- Biển số
- OF-373415
- Ngày cấp bằng
- 13/7/15
- Số km
- 539
- Động cơ
- 254,280 Mã lực
Nói thật với các bác, em nghe vụ tai nạn sáng nay mà cảm thấy điên hết cả người. Giận cái thằng tài xế quá. Một kẻ vô đạo đức, sĩ diện hão. Không có bằng lái xe, không biết lái xe thì đừng cố ngồi sau vô lăng. Đã thế lại còn uống rượu trước khi lái xe nữa. Điên quá. điên quá.
Nhưng khi đọc thấy lời khai nó đạp nhầm chân ga, em cũng chưa tin lắm. vì sao ư? Ai đã từng lái xe số tự động (AT) cũng sẽ có cảm nhận để nhầm chân ga cũng khó lắm. Tất cả các xe số tự động đều được thiết kế chân ga nhỏ hơn chân phanh. Và chân ga rất nhẹ không như chân phanh nên cũng dễ cảm nhận.
Hơn nữa, tất cả các xe số tự động (AT) đều được thiết kế có độ "hẫng" ga. Có nghĩa là ngay cả khi đạp thốc ga bất ngờ, nhưng phải mất khoảng thời gian nhất định nào đấy khoảng mấy phần trăm giây thì ECU của xe (theo em hiểu là trung tâm điều khiển) mới nhận lệnh và cho xe tăng tốc. Hôm trước em lái xe AT trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và cảm nhận rất rõ điều này. Vậy nên nếu lái xe tỉnh táo sẽ phát hiện ra ngay mình bị nhầm chân ga và ngay lập tức chuyển chân phanh.
Vậy nên em nghĩ để xe tăng tốc bất ngờ khi đạp nhầm chân ga cũng khó. Trường hợp tài xế xem Camry sáng nay đâm chết 3 người, theo em có thể giải thích do tài xế thiếu hiểu biết về nguyên lý động cơ, nguyên lý của xe ô tô nên bị cuống và xe mới lao như điên thế. Tài xế này chưa có bằng lái.
Nhân đây em có ý kiến về dạy lái xe hiện nay. Các trường dạy rất qua loa, và chỉ dừng ở mức độ làm sao để người học biết cho xe chuyển động mà thôi. Còn những nguyên lý động cơ, nguyên lý hoạt động của côn, phanh, cơ cấu hộp số tự động và số sàn, căn chỉnh góc bánh xe, căn bánh phụ theo tâm kính lái... các học viên hoàn toàn không được học. Em biết những điều này đều do tự tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của các bác tài già.
Dạy lái xe bây giờ đang chạy theo lợi nhuận và dễ dãi quá. Hôm trước em hỏi một ông bạn vừa thi đậu bằng lái xe một câu thế này: Ông có biết thế nào là góc chữ A không?
Hỏi câu đơn giản thế, vậy mà nó hỏi lại: Cái góc đấy nằm ở chỗ nào?
Đấy. Thi đỗ bằng lái rồi mà không hiểu về góc chữ A thì bó tay luôn.
Nhưng khi đọc thấy lời khai nó đạp nhầm chân ga, em cũng chưa tin lắm. vì sao ư? Ai đã từng lái xe số tự động (AT) cũng sẽ có cảm nhận để nhầm chân ga cũng khó lắm. Tất cả các xe số tự động đều được thiết kế chân ga nhỏ hơn chân phanh. Và chân ga rất nhẹ không như chân phanh nên cũng dễ cảm nhận.
Hơn nữa, tất cả các xe số tự động (AT) đều được thiết kế có độ "hẫng" ga. Có nghĩa là ngay cả khi đạp thốc ga bất ngờ, nhưng phải mất khoảng thời gian nhất định nào đấy khoảng mấy phần trăm giây thì ECU của xe (theo em hiểu là trung tâm điều khiển) mới nhận lệnh và cho xe tăng tốc. Hôm trước em lái xe AT trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và cảm nhận rất rõ điều này. Vậy nên nếu lái xe tỉnh táo sẽ phát hiện ra ngay mình bị nhầm chân ga và ngay lập tức chuyển chân phanh.
Vậy nên em nghĩ để xe tăng tốc bất ngờ khi đạp nhầm chân ga cũng khó. Trường hợp tài xế xem Camry sáng nay đâm chết 3 người, theo em có thể giải thích do tài xế thiếu hiểu biết về nguyên lý động cơ, nguyên lý của xe ô tô nên bị cuống và xe mới lao như điên thế. Tài xế này chưa có bằng lái.
Nhân đây em có ý kiến về dạy lái xe hiện nay. Các trường dạy rất qua loa, và chỉ dừng ở mức độ làm sao để người học biết cho xe chuyển động mà thôi. Còn những nguyên lý động cơ, nguyên lý hoạt động của côn, phanh, cơ cấu hộp số tự động và số sàn, căn chỉnh góc bánh xe, căn bánh phụ theo tâm kính lái... các học viên hoàn toàn không được học. Em biết những điều này đều do tự tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của các bác tài già.
Dạy lái xe bây giờ đang chạy theo lợi nhuận và dễ dãi quá. Hôm trước em hỏi một ông bạn vừa thi đậu bằng lái xe một câu thế này: Ông có biết thế nào là góc chữ A không?
Hỏi câu đơn giản thế, vậy mà nó hỏi lại: Cái góc đấy nằm ở chỗ nào?
Đấy. Thi đỗ bằng lái rồi mà không hiểu về góc chữ A thì bó tay luôn.