[Funland] Có đứa định dỡ cầu Long Biên đi các cụ ợ?

Ngọc Thạch

Xe buýt
Biển số
OF-204016
Ngày cấp bằng
29/7/13
Số km
800
Động cơ
325,650 Mã lực
Nơi ở
Công trình nội thất
Thế cụ có biết chi phí để dỡ 1 cái cầu hết bao nhiêu không? Đừng nói là đặt thuốc nổ phá dỡ như kiểu Mỹ nhé vì sẽ không dựng lại được. Chi phí xây 1 cây cầu mới thì nó không đổi rồi dù xây dựng ở đâu đi nữa. Hơn nữa lại thêm chi phí phục dựng cây cầu cũ để bảo tồn là bao nhiêu cụ có biết không? Với PA của bọn GTVT thì sẽ mất tiền làm 2 cây cầu và dỡ 1 cây cầu. Trong khi đó giữ nguyên thì chỉ làm 1 cây cầu mới thì PA nào tiết kiệm và khả thi hơn? PA nào sẽ được ăn chia nhiều hơn? PA nào được lòng dân hơn? Chưa kể, xây cây cầu mới, cây cầu cũ còn được Pháp tài trợ để bảo tồn thì chi phí nó tiết kiệm hơn rất nhiều nhưng ăn chia ít.
Đây mới là điều em cần nghe. Chứ trên nhiều trang mạng em đánh giá thấp mấy đứa nó cứ kêu ầm ầm là lịch sử này nọ rồi chửi bới mà chả có cái lý do nào khác ngoài lịch sử với cả hoài niệm!
 

Lexus 717

Xe điện
Biển số
OF-109991
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
4,201
Động cơ
417,387 Mã lực

Lexus 717

Xe điện
Biển số
OF-109991
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
4,201
Động cơ
417,387 Mã lực
Hóa ra do sự ích kỷ của một số người dân quanh đó nên có nguy cơ HN sau này sẽ không còn cầu LB nữa!

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bo-giao-thong-muon-xay-cau-long-bien-moi-2954489.html

Bộ Giao thông muốn xây cầu Long Biên mới

Trao đổi với báo chí sáng 21/2, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ đã nhiều lần đề nghị làm cầu mới cách cầu Long Biên cũ 30m để phục vụ đường sắt đô thị.


- Ông nghĩ thế nào khi nhiều ý kiến cho rằng 3 phương án mới đây của Bộ Giao thông là không bảo tồn được cầu Long Biên?
- Tôi đã trăn trở, bức xúc nhiều, song chúng ta phải tôn trọng các nhà lịch sử, văn hóa vì cầu Long Biên đi vào tâm thức của người dân thủ đô và cả nước nói chung nên phải bảo tồn. Các phương án chúng tôi đưa ra đều tính đến cách bảo tồn song quan điểm khác nhau, như bảo tồn một phần cầu Long Biên để phát huy công năng mới hay lấy lại hình dáng cũ. Nếu giữ nguyên như cũ thì cầu phải chuyển ra chỗ khác.
Chúng tôi tiếp nhận các ý kiến đa chiều để đạt được mục tiêu chung là giao thông thông suốt, còn giữ được hình ảnh cầu Long Biên ở mức độ nào thì phải tính toán.
- Tại sao từ năm 2005 đến nay các cơ quan chưa thống nhất được phương án cầu đường sắt qua sông Hồng?
- Trước hết phải khẳng định đây là huyết mạch giao thông đô thị Hà Nội, song lại trùng với tuyến đường sắt quốc gia. Từ năm 1998, quy hoạch Hà Nội đã xác định, tuyến đường sắt đô thị số 1 trùng với đường sắt quốc gia. Trước kia, có quan điểm giữ lại cầu Long Biên để bảo tồn nên Bộ Giao thông cũng đã nghiên cứu phương án tránh, làm cầu mới cách xa 30m, 50m, rồi 186m... đã trình Chính phủ duyệt dự án khả thi.
Tuy nhiên, sau đó lại có yêu cầu của xã hội về giải phóng mặt bằng, người dân không nhất trí nên UBND Hà Nội yêu cầu chúng tôi nghiên cứu phương án trùng tim cầu cũ nên Bộ Giao thông đưa ra 3 phương án mới đây.
Mô hình cầu đường sắt đi song song với cầu Long Biên cũ. Ảnh: ĐL
- Vậy quan điểm của Bộ Giao thông như thế nào về vị trí cầu vượt qua sông Hồng trong khi Hà Nội đề nghị làm cầu mới đi trùng tim cầu Long Biên cũ?
- Cầu Long Biên rất cũ, khi động vào phải gia cố, tăng cường lên. Công năng cho đường thủy cũng thay đổi nên phải trùng tu, nâng độ cao để đảm bảo giao thông. Nếu trùng vị trí cũ mà không cho động chạm đến cầu thì không thể đảm bảo giao thông đường sắt.
Chúng tôi đã đề nghị từ trước xây dựng cầu mới cách cầu cũ 30m. Phương án này sẽ giúp cầu cũ được bảo tồn nguyên vẹn song vẫn có quan điểm là sẽ ảnh hưởng tới cảnh quan, kiến trúc của cầu cũ. Thời gian qua, chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị như vậy song UBND Hà Nội e ngại, Hà Nội vẫn đề nghị nghiên cứu tiếp việc xây cầu mới đi trùng tim cầu cũ.
Đây là hành lang vận tải quan trọng nên phải có vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng. Rất tôn trọng ý kiến bảo tồn công trình mang lại nhiều dấu ấn lịch sử và văn hóa nên chúng tôi đã tính đến phương án này.
- Nếu Hà Nội không đồng thuận việc xây cầu mới thì Bộ Giao thông giải quyết như thế nào?
- Trước hết, giao thông cần thiết cho phát triển, thành phố có dân số quá đông, nên chắc chắn phải xây dựng đường sắt đô thị. Đây là tuyến số 1 cũng cho thấy tầm quan trọng số 1. Một dự án bao giờ cũng có ảnh hưởng, có tác động này, tác động kia nên ta phải tìm phương án nào tích cực nhất.
Chúng tôi đang tiến hành trao đổi giữa các bộ ngành. Dự án này đã cấp bách từ nhiều năm, người dân đi lại bằng đường bộ gây quá tải cho cầu Chương Dương. Nhật Bản cũng đã đồng ý hỗ trợ khoản vay cho dự án và yêu cầu xác định vị trí để thực hiện. Chúng tôi cần sự đồng thuận của Hà Nội vì dự án đi trên địa bàn Hà Nội, rồi sẽ báo cáo Thủ tướng.
Đoàn Loan

Vốn dĩ thằng chủ tịt, thằng bí đ..ái nó có phải là người Hà Nội đâu mà hiểu văn hóa Hà Nội.
 
Biển số
OF-143071
Ngày cấp bằng
23/5/12
Số km
13,380
Động cơ
459,416 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu ý , em Quên rồi !
Em cũng ủng hộ dỡ, mà mấy năm nay sông Hồng có tí tẹo nước, lại lắm người tự tử, nhiều vụ án mạng, em đề nghị lập dự án cống hoá sông Hồng luôn.
Phương án này hay ! ^:)^

EM ủng hộ ...phương án bê tông hóa Biển Đông ! Cho hết chí chóe tranh nhau mấy ngàn năm nay ! ;))
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Hóa ra do sự ích kỷ của một số người dân quanh đó nên có nguy cơ HN sau này sẽ không còn cầu LB nữa!

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bo-giao-thong-muon-xay-cau-long-bien-moi-2954489.html

Bộ Giao thông muốn xây cầu Long Biên mới

Trao đổi với báo chí sáng 21/2, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ đã nhiều lần đề nghị làm cầu mới cách cầu Long Biên cũ 30m để phục vụ đường sắt đô thị.


- Ông nghĩ thế nào khi nhiều ý kiến cho rằng 3 phương án mới đây của Bộ Giao thông là không bảo tồn được cầu Long Biên?
- Tôi đã trăn trở, bức xúc nhiều, song chúng ta phải tôn trọng các nhà lịch sử, văn hóa vì cầu Long Biên đi vào tâm thức của người dân thủ đô và cả nước nói chung nên phải bảo tồn. Các phương án chúng tôi đưa ra đều tính đến cách bảo tồn song quan điểm khác nhau, như bảo tồn một phần cầu Long Biên để phát huy công năng mới hay lấy lại hình dáng cũ. Nếu giữ nguyên như cũ thì cầu phải chuyển ra chỗ khác.
Chúng tôi tiếp nhận các ý kiến đa chiều để đạt được mục tiêu chung là giao thông thông suốt, còn giữ được hình ảnh cầu Long Biên ở mức độ nào thì phải tính toán
.
- Tại sao từ năm 2005 đến nay các cơ quan chưa thống nhất được phương án cầu đường sắt qua sông Hồng?
- Trước hết phải khẳng định đây là huyết mạch giao thông đô thị Hà Nội, song lại trùng với tuyến đường sắt quốc gia. Từ năm 1998, quy hoạch Hà Nội đã xác định, tuyến đường sắt đô thị số 1 trùng với đường sắt quốc gia. Trước kia, có quan điểm giữ lại cầu Long Biên để bảo tồn nên Bộ Giao thông cũng đã nghiên cứu phương án tránh, làm cầu mới cách xa 30m, 50m, rồi 186m... đã trình Chính phủ duyệt dự án khả thi.
Tuy nhiên, sau đó lại có yêu cầu của xã hội về giải phóng mặt bằng, người dân không nhất trí nên UBND Hà Nội yêu cầu chúng tôi nghiên cứu phương án trùng tim cầu cũ nên Bộ Giao thông đưa ra 3 phương án mới đây.
Mô hình cầu đường sắt đi song song với cầu Long Biên cũ. Ảnh: ĐL
- Vậy quan điểm của Bộ Giao thông như thế nào về vị trí cầu vượt qua sông Hồng trong khi Hà Nội đề nghị làm cầu mới đi trùng tim cầu Long Biên cũ?
- Cầu Long Biên rất cũ, khi động vào phải gia cố, tăng cường lên. Công năng cho đường thủy cũng thay đổi nên phải trùng tu, nâng độ cao để đảm bảo giao thông. Nếu trùng vị trí cũ mà không cho động chạm đến cầu thì không thể đảm bảo giao thông đường sắt.
Chúng tôi đã đề nghị từ trước xây dựng cầu mới cách cầu cũ 30m. Phương án này sẽ giúp cầu cũ được bảo tồn nguyên vẹn song vẫn có quan điểm là sẽ ảnh hưởng tới cảnh quan, kiến trúc của cầu cũ. Thời gian qua, chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị như vậy song UBND Hà Nội e ngại, Hà Nội vẫn đề nghị nghiên cứu tiếp việc xây cầu mới đi trùng tim cầu cũ.
Đây là hành lang vận tải quan trọng nên phải có vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng. Rất tôn trọng ý kiến bảo tồn công trình mang lại nhiều dấu ấn lịch sử và văn hóa nên chúng tôi đã tính đến phương án này.
- Nếu Hà Nội không đồng thuận việc xây cầu mới thì Bộ Giao thông giải quyết như thế nào?
- Trước hết, giao thông cần thiết cho phát triển, thành phố có dân số quá đông, nên chắc chắn phải xây dựng đường sắt đô thị. Đây là tuyến số 1 cũng cho thấy tầm quan trọng số 1. Một dự án bao giờ cũng có ảnh hưởng, có tác động này, tác động kia nên ta phải tìm phương án nào tích cực nhất.
Chúng tôi đang tiến hành trao đổi giữa các bộ ngành. Dự án này đã cấp bách từ nhiều năm, người dân đi lại bằng đường bộ gây quá tải cho cầu Chương Dương. Nhật Bản cũng đã đồng ý hỗ trợ khoản vay cho dự án và yêu cầu xác định vị trí để thực hiện. Chúng tôi cần sự đồng thuận của Hà Nội vì dự án đi trên địa bàn Hà Nội, rồi sẽ báo cáo Thủ tướng.
Đoàn Loan
Ý kiến của ofer chắc đã lên đến bộ òi =))
 

Không Biết Lùi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-142472
Ngày cấp bằng
18/5/12
Số km
2,650
Động cơ
387,880 Mã lực
Dỡ đi mà xây mới. Các cụ có bò từ bển đó sang HN mới thấy khổ thế nào
 

Lelong1411

Xe tăng
Biển số
OF-90356
Ngày cấp bằng
31/3/11
Số km
1,544
Động cơ
441,356 Mã lực
Cho nó thành bảo tàng ko cho đi nữa :D
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
10,995
Động cơ
455,396 Mã lực
Trước đây 10 năm đã đưa ra 4 phương án về cầu Long Biên, nhưng hồi đó là mơi thằng Pháp nó cho tiền, nhưng không xin được tiền nên bỏ lửng cả chục năm rồi. Bây giờ chắc phải bỏ tiền ngân sách ra, tạo cớ bày vẽ, phá phách ra, có làm thì mới có ăn.
Nếu có tiền thì làm cây cầu khác gần đấy cho ô tô, xe máy đi, tàu hoả và người đi bộ vẫn cho đi cầu LB cũ, cầu cũ chỗ nào bị bom đánh thì khôi phục các nhịp như nguyên bản cách đây hàng trăm năm cho đẹp, thanh sắt nào han rỉ thì cho thay.
 
Chỉnh sửa cuối:

TÉP

Xe tăng
Biển số
OF-25556
Ngày cấp bằng
11/12/08
Số km
1,315
Động cơ
498,690 Mã lực
Thế cụ có biết chi phí để dỡ 1 cái cầu hết bao nhiêu không? Đừng nói là đặt thuốc nổ phá dỡ như kiểu Mỹ nhé vì sẽ không dựng lại được. Chi phí xây 1 cây cầu mới thì nó không đổi rồi dù xây dựng ở đâu đi nữa. Hơn nữa lại thêm chi phí phục dựng cây cầu cũ để bảo tồn là bao nhiêu cụ có biết không? Với PA của bọn GTVT thì sẽ mất tiền làm 2 cây cầu và dỡ 1 cây cầu. Trong khi đó giữ nguyên thì chỉ làm 1 cây cầu mới thì PA nào tiết kiệm và khả thi hơn? PA nào sẽ được ăn chia nhiều hơn? PA nào được lòng dân hơn? Chưa kể, xây cây cầu mới, cây cầu cũ còn được Pháp tài trợ để bảo tồn thì chi phí nó tiết kiệm hơn rất nhiều nhưng ăn chia ít.
Cái chữ đo đỏ của kụ là không chuẩn nhé, nếu làm ở vị trí hiện tại thì sẽ tiết kiệm được hàng nghìn tỷ tiền GPMB đấy, đền bù khu phố cổ là cực đắt nếu không muốn nói là hầu như không thể thực hiện được.

Vốn dĩ thằng chủ tịt, thằng bí đ..ái nó có phải là người Hà Nội đâu mà hiểu văn hóa Hà Nội.
Cái vụ này kụ có vẻ hơi cực đoan, thực ra cầu Long Biên chỉ còn gần nửa là nguyên bản thôi, phần hơn nửa bị Mỹ nó ném bom sập rồi, sau đó mình sửa chữa thay thế bằng dầm quân dụng YUKM của Nga và bổ sung thêm nhiều trụ tạm. Thế cho nên mới có vụ tranh cãi là bảo tồn như thế nào? Toàn phần hay một phần nguyên bản thôi.
Với lại cái khó là thông thủy của cầu Long Biên thấp quá, nếu để nguyên thì HN không phát triển cảng sông được, cái này cũng là một vấn đề đang tranh luận đấy.
 

huutuyenpr

Xe tải
Biển số
OF-197711
Ngày cấp bằng
7/6/13
Số km
210
Động cơ
326,860 Mã lực
Được khối tiền sắt vụn các cụ nhỉ
 

cwise

Xe lăn
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
10,291
Động cơ
486,460 Mã lực
Tòa nhà quốc hội còn dỡ dc cơ mà?
ĐÚng thế, em ủng hộ làm cái mới. Đây là đòn tung ra để lấy lòng dư luận trước, vẫn bảo tốn cái cũ (chi phí) và dưong nheien làm cái mới (chi phí): 2 mục đích ngon lành. Hoan hô các anh xxx:D
 

Đường bộ

Xe container
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
5,974
Động cơ
359,986 Mã lực
theo em nghĩ, thực ra đất nước ta còn nghèo nên cân nhắc phương án nào giảm chi phí và đảm bảo cảnh quan đẹp, giao thông thuận lợi./.
Cũng vì cái tư duy ta còn nghèo này nên bản thân nhà cháu cũng đã có nhiều cái tiếc, muốn trở lại như cũ mà không xong, và đất nước nhìn chung cũng vậy ạ.
 

TÉP

Xe tăng
Biển số
OF-25556
Ngày cấp bằng
11/12/08
Số km
1,315
Động cơ
498,690 Mã lực
Cũng vì cái tư duy ta còn nghèo này nên bản thân nhà cháu cũng đã có nhiều cái tiếc, muốn trở lại như cũ mà không xong, và đất nước nhìn chung cũng vậy ạ.
Các kụ nhà ta có câu "Cái khó bó cái khôn"; bên Chủ đầu tư là BGTVT thì ưu tiên vấn đề chi phí và các yêu cầu về quy hoạch, kỹ thuật; dân ta thì yêu cầu ưu tiên giá trị văn hóa lịch sử.
Em dự phương án chốt hạ sẽ là đúng tim cầu cũ thôi.
 

Tigerwood

Xe điện
Biển số
OF-44665
Ngày cấp bằng
27/8/09
Số km
2,016
Động cơ
476,453 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
donghai-tvtk.com
ae làm quả thầu thu mua sắt vụ nào
 

Tran Thanh Tung

Xe điện
Biển số
OF-1523
Ngày cấp bằng
26/8/06
Số km
3,509
Động cơ
600,436 Mã lực
Tuổi
46
Có vẻ các cụ đã trúng mưu rồi thì phải. Muốn xây cái mới nhưng sợ dư luận ném đá về kinh phí, nên phải đưa định hứng phá dỡ cái cũ để xây. Nhưng vậy đến 90% sẽ đồng ý làm cái mới và giữ cái cũ. Kinh phí đội thêm phần nữa. Chuẩn chưa. Các cụ chưa gì đã nép đá mấy bố ra cái này rồi thì nên xem lại. Mấy lđ nhà mềnh giỏi mấy món này lắm. Em chém fun thế cho vui với các cụ :D
Đây là chiêu "biến không thành có". Giống như thằng Tàu áp dụng cho biển Đông: Biến vùng không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp. Sau đó xuống thang và cùng khai thác.

1 chiêu phổ biến của l/đ nhà mình và mấy ông đi xin dự án. Chọn PA nào cũng dính "chấu"
 

Đường bộ

Xe container
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
5,974
Động cơ
359,986 Mã lực
Nhà cháu thấy Phương án B có lý nhất ạ:

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140224/chinh-phu-tung-chon-phuong-an-cau-moi-cach-cau-long-bien-186-m.aspx

Chính phủ từng chọn phương án cầu mới cách cầu Long Biên 186 m

Theo một nghiên cứu của đoàn công tác JICA (Cơ quan hợp tác phát triển Nhật Bản), cầu mới qua sông Hồng nếu cách Long Biên 30 m cũng đã gây ảnh hưởng cảnh quan, dòng chảy, môi trường, phố cổ.


Vị trí hướng tuyến mới của 3 phương án cầu đường sắt vượt sông Hồng
Năm 2009, đã có 3 phương án (của nhóm chuyên gia Nhật - Việt) được đưa ra trong nghiên cứu của đoàn công tác JICA về cầu đường sắt vượt sông Hồng. Trong đó, phương án A cầu mới cách cầu Long Biên 30 m. Phương án B cách 200 m. Phương án C cách 500 m.
Đi cùng với các phương án này là bảng thống kê đánh giá tác động nhiều mặt của chúng. Chẳng hạn, chúng có ảnh hưởng về cảnh quan ra sao với cầu Long Biên, việc vận tải được thực hiện thế nào trong tương lai, số hộ cần tái định cư, tác động tới phố cổ ra sao, dòng chảy và môi trường ảnh hưởng thế nào.
Theo đó, phương án A sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới cảnh quan, còn hai phương án kia có ảnh hưởng tích cực. Phương án A cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới khu phố cổ, tới dòng chảy và môi trường còn hai phương án kia không có tác động như vậy. Phương án A cần giải tỏa khoảng 150 hộ dân, phương án B khoảng 140 hộ dân và phương án C khoảng 500 hộ dân.
Không chọn phương án hủy hoại cầu
Dựa trên nhiều nghiên cứu khác nhau, trong đó có nghiên cứu vừa nêu, Chính phủ cũng đã đưa ra quyết định cuối cùng trong Thông báo số 200/TT-VPCP ngày 15.7.2010, thông báo về Kết luận của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải - Trưởng ban Chỉ đạo tại phiên họp Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải. Thông báo này nêu rõ: “Đồng ý phương án vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng cách cầu Long Biên cũ 186 m, Tổng công ty đường sắt Việt Nam thống nhất với UBND TP.Hà Nội để xử lý cụ thể”.


Cầu Long Biên - Ảnh: Bình Minh
Cũng phải nói thêm, trước đó, thông tin từ phía Bộ GTVT cho biết phía JICA đang chờ khẳng định vị trí nhằm chốt lại dự án để ký hiệp định cho vay vốn triển khai thực hiện. Trong khi đó, phương án dịch cầu mới “trùng tim” với cầu cũ hoặc chỉ cách vài chục mét lại rất gần với “phương án A” đã bị đoàn công tác của JICA đánh giá là ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, cảnh quan. “Chính các chuyên gia nước ngoài khi đó đã nghiên cứu và ủng hộ chúng ta việc giữ di sản cầu Long Biên”, PGS-TS-KTS Nguyễn Hồng Thục, một chuyên gia đô thị nhiều năm nghiên cứu di sản này cho biết.
Bà Thục còn cho biết không chỉ các chuyên gia Nhật Bản quan tâm đến giá trị di sản của cầu Long Biên, người Pháp cũng rất quan tâm đến di sản này. “Pháp đã từng gửi công hàm về việc bảo tồn cầu Long Biên. Hai nước Nhật - Pháp cũng từng hội ý cấp chính phủ về việc bảo tồn cây cầu này. Chúng ta cũng đã thấy JICA đánh giá về ba phương án cầu thế nào. Họ không chọn phương án hủy hoại nó. Chính phủ ta đã đúng khi quyết định cây cầu mới cách cầu cũ 186 m”, bà Thục nói.
Chính vì thế, chuyên gia đô thị này cũng ngạc nhiên vô cùng khi Hà Nội lại đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu phương án để “vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng trùng với cầu Long Biên hiện có, hướng tuyến 2 đầu cầu trùng với hướng tuyến đường sắt hiện có”. “Như vậy là làm trái với Thông báo 200 của Chính phủ trước đây”, PGS-TS-KTS Thục nói.
GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng di sản quốc gia, nói: “Người Nhật luôn đặt ra việc bảo tồn di sản trên con đường phát triển của mình. Khi cân nhắc một dự án đầu tư, họ cũng không quên điều đó. Bản thân thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng cho thấy tinh thần bảo vệ di sản, tinh thần tiếp thu trên những nghiên cứu khoa học liên quan. Phương án đó rất tốt từ góc độ di sản, phát triển bền vững. Tôi thực sự không hiểu vì sao lại có sự thay đổi phương án thành những phương án phá cầu như bây giờ”.

Bộ VH-TT-DL giao văn bản liên quan cầu Long Biên cho Vụ Kế hoạch tài chính xử lý
Ngày 21.2, ông Nguyễn Quốc Quỳ - Phó chánh văn phòng Bộ VH-TT-DL, cho biết Bộ đã nhận được Văn bản số 1156/BGTVT-KHDT ký ngày 27.1.2014 về việc phương án vị trí cầu vượt sông Hồng thuộc dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội.
Cũng theo ông Quỳ, Bộ trưởng VH-TT-DL đã giao cho Vụ Kế hoạch tài chính chuẩn bị văn bản trả lời, song do bộ trưởng đi công tác nên vụ chưa báo cáo trả lời. Sau khi duyệt nội dung, Bộ VH-TT-DL sẽ có văn bản trả lời Bộ GTVT.
Điều này phù hợp với việc trước đó trả lời Thanh Niên, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó cục trưởng Cục Di sản, cho biết ông không hề biết về văn bản có liên quan đến cầu Long Biên.
Trinh Nguyễn
 
Chỉnh sửa cuối:

tdh42

Xe tải
Biển số
OF-186590
Ngày cấp bằng
23/3/13
Số km
362
Động cơ
335,610 Mã lực
các cụ hoài cổ quá. cầu cà tàng này đi lại khổ thôi rồi. nc ngoài nhiều cây cầu cũng hơn 100nam người ta cũng phá đi xây mới đấy thôi. HN này động đâu cũng thấy di tích đến mệt.
 

Đường bộ

Xe container
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
5,974
Động cơ
359,986 Mã lực
các cụ hoài cổ quá. cầu cà tàng này đi lại khổ thôi rồi. nc ngoài nhiều cây cầu cũng hơn 100nam người ta cũng phá đi xây mới đấy thôi. HN này động đâu cũng thấy di tích đến mệt.
Vâng, có lẽ nên phá tất tần tật đi xây lại từ đầu cụ nhỉ?

Nhà cháu đến bây giờ vẫn vô cùng tiếc nuối hệ thống đường xe điện leng keng, nhà tù Hỏa Lò (không phải là mảnh tường còn lại mà nguyên trạng (như cái ngục Bát xờ ti ờ bên Ba Lê kia ạ), Hộ trường Ba Đình cũ, ... Những chỗ đó đẹp vô cùng!
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,530
Động cơ
471,093 Mã lực
Các cụ cứ đòi bảo tồn cái cầu cũ. Thế các hộ dân bị di dời theo phương án hướng tuyến mới cũng đòi bảo tồn nhà cửa của họ thì các cụ tính sao ?
 

Bò lốp

Xe lăn
Biển số
OF-149832
Ngày cấp bằng
20/7/12
Số km
13,846
Động cơ
446,844 Mã lực
Giỡ xong chắc đến giỡ bàn thờ tổ nhà nó luôn
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top