NN thực tập trên đó. Có ảnh nhà cháu đây, năm 1989 thì phải.
Trận chung kết bóng đá sinh viên 1994 đúng không cụ?Cụ học say rượu có biết thời bị các bạn hàng xóm NEU đuổi cho chạy , nhảy từ khán đài A Hàng Đẫy xuống Trịnh Hoài Đức k
ngày xưa có việc mà sinh viên làm được nhưng không làm và SV ngày nay thì làm rất nhiều đó là "Sống thử, sống cùng đại gia và sống bầy đàn"Sắp đến 20.11, cũng là một dịp để nhớ thời đi học. Thời sinh viên có thể xem là giai đoạn cuối của thời "đi học chuyên nghiệp" ấy - đi làm rồi đi học không kể - nên cũng là một giai đoạn đáng nhớ.
Sinh viên ngày nay với cuộc sống đầy đủ hơn rất nhiều có thể không hình dung ra đời sống sinh viên cách đây 1/4 thế kỷ như thế nào. Nghèo và đói là những ý nghĩ thường trực. Nhưng dù đói thì rượu vẫn cứ uống, dù nghèo thì vẫn cứ mơ mộng, cứ yêu, cứ quậy phá đủ trò. Cả bọn 6-7 đứa ngồi quanh chiếu rượu nút lá chuối có mỗi bìa đậu luộc ở giữa, cốc Liên Xô rót vòng quanh, hết chai đầu tiên rồi chưa đứa nào chạm đũa vào miếng đậu. Nghèo thì đến mức có bạn mất học bổng rồi nghĩ quẩn mà nhảy lầu. Là những đứa còn lại cũng chỉ biết vậy, chứ những gì bạn nghĩ lúc đó bạn cũng mang đi rồi, chẳng đứa nào biết gì hơn.
Dù sao thì nếu sau này có học thêm một bằng đại học nữa, những trải nghiệm đó cũng đã khác, và nói "thời sinh viên chỉ có một lần thôi" cũng chẳng có gì sai.
[YOUTUBE]QxD_hYHyfTo[/YOUTUBE]