Cháu nhà Cụ thế nào rồi ạ
Chúc cháu cụ nhanh chóng khỏi bệnh.vâng chỉ chưa đến 1 ngày em cầu cứu các cụ ofer nhà mình thì đã có 1 cụ liên lạc gần như ngay lập tức và giới thiệu cho nhà em bác trưởng khoa xuống tận nơi xem xét tình hình, bác bảo tình hình đã tốt lên, ban đã bắt đầu bay, và bác cũng đã thay đổi 1 ít thuốc điều trị, hi vọng chỉ tầm 1 tuần là cháu em được ra viện, em xin ngàn lần cảm ơn các cụ, những lúc thế này em ko biết nói gì hơn, từ 1 diễn đàn trên mạng các cụ chưa từng quen biết mà đối với em như 1 gia đình, em thật sự rất xúc động, em xin chân thành cảm ơn các lời góp ý và động viên cũng như giúp đỡ của các cụ, nếu chẳng may có cụ nào nhà có cháu nhỏ cũng mắc sởi xin đăng lên diễn đàn hoặc inbox cho em em sẽ tư vấn cho cụ tất cả những gì em biết.
Lây chéo là con cụ cảm sốt thông thường thôi chẳng hạn, nhưng nếu cho vào viện khám thì khả năng bị lây các bệnh hô hấp khác là rất lớn.Thưa Cụ. Thế " Lây chéo bệnh viện " là thế nào ạ. Cụ cho em xin tý kiến thức ạ
Xin chúc mừng cụ và gia đình!vâng chỉ chưa đến 1 ngày em cầu cứu các cụ ofer nhà mình thì đã có 1 cụ liên lạc gần như ngay lập tức và giới thiệu cho nhà em bác trưởng khoa xuống tận nơi xem xét tình hình, bác bảo tình hình đã tốt lên, ban đã bắt đầu bay, và bác cũng đã thay đổi 1 ít thuốc điều trị, hi vọng chỉ tầm 1 tuần là cháu em được ra viện, em xin ngàn lần cảm ơn các cụ, những lúc thế này em ko biết nói gì hơn, từ 1 diễn đàn trên mạng các cụ chưa từng quen biết mà đối với em như 1 gia đình, em thật sự rất xúc động, em xin chân thành cảm ơn các lời góp ý và động viên cũng như giúp đỡ của các cụ, nếu chẳng may có cụ nào nhà có cháu nhỏ cũng mắc sởi xin đăng lên diễn đàn hoặc inbox cho em em sẽ tư vấn cho cụ tất cả những gì em biết.
dantri.com.vn/suc-khoe/benh-vien-nhi-trung-uong-cau-cuu-bo-y-te-vi-qua-tai-858759.htm
Sức khỏeThứ Bẩy, 05/04/2014 - 09:08
Bệnh viện Nhi Trung ương cầu cứu Bộ Y tế vì quá tải
“Đây không còn là vấn đề riêng của BV Nhi trung ương mà là vấn đề quốc gia, vượt tầm kiểm soát của chúng tôi”, PGS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc BV Nhi T.Ư bày tỏ trước tình trạng quá tải triền miên tại viện suốt gần 2 tháng qua.
Bệnh nhẹ thành nặng vì quá tải!
PGS.TS Lê Thanh Hải cho biết, tình trạng quá tải tại BV vì không chỉ có những bệnh nhân nặng, mà nhiều bệnh nhân, tuyến cơ sở hoàn toàn có thể điều trị nhưng vẫn chuyển bệnh nhân lên, hoặc bệnh nhân chủ động vượt tuyến.
Như tại khoa Hô hấp, tình trạng bệnh nhi nằm ghép rất phổ biến. PGS.TS Đào Minh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp, BV Nhi cho biết, cả khoa có 14 bác sĩ, 36 điều dưỡng mà phải điều trị cho trên 200 bệnh nhân. Trong số này có đến 118 bệnh nhân phải thở oxy. Thế nhưng trong số bệnh nhân này cũng có rất nhiều bệnh nhi chỉ viêm phổi, nằm viện được chỉ định duy nhất một loại thuốc kháng sinh, 5 – 7 ngày là được xuất viện.
Trong khi đó, với bệnh viêm phổi thông thường, không chỉ bệnh viện tuyến tỉnh mà bệnh viện tuyến huyện cũng hoàn toàn có thể chữa trị được. Nhưng vì người dân thiếu sự tin tưởng vào tuyến cơ sở, vượt tuyến lên viện trung ương, nằm chật trội, chen lấn nhưng hiệu quả cũng không cao hơn, sau 5 – 7 ngày mới khỏi. Không ít trường hợp lây các bệnh khác lại quay lại kiện ngược bệnh viện.
Việc người bệnh đổ xô lên tuyến Trung ương dẫn đến tình trạng quá tải trầm trọng như hiện nay. Ảnh chụp tại BV Nhi Trung ương sáng 4/4. Ảnh: H.Hải
“Vấn đề ở chỗ, vì bệnh viện đông, quá tải, nên sau khi viêm phổi trở về nhà một hai ngày, một số bệnh nhân lại bị lây sởi, phát ban liền quay lại kiện bệnh viện làm con mình mắc sởi”, PGS.TS Phạm Nhật An chia sẻ.
Đại diện bệnh viện Sản – nhi Ninh Bình cho rằng, các bệnh viện cũng luôn cố gắng đồng hành cùng BV Nhi, nhưng đứng trước sức ép dư luận xã hội nếu bệnh nhân không may tử vong nên thường vẫn phải “kính chuyển” bệnh nhân khi bệnh diễn tiến nặng lên.
Không riêng gì tuyến Trung ương mà tại Hà Nội, các bệnh viện đều quá tải. Bà Lưu Thị Liên, Phó giám đốc Sở tế Hà Nội cho biết, tại BV Xanh pôn khoa Nhi có khoảng 120 giường nhưng luôn có khoảng 400 bệnh nhân nhi; Thanh Nhàn 50 giường có 163 bệnh nhân…
Trong khi đó số lượng máy thở rất ít (BV Xanh pôn có 4, BV Thanh Nhàn 1, BV Hà Đông có 4 và BV Đức Giang có 2. “Đây là lý do Hà Nội không thể nhận bệnh nhân sởi từ BV Nhi T.Ư chuyển về như đề nghị, bởi nếu nhận về, 4 bệnh nhi ôm hết 4 máy thở thì sẽ không còn máy chăm sóc những bệnh nhân khác”, bà Liên nói.
Các bệnh viện cũng đã phải có giải pháp cho các bệnh nhân viên phế quản phổi ở người lớn, bệnh nhân nhược cơ phải thở máy xuất viện, hướng dẫn gia đình mua máy thở, thở tại nhà, có sự hỗ trợ của kíp bác sĩ.
Siết chặt chuyển tuyến!
PGS Lê Thanh Hải đề xuất Cục Quản lý Khám chữa bệnh cần có các văn bản, cùng Bệnh viện Nhi trung ương làm tốt công tác chuyển viện. Thời gian qua, BV Nhi Trung ương đã gửi lại về tuyến dưới nhiều bệnh nhân sởi nhẹ, không phải thở oxy, mong được sự chia sẻ từ bệnh viện tuyến cơ sở.
TS Hải cũng đề xuất, ở các bệnh viện vệ tinh được trang bị máy thở, máy học máu nhưng hiệu suất sử dụng chưa cao. Do vậy, khi cử học viên lên học nên mang theo máy, vừa phục vụ học viên học, vừa phục vụ bệnh nhân, học xong lại mang về.
Bà Lưu Thị Liên hoàn toàn thống nhất quan điểm nếu người dân tự ý vượt tuyến đưa con lên BV Nhi T.Ư khám, nếu bệnh nhẹ BV Nhi T.Ư hoàn toàn có thể chuyển trả về tuyến dưới. Nhưng khi chuyển bệnh nhân cần có thông báo trước để chuẩn bị, tránh tình trạng chuyển bệnh nhân tới lại không tiếp nhận.
Về vấn đề chuyển tuyến, TS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, theo luật người bệnh có toàn quyền quyết định cơ sở y tế điều trị. Tuy nhiên Bộ Y tế đang xây dựng một thông tư về chuyển tuyến, nêu rõ bệnh nhân hoàn toàn được lựa chọn cơ sở điều trị, được yêu cầu chuyển tuyến nhưng khi chuyển lên tuyến trên nếu được xác định là bệnh nhẹ và được yêu cầu chuyển về tuyến dưới vẫn phải thực hiện. Tuy nhiên, trước áp lực xã hội hiện nay cũng rất khó khăn để thực hiện quy định này.
Bộ Y tế đánh giá cao những giải pháp chống quá tải mà BV Nhi Trung ương đang thực hiện. Tuy nhiên Bộ Y tế cũng cho rằng không thể nâng thêm số giường bệnh tại cơ sở này, vì số giường bệnh vì càng nâng, bệnh nhân càng đông, các dịch vụ kỹ thuật cao sẽ bị lu mờ. Vì thế, BV Nhi cần có thống kê, đánh giá lại về thực trạng quá tải về từng nhóm bệnh để từ đó phối hợp với các vụ cục, bệnh viện thành phố để đề xuất phương án giải quyết, xem xét, sàng lọc bệnh nhân trước khi cho nhập viện hay chuyển về tuyến cơ sở.
Theo PGS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, với nhóm bệnh nhân tự vượt tuyến rất khó can thiệp, nhưng với nhóm bệnh nhân được chuyển từ y tế cơ sở cần có quy định chuyển làm sao cho hợp lý, đúng, chặt chẽ sẽ giảm được số lượng bệnh nhân. Những bệnh đưa lên tuyến trung ương chỉ nên là những bệnh khó, cần can thiệp nhưng tuyến dưới không can thiệp được. Phải quy định những bệnh thông thường cần điều trị tuyến dưới, vì lên bệnh viện trung ương cũng không hơn. Hơn nữa, nếu bệnh viện tuyến T.Ư cứ tập trung điều trị bệnh thông thường sẽ không có hiệu quả, không có thời gian phát triển những kỹ thuật cao.
Số bệnh nhân tự đến cũng có thể giảm được, đó là dựa vào truyền thông, để gia đình bệnh nhân nghe được, nhìn được tình trạng quá tải nghê gớm tuyến trung ương, điều trị. Với những bệnh lý thông thường, lên tuyến trung ương hiệu quả không cao hơn mà lại có nguy cơ lây nhiễm bệnh vì quá tải.
Hồng Hải
http://dantri.com.vn/suc-khoe/benh-vien-nhi-trung-uong-cau-cuu-bo-y-te-vi-qua-tai-858759.htm
Con tôi từng điều trị tại khoa truyền nhiễm viện Nhi, chứng kiến biết bao cảnh đau lòng. Mỗi đêm có đến 5,6 cháu phải thở máy mới, 1, 2 cháu tử vong. Vậy thử hỏi có bao nhiêu bệnh nhân tử vong từ mấy tháng nay rồi? Vậy tại sao lại ko phải là dịch bệnh khi con tôi đi nằm viện phải ghép 4 cháu 1 giường?
duong - 22 giờ trước Trả lời | Thích 106
Bạn nói chuẩn vì tôi cũng vừa kinh qua 1 trận may ko sao, nhưng con bạn tôi ra đi mất rồi, biến chứng cực nhanh
Thành - 21 giờ trước Trả lời | Thích 13
Dịch Sởi năm nay đúng thật là kinh khủng quá. Nghe bảo là chủng Sởi năm nay là chủng mới, hình như là chủng D8 thì phải. Chủng Sởi mới này Virus tấn công trực tiếp vào phổi, biến rất nhanh và gây tử vong rất nhanh. Cháu nhà tôi cũng vừa mất ngày 13/03/2014 vừa qua. Chỉ thiếu 1 ngày nữa là cháu tròn 14 tháng. Đau buồn quá......... PS: Mong các bố mẹ có con nhỏ hãy đề phòng cẩn thận vì chủng Sởi năm nay rất nguy hiểm. Lúc trong bệnh viện khi con tôi mất ngày 13/03/2014 nghe bảo là lúc đó gần 70 cháu ko cứu đc và đã mất trong phòng Hồi sức cấp cứu vì chủng Sởi này. Giờ này vợ chồng tôi vẫn chưa hết đau lòng vì nỗi đau mất con này... Tôi cầu mong dịch Sởi này sẽ mau qua, và các cháu đang điều trị trong viện mau chóng khỏi bệnh để bình an về nhà!
Quang - 12 giờ trước Trả lời | Thích 22
Thế là cảm sốt thoing thường thì không nên vào viện khám vì sợ lây phải không Cụ. nhung mà cháu Cụ chủ Thraed bị nguy kịch rùi mà. Hay sọ lây chéo bệnh nên bệnh viên phải bố trí ông khám Sởi riêng, khám tay chân miệng riêng,.... Em không hiểu.Lây chéo là con cụ cảm sốt thông thường thôi chẳng hạn, nhưng nếu cho vào viện khám thì khả năng bị lây các bệnh hô hấp khác là rất lớn.