Cái này thì cần có số liệu thống kê so sánh thì mới chính xác được chứ chỉ nêu ví dụ tại một vài nơi cụ thể thì nó cũng không chứng minh được nhận định. Tuy nhiên em đọc báo Đảng thì đạo Tin lành (một nhánh thuộc công giáo) có mặt tích cực trong việc phát triển kinh tế như khuyến khích tín đồ sống tiết kiệm, chăm chỉ lao động, làm giàu chính đáng. Cái này phản bác việc xuyên tạc là đạo làm người dân suốt ngày đi lễ bỏ bê lao động....cụ cho dẫn chứng để mọi người mở rộng tầm mắt đi.
Hiện tượng cải đạo, đổi đạo trong vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay
(LLCT) - Từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX đến nay, một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số đã từ bỏ tôn giáo và tín ngưỡng truyền thốn...
lyluanchinhtri.vn
"Cộng đồng người Mông theo đạo Tin lành và cộng đồng người Mông giữ tín ngưỡng truyền thống ở tỉnh Sơn La hiện nay đã đến thăm hỏi nhau thường xuyên hơn, thân tình hơn, tham dự một số nghi lễ của nhau. Hiểu được sự cấm kị trong thực hành tôn giáo, cộng đồng người Mông giữ tín ngưỡng truyền thống chủ động dành riêng thực phẩm và đồ ăn uống không qua cúng lễ thần linh truyền thống cho những người đồng tộc theo đạo Tin lành khi họ đến tham dự và ăn uống trong đám tang và đám cưới theo nghi lễ truyền thống(12)". Thực ra, sự khác biệt giữa cộng đồng dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành với cộng đồng dân tộc thiểu số giữ tín ngưỡng truyền thống chủ yếu về đức tin, một bên thờ duy nhất Thiên Chúa, một bên thờ nhiều vị thần linh. Sự khác biệt này kéo theo các phong tục, tập quán liên quan. Do vậy, không nên vì sự khác biệt này để phủ nhận những mặt tích cực về đạo đức, lối sống của đạo Tin lành như: khuyến khích tín đồ sống tiết kiệm, chăm chỉ lao động, ham muốn làm giàu chính đáng, tích cực hoạt động từ thiện xã hội, từ bỏ những thói quen xấu(13).