Tuy nhiên, có 1 sự thực em được nghe:
Khi về KS, nói chuyện về người dân ở đây với bác chủ nhà và đưa ảnh cho xem. Bác ý bảo người dân tộc trên này không nghèo đâu. Hầu hết đều có vườn Thảo quả (của riêng 2 vợ chồng - trên ấy có tục lệ các con dù đã lập gia đình vẫn sống với bố mẹ. Làm ruộng chung, ăn chung... chỉ vườn Thảo quả là mỗi gia đình con 1 khoảnh). Từ vườn Thảo quả ấy, cộng với các sản vật trên rừng (cả đãi vàng, em được chứng kiến 3 sáng, mỗi sáng có 2-3 nhóm vào bán vàng cốm- mỗi nhóm 1-2 người bán được vài trăm ngàn-tiền kiếm được của 1 ngày!) họ sắm được xe máy, ti vi... còn hơn cả dân Kinh ở SP.
Các trường hợp ăn xin có 2 loại:
- Trẻ con: là các cháu bé bị mất bố mẹ, họ hàng không có nên ăn xin qua ngày (trên đó có tục lệ vừa hay vừa dở: bố mẹ già các con nghiễm nhiên phải nuôi, ăn chung ở chung mà. Nếu ở riêng như phong trào gần đây, khi ở với đứa này, lúc ở với đứa khác; ở với ai thì chỉ giúp đỡ gia đình đứa ấy; Còn trẻ con, nếu mẹ chết bố lấy vợ thì được ở nhà và nuôi như thường; nếu mẹ chết-mẹ bỏ lại con đi lấy chồng và nuôi con chồng, còn con mình mặc kệ họ hàng hoặc lang thang tự sống).
- Người lớn: hoặc lười lao động, hoặc chính là các đứa bé ăn xin lớn lên mất đi thói quen lao động
Chả biết đúng bao nhiêu %, nhưng nghe xong em bớt tí thương cảm và tăng thêm chút yêu sa Pa các cụ ạ.[/QUOTE]
Ôi! Đừng trách những con người vùng cao nơi đây.
Cái nương rẫy thảo quả nó không tự nhiên mà họ sở hữu được; không phải muốn hái muốn bán lúc nào cũng được và giá bán thì bị con Kinh ép thê thảm
Cái Sapa bình dị này nếu vắng bóng họ sẽ còn là cái gì? Người già, trẻ em đi bộ từ 5h sáng mới tới nơi; phiên chợ thì có người từ xa đi cả 1 ngày mới tới được. Sapa đối với họ không chỉ là cơ hội kiếm tiền mà quan trọng hơn là được gặp; được học và giao lưu với những con người đẳng cấp đang phê phán họ; can thiệp vào đời sống văn hóa của họ một cách thô bạo và mang bao thói hư tật xấu lên nữa . . . .
Cuộc sống nơi đây vất vả thật sự, nếu các bác đã có dịp đến tận nơi họ sinh sống sẽ thông cảm nhiều hơn và sẽ nghĩ khác về cách sống của họ( Việc xin tiền là không đẹp nhưng ngay Thủ đô ta thôi đâu có thiếu) và cảm thấy mình cần làm gì.
Đối với con người nơi đây, nơi quanh năm có mây mù, núi đá dựng ngược và thiếu thốn đủ điều thì Sapa là miền đất hứa, là ánh sáng văn minh đấy ạ và để tồn tại trong cái văn minh đó, tiếp cận được nó họ cũng đã phải cực nhọc lắm rồi.
Các bác đã thấy bữa ăn qua loa của họ; thấy em bé xíu ngày chỉ được ăn 2 bữa cháo vào sáng sớm và tối mịt; thấy trẻ em từ mẫu giáo đến lớp 5 ngồi cùng 1 lớp tại điểm trường; thấy đứa anh bế đứa em ngồi trong lớp học; thấy trẻ em mùa đông đi chân đất tắm nước suối . . .Thì sẽ có cảm xúc khác, cái nhìn khác.
Em đã mở ra đóng vào bài này bao lần nhưng cuối cùng cũng vẫn phải tham gia đôi lời, có gì không phải các bác lượng thứ!