Những chuyện Lạc,Hùng nói chung là không rõ ràng,ngay cả khi Nhà Lý cần có một vị Quốc Tổ để cho nhà vua chính danh tế Trời Đất xưng Đế thì cũng mất gần 2 thế kỷ sau mới tạm "quy hoạch' được hệ thống Hùng Vương mà còn chưa xong.
Tạm tính từ thế kỷ III tr CN,An Dương Vương là một nhân vật đã dùng binh lực cai quản vùng đất Giao Châu,được ghi nhận trong các cổ sử Trung Hoa về nước Việt cổ.Bên cạnh An Dương Vương là Cao Lỗ,người giúp vua xây thành Cổ Loa,chế ra nỏ thần.Cao Lỗ thực ra là một vị thần địa phương hay nói cách khác là một Thần Linh Việt Nam.Mặc dù chính An Dương Vương cũng suốt hơn một nghìn năm sau vẫn chưa có đền thờ thì Cao Lỗ đã được thờ như một vị Thần từ trước trong và sau thời Bắc thuộc một nghìn năm tới tận bây giờ.Cả khi Cao Biền làm Thái thú,thời đó thấm đẫm ảnh hưởng của Đạo Giáo thì một vị thần bản địa như Cao Lỗ vẫn được lập đền thời hẳn hoi.
Cao Lỗ có tục hiệu là Đô Lỗ,rõ hơn nữa là Thạch Thần hay Thần Đá,Cao Lỗ chỉ là danh hiệu Hán hoá mà thôi.Và Thần Đá -Cao Lỗ chính là vị thần bản địa bảo trợ cho vương quyền của An Dương Vương.Trong hội đền Nhồi có cảnh người đóng giả Vương ngồi trên kiệu đến đền Nhồi bước xuống làm lễ bái lạy.Thế rồi theo quan niệm Vưong quyền - Thiên tử Trung Hoa ảnh hưỏng tới,vị Thần bảo trợ bị đổi vai thành bầy tôi của Nhà Vua,người được bảo trợ.Đơn giản vì Vua chỉ lạy trời,không lạy thần.Thế rồi Đạo giáo xâm thực vào Việt Nam,hơn nữa,ý niệm Thiên tử càng trở nên rõ rệt nhất là đến khi bắt đầu thời đại độc lập.Vấn đề phát sinh là vị thần mà Vua đến cầu - dù là vua giả- không thể là một thần đá,bởi vậy người ta đem Huyền thiên trấn vũ - một ông vua trên trời của Đạo giáo -thế vào.Quá trình này chịu sự ảnh hưởng nặng nề của sự xâm lăng về văn hoá và tín ngưỡng từ Trung Quốc.
Bởi thế,những đoạn tô màu đỏ ở trên là không đúng.Vừa dị đoan mê tín,vừa phủ nhận sự tồn tại của dòng chảy tín ngưỡng dân gian Việt Nam bao nhiêu đời nay.Lại nói đến sự liên hệ giữa Huyền Thiên Trấn Vũ với Phù Đổng Thiên Vương và Thánh Gióng.Em viết "Phù Đổng Thiên Vương và Thánh Gióng" là có cơ sở.Như em đã viết,Huyền Thiên Trấn Vũ chỉ là tên gọi Việt Nam của Ông Đô Lỗ,Thần Cao Lỗ hay Ông Thần Đá của tín ngưõng bản địa Việt.Phù Đổng Thiên Vương cũng là một thân khác của Thần Đá,gọi là Ông Đống,có sách dẫn "Phù Đổng" là từ âm "pù đống" tiếng Tày Thái nghĩa là núi đá.Ai đi lên đền Sóc ở Sóc Sơn,ở đỉnh núi nơi tục truyền Ngài cởi áo lên trời có dựng một cột đá có ngẫng.Đấy là biểu trưng gần hoàn hảo của Thần Đá.
Sự liên hệ là như thế.
Oài, không ngờ cụ là người làu kinh sử thía! Em mà là mợ là em iu ngay
Làm trai cho đáng nên trai, chẳng thông kinh sử cũng dài con ...
Về sử Việt, có rất nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ. Bao nhiêu tác phẩm sử nước nhà đều dựa trên Đại Việt Sử ký toàn thư và Đại Việt sử ký. Hai cuốn này lại dựa vào lịch sử Trung Hoa và đến lượt lịch sử Trung Hoa lại dựa vào bộ Sử ký của Tư Mã Thiên và bộ Tứ Thư, Ngũ Kinh. Nếu như Kinh thánh có Cựu Ước, Tân Ước, sử Tàu cũng qua 2 lần biến động cực lớn: lần 1 là khi Doanh Chính thôn tính lục quốc, chôn nho đốt sách và lần 2 là nhà Thanh chiếm được Trung Quốc, bày ra sự cố Vĩnh Lạc Đại Điển và cho chép lại sách sử, ban hành các điển lệ. Với 2 lần cạo sửa như vậy, câu "tam sao thất bản" của các cụ chắc có đất dụng võ!
Lịch sử Việt nam cũng có 2 lần bị hủy diệt: lần 1 là khi Mã Viện chiến thắng Hai Bà Trưng, đã sai hủy diệt toàn bộ nền văn minh Lạc Việt với việc thu hồi các vật khí bằng đồng, đốt sách, bắt và giết nhân tài, phá hủy các công trình văn hóa ... Lần 2 là Trương Phụ, sau khi thắng Hồ Quý Ly cũng tiến hành hủy diệt lần 2 với nền văn hóa nước nhà. Qua lần này, hầu hết các sách sử, công trình văn hóa, nhân tài của nước nhà đều bị hủy diệt. Đó là lý do 2 bộ sách Đại Việt Sử Ký và Đại Việt Sử Ký toàn thư trở thành "kim chỉ nam" cho những người nghiên cứu lịch sử nước nhà.
Những công trình nghiên cứu dở dang và các giả thuyết về Việt sử rất nhiều, tuy nhiên vẫn ở dạng "học thuyết âm mưu" (conspiracy theories) là chính. Tuy chưa hoàn toàn nhất trí 1 số điểm, nhưng cá nhân em thấy giả thuyết về nền văn hiến Việt ở miền nam sông Dương Tử của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh có tính hợp lý cao. Ngoài ra, 1 giả thuyết khá hoàn chỉnh nhưng cơ sở lý luận chưa rõ ràng là "Sử thuyết họ Hùng" của nhà nghiên cứu Nhatnguyen52 cũng có nhiều điểm đáng lưu ý. Ai quan tâm có thể tham khảo thêm ở trang web: lyhocdongphuong.org.vn.
Một công trình nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng, được cộng đồng khoa học thừa nhận rộng rãi có thể mở đường cho sự thay đổi toàn bộ Việt sử và Hoa sử là công trình nghiên cứu của Bác sỹ Trần Đại Sỹ. Ông đã chỉ ra rằng khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trong một vùng lãnh thổ rộng lớn phía Nam sông Dương Tử. Điều này giải thích tại sao chỉ trong 3 năm, 2 bà chiếm hơn 60 thành trì của nhà Hán và xưng Vương. Điều phi lý này suốt bao năm nay, các nhà nghiên cứu lịch sử cận đại và hiện đại của VN vẫn mắc phải là tìm câu trả lời chỉ ở lãnh thổ VN hiện tại. Nếu để ý ra, trên toàn bộ lãnh thổ tương ứng với VN hiện tại, lúc đó nhà Hán cũng chỉ có trên dưới 10 thành trì, lấy đâu ra con số trên 60 thành trì?
Em còn tâm đắc với cụ XPQ ở 1 điểm nữa, đó là tính đa tín ngưỡng của sắc dân Việt trước khi nhà Hán chính thức đô hộ và đưa Nho, Lão và sau này là Phật vào để hỗ trợ cho việc đô hộ. Đáng chú ý nhất là hình như thời đó VN vẫn theo chế độ mẫu quyền và đạo Mẫu khá phát triển. Bằng chứng là đạo Mẫu ở những vùng ít bị ảnh hưởng của nhà Hán vẫn còn, hệ thống thờ Tứ pháp (Vân, Vũ, Lôi, Điện) còn tồn tại mãi sau này.
Bài vè về ông Đống, em nhớ láng máng:
Ông đếm cát
Ông tát bể
Ông kể sao
Ông đào sông
Ông trồng cây
Ông xây rú
Ông trụ trời
...
Thoai, em chém đến đây thoai, mời các cụ chém tiếp ạ!