Theo em là Nia, mẹt, giần sàng.
Nong: Cạp to, cao dầy lên trên để đựng, gài cót thóc nữa nên cạp nó to, khỏe. to nhất là từ 1.5-1.8m đường kính
Nia: cạp nhỏ, cầm vừa tay để sẩy thóc/ trấu, to nhất là tầm 1-1.2m
Mẹt, cạp nhỏ, dùng để sẩy gạo, đựng đồ nhỏ
Giần: thường đan bằng phần đã loại bỏ cật của cây giang, chẻ nhỏ, mềm để giần tấm, cám gạo.
Sàng: lỗ to hơn, đan bằng cật tre, nứa, giang để sàng, lọc gạo.
Rổ: đan bằng nan tre, lỗ to, đựng rau;
Rá: đan bằng nan tre, phần cật nhiều, nan chẻ hình bầu dục dẹt để đãi gạo.
Thúng: đan bằng tre, lòng sâu, đan nống 2,3 kết hợp các kiểu (giờ e quên rồi)
Mủng, = cái thúng to.
Em hay đan nhất là rổ, rá, giần, sàng, nong, nia cho Ông nội em. Nống đôi, nống 3, nống đơn, nức cạp rổ, rá, nong nia em làm được tất! >> đây là theo ký ức Nam Định nhà em (làng Đặng Xá)