- Biển số
- OF-130354
- Ngày cấp bằng
- 10/2/12
- Số km
- 2,593
- Động cơ
- 397,608 Mã lực
Trăn trở về những vụ tai nạn thương tâm do người điều khiển phương tiện chưa hiểu luật giao thông hay coi thường tính mạng người dân, một nghệ sĩ nhiếp ảnh đã mở quán cà phê bằng chính vật dụng từ xe bị tai nạn, biển báo giao thông...
Tọa lạc ở lô 21-22 đường Trần Nhân Tông, quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng), quán cà phê của nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Văn Mỹ (nghệ danh Mỹ Dũng) trang trí lạ mắt với các phương tiện và biển báo giao thông.
Trên các bức tường hay không gian xung quanh đều được vẽ, cắm các biển báo giao thông. Ông Mỹ không cắm thẳng đứng biển báo mà dựng chúng xiêu vẹo cùng lời lý giải khi tham gia giao thông không phải ai cũng luôn nhìn thẳng.
Nhiều đèn xe, vô lăng được nghệ sĩ này bỏ ra gần một năm sưu tầm để treo trong quán cà phê vừa khai trương được hơn một tháng này. Căn nhà nhỏ lắp ráp từ cửa kính ôtô cũng được đính các biển số xe. "Đây là biển số xe bị tai nạn, không được lưu hành", ông Mỹ giải thích.
50 xe đạp cũ được chủ quán tìm mua về, thiết kế thành chiếc ghế ngộ nghĩnh. Phần đế bàn là những vô lăng ôtô cũ. Ông Mỹ cho biết chính từ việc sưu tầm này mà đến giờ ông quen hầu hết chủ tiệm đồng nát ở Đà Nẵng, Quảng Nam.
ốp xe cũng được chủ nhân khéo léo tạo thành những chiếc ghế bệt đặc biệt. Phía giữa quán là hàng chục chiếc còi bị "nhốt" vào trong một chiếc lồng sắt với mong muốn Việt Nam sẽ giảm thiểu tiếng ồn từ còi xe, khi đó mọi người dân đã có ý thức khi tham gia giao thông.
"Tôi muốn khách ngồi ở bất kỳ chỗ nào trong quán cũng có thể thấy và nhớ được các biển báo giao thông, để họ không còn thờ ơ khi lái xe trên đường. Bởi hầu hết người có bằng lái xe đều không thể nhớ hết các biển báo và thường chủ quan khi tham gia giao thông", nghệ sĩ nhiếp ảnh Mỹ Dũng nói.
Chiếc đèn cầy thắp tại quán cũng được gắn bốn phía từ biển báo giao thông. Vào buổi tối, đa số bạn trẻ ghé quán đều muốn có một cây đèn cầy phía trước để tạo không gian riêng, và vô tình khi ngắm đèn cầy, họ nhớ từng biển báo. Trên ly uống cà phê cũng được gắn các biển báo.
Thực đơn của khách cũng được in đầy đủ biển báo giao thông đường bộ khiến nhiều người thích thú. Sắp tới, nghệ sĩ Mỹ Dũng cho in các biển báo giao thông trên áo của nhân viên.
Phần đầu những chiếc xe máy cũ được gắn trong quán. Theo ông Mỹ, những chiếc xe "mù" này chính là hiểm họa tai nạn giao thông. Ở nước ngoài họ luôn kiểm tra chất lượng xe, lượng khí thải ra môi trường, còn ở Việt Nam vẫn tồn tại quá nhiều xe quá đát.
Ngay cả trong nhà vệ sinh của quán cà phê này cũng được gắn biển cấm rẽ phải, cấm rẽ trái. Không dùng chữ, ông Mỹ dùng hình ảnh nam giới dán trên cánh cửa ôtô để nói nhà vệ sinh nam và ngược lại.
Những vị khách ghé quán thắc mắc về các biển báo giao thông đều được ông Mỹ giải thích tận tình. "Mỗi sáng xem tivi, tôi luôn ám ảnh với những bản tin về tai nạn giao thông. Từ đó nảy sinh ý tưởng mở quán cà phê này. Người chết vì tai nạn giao thông là một chuyện, nhưng thương tâm hơn là những người còn sống, những đứa con mất cha, vợ mất chồng...", ông Mỹ tâm sự.
Tọa lạc ở lô 21-22 đường Trần Nhân Tông, quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng), quán cà phê của nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Văn Mỹ (nghệ danh Mỹ Dũng) trang trí lạ mắt với các phương tiện và biển báo giao thông.
Trên các bức tường hay không gian xung quanh đều được vẽ, cắm các biển báo giao thông. Ông Mỹ không cắm thẳng đứng biển báo mà dựng chúng xiêu vẹo cùng lời lý giải khi tham gia giao thông không phải ai cũng luôn nhìn thẳng.
Nhiều đèn xe, vô lăng được nghệ sĩ này bỏ ra gần một năm sưu tầm để treo trong quán cà phê vừa khai trương được hơn một tháng này. Căn nhà nhỏ lắp ráp từ cửa kính ôtô cũng được đính các biển số xe. "Đây là biển số xe bị tai nạn, không được lưu hành", ông Mỹ giải thích.
50 xe đạp cũ được chủ quán tìm mua về, thiết kế thành chiếc ghế ngộ nghĩnh. Phần đế bàn là những vô lăng ôtô cũ. Ông Mỹ cho biết chính từ việc sưu tầm này mà đến giờ ông quen hầu hết chủ tiệm đồng nát ở Đà Nẵng, Quảng Nam.
ốp xe cũng được chủ nhân khéo léo tạo thành những chiếc ghế bệt đặc biệt. Phía giữa quán là hàng chục chiếc còi bị "nhốt" vào trong một chiếc lồng sắt với mong muốn Việt Nam sẽ giảm thiểu tiếng ồn từ còi xe, khi đó mọi người dân đã có ý thức khi tham gia giao thông.
"Tôi muốn khách ngồi ở bất kỳ chỗ nào trong quán cũng có thể thấy và nhớ được các biển báo giao thông, để họ không còn thờ ơ khi lái xe trên đường. Bởi hầu hết người có bằng lái xe đều không thể nhớ hết các biển báo và thường chủ quan khi tham gia giao thông", nghệ sĩ nhiếp ảnh Mỹ Dũng nói.
Chiếc đèn cầy thắp tại quán cũng được gắn bốn phía từ biển báo giao thông. Vào buổi tối, đa số bạn trẻ ghé quán đều muốn có một cây đèn cầy phía trước để tạo không gian riêng, và vô tình khi ngắm đèn cầy, họ nhớ từng biển báo. Trên ly uống cà phê cũng được gắn các biển báo.
Thực đơn của khách cũng được in đầy đủ biển báo giao thông đường bộ khiến nhiều người thích thú. Sắp tới, nghệ sĩ Mỹ Dũng cho in các biển báo giao thông trên áo của nhân viên.
Phần đầu những chiếc xe máy cũ được gắn trong quán. Theo ông Mỹ, những chiếc xe "mù" này chính là hiểm họa tai nạn giao thông. Ở nước ngoài họ luôn kiểm tra chất lượng xe, lượng khí thải ra môi trường, còn ở Việt Nam vẫn tồn tại quá nhiều xe quá đát.
Ngay cả trong nhà vệ sinh của quán cà phê này cũng được gắn biển cấm rẽ phải, cấm rẽ trái. Không dùng chữ, ông Mỹ dùng hình ảnh nam giới dán trên cánh cửa ôtô để nói nhà vệ sinh nam và ngược lại.
Những vị khách ghé quán thắc mắc về các biển báo giao thông đều được ông Mỹ giải thích tận tình. "Mỗi sáng xem tivi, tôi luôn ám ảnh với những bản tin về tai nạn giao thông. Từ đó nảy sinh ý tưởng mở quán cà phê này. Người chết vì tai nạn giao thông là một chuyện, nhưng thương tâm hơn là những người còn sống, những đứa con mất cha, vợ mất chồng...", ông Mỹ tâm sự.