Vui tí: Dựa trên nội dung bài báo, ta thử làm Luật sư cho Lý Thị Kim Nga xem sao.
1. Hành động bán dây chuyền có vi phạm pháp luật không:
- Mua bán ở đây là tự nguyện nên pháp luật không cấm
- Hàng hòa: là dây chuyền nên không thuộc loại hàng hóa cấm mua bán
- Đây là quan hệ dân sự được pháp luật bảo hộ
2. Các tình tiết diễn ra thể hiện sự “thuận tình” rất cao:
a- Hàng hóa:
- Cô gái đẹp, trên tay cầm
sợi dây chuyền: thì đúng nó là dây chuyền, chứ không phải sợi dây điện, dây thừng.
- Trọng lượng: được xác định
1 lượng vàng (thể hiện chủ hiệu vàng đã cân-đong-đo-đếm cẩn thận thì mới xác định trọng lượng sợi dây chuyền này là 01 lượng và nó
bằng vàng)
- Kiểu dáng mẫu mã: dài 40cm, có màu vàng, gồm nhiều khoen tròn mắt xích với nhau, nhãn hiệu “Bảo Tín Nghĩa”
b- Hành động có minh bạch không ?
- Cô gái nói: “Em cần tiền mua hàng hiệu nên mới
bán của hồi môn”...: như vậy không hề có từ bán dây chuyền vàng đâu nhé.
- Kiểm tra hàng hóa: ông V và vợ rất kỹ tính (nên không thể ai lừa vợ chồng ông ta được)
dùng nước nóng để kiểm tra (thể hiện rõ phương pháp kiểm tra và xác nhận đã kiểm tra).
- Kết luận về hàng hóa:
thấy không có biểu hiện gì đáng nghi mới quyết định mua sợi dây chuyền với giá 31,3 triệu đồng: đây là hành động đã chấp nhận kiểu dáng mẫu mã, chất lượng hàng hóa và đã thuận mua vừa bán.
3. Mua bán như vậy có hợp lý không ?
- Người bán: có nhu cầu bán
- Người mua: có nhu cầu mua.
- Giá mua bán do phía chủ quán đưa ra. Ở đây còn có tình tiết “mua không đúng giá trị hàng hóa”, chèn ép người bán (thị trường vàng chắc chưa bao giá xuống dưới 33 sao mua có 31,5)
Kết luận:
- Không có lừa đảo ở đây.
- Ngu và tham thì chết.