- Biển số
- OF-382398
- Ngày cấp bằng
- 12/9/15
- Số km
- 1,201
- Động cơ
- 252,510 Mã lực
- Tuổi
- 34
Các cụ ơi đấu thấu luôn là một lĩnh vực nhạy cảm, thậm chí giang hồ ...
Có thể hiểu là: Ngoài mặt thì công khai bán hồ sơ, nhưng khi người đến mua hồ sơ thì chả bao giờ gặp được người bán vì ... họ bận đi đâu có việc.
Và kết quả là đến phút chót mới mua được hồ sơ thì đã không kịp thông tin chuẩn bị, hoặc là còn không mua được hồ sơ.
=> Chỉ có nhóm lợi ích làm chủ cuộc chơi "thầu"
Em ví dụ một bài báo (bài này chỉ là ví dụ, còn thực tế thì khắp nước đều như vậy thôi):
---
Đông Hưng (Thái Bình): Đấu thầu kiểu “một mình một chợ”?
10:27 - 05/05/2018 | Điều tra - Bạn đọc
(PL+) - Báo Pháp luật Việt Nam điện tử gần đây đã đăng tải loạt bài phản ánh tình trạng “vây thầu” diễn ra công khai trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Hưng Yên chỉ định thầu 2 dự án gần 400 tỷ đồng
Đối tượng bắt buộc có chứng chỉ hành nghề đấu thầu
Mới đây, một dự án cải tạo, sửa chữa đường giao thông trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình với những biểu hiện “thông thầu” đã được phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam ghi nhận, vào cuộc làm rõ.
Cán bộ huyện tham gia “thông thầu”?
Gói thầu: Cải tạo, sửa chữa đường ĐH 50 huyện Đông Hưng, đoạn từ đường ĐH 49 đi cầu Trọng Phú được Ban quản lý dự án - Phòng kinh tế và hạ tầng huyện Đông Hưng mời thầu rộng rãi và bán hồ sơ từ ngày 9/3/2018 đến ngày 19/3/2018.
Người thanh niên mời các nhà thầu đi ra khỏi nơi bán hồ sơ thầu.
Ngày 13/3/2018, một số nhà thầu đến địa chỉ trên để mua HSMT thì được nữ nhân viên Phòng kinh tế và hạ tầng tên là Nhung cho biết người phụ trách bán hồ sơ là anh Duyệt, hiện không có ở cơ quan.
Các nhà thầu nhờ chị Nhung gọi điện thoại cho anh Duyệt thì được dặn cứ ngồi chờ, sẽ có người đến bán. Ít phút sau, một thanh niên từ bên ngoài bước vào phòng mời các nhà thầu ra bên ngoài “trao đổi”.
Ngay trong sân cơ quan, người này giới thiệu tên là Triều (sau được biết là Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và tư vấn xây dựng Thuận Thành - Đơn vị tư vấn đấu thầu), không ngại ngần, người này nhận “gác” gói thầu và đề nghị các nhà thầu mới đến không mua HSMT nữa. Anh này còn cho biết gói thầu đã được một công ty “theo” từ lâu, đồng thời đề nghị được chi tiền “xăng xe” cho các nhà thầu vì họ đã mất công đến.
Trước diễn biến trên, biết chắc không mua được HSMT, sau một hồi cò kè các nhà thầu đành nhận 2 triệu đồng từ anh Triều và ra về.
Người thanh niên tên Triều đưa tiền cho các nhà thầu (Ảnh cắt từ clip)
Đấu thầu kiểu “một mình một chợ”.
Trước những biểu hiện “thông thầu”, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã làm việc với Phòng kinh tế và hạ tầng huyện Đông Hưng nhằm làm rõ hồ sơ và kết quả chấm thầu gói thầu trên.
Và rồi, kịch bản đấu thầu kiểu “một mình một chợ” với sự đan cài các công ty “quân xanh”, “quân đỏ” giúp chủ đầu tư và nhà thầu “sân sau” mặc sức điều chỉnh giá bỏ thầu được thể hiện rõ nét qua các bộ Hồ sơ dự thầu của các công ty tham gia đấu thầu.
Trong khi nhiều nhà thầu bên ngoài rất muốn tham gia đấu thầu nhưng lại bị chủ đầu tư làm khó, không tạo điều kiện cung cấp HSMT, thì tại buổi mở thầu tại trụ sở UBND huyện Đông Hưng ngày 19/3/2018 lại chỉ có 3 nhà thầu tham gia, gồm: Công ty CP xây lắp Thành Nam (địa chỉ tại Quận Hoàng Mai, Hà Nội), Công ty CP Cầu quốc tế Đông Á (địa chỉ tại Quận Hoàng Mai, Hà Nội) và Công ty CP phát triển xây dựng Tân Thành Đô (địa chỉ tại Quận Đống Đa, Hà Nội).
Thế nhưng, với lỗi sơ đẳng (tới mức vô lý) là không có Thư bảo lãnh dự thầu của ngân hàng với số tiền chỉ 80 triệu đồng, Công ty Công ty CP Cầu quốc tế Đông Á mặc nhiên bị loại. Chỉ còn lại 2 công ty, trong đó Công ty CP xây lắp Thành Nam được phê duyệt là đơn vị trúng thầu với mức giá 7.958.313.000 đồng trong khi Công ty CP phát triển xây dựng Tân Thành Đô bỏ giá cao hơn (8.171.000.000 đồng) nên cũng dễ dàng bị đánh trượt.
Theo quyết định số 8869/QĐ-UBND ngày 31/12/2017 của UBND huyện Đông Hưng, tổng mức đầu tư cho dự án là 10.361.523.000 đồng, trong đó chi phí xây dựng là 7.667.185.000 đồng, chi phí dự phòng là 587.547.000 đồng, còn lại là các chi phí: Tư vấn đầu tư xây dựng, quản lý dự án, giải phóng mặt bằng, chi phí khác.
Có thể thấy, Công ty CP xây lắp Thành Nam trúng thầu với mức giá gần như “kịch trần” với giá phê duyệt cho cả chi phí dự phòng và chi phí xây dựng gộp lại (8.254.732.000 đồng).
Mức giá trên hầu như không tiết kiệm được đồng nào cho ngân sách. Thế nhưng, rất mau lẹ, chỉ sau ngày mở thầu chục ngày, Chủ tịch UBND huyện Đông Hưng Nguyễn Tiến Hưng đã ký Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu trên.
Dư luận đang đặt câu hỏi, có hay không sự “đi đêm” giữa chủ đầu tư với nhà thầu “sân sau”, nâng giá bỏ thầu nhằm bòn rút, chia chác ngân sách?
Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.
Căn cứ Điều 17 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 thì gói thầu trên cần phải bị hủy bỏ kết quả mở thầu khi đã có đủ bằng chứng về việc đưa, nhận, hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.
http://www.phapluatplus.vn/dong-hung-thai-binh-dau-thau-kieu-mot-minh-mot-cho-d68989.html
---
Câu hỏi của em đưa ra: Khi các cụ đi mua thầu có bị làm khó không ạ?
Có thể hiểu là: Ngoài mặt thì công khai bán hồ sơ, nhưng khi người đến mua hồ sơ thì chả bao giờ gặp được người bán vì ... họ bận đi đâu có việc.
Và kết quả là đến phút chót mới mua được hồ sơ thì đã không kịp thông tin chuẩn bị, hoặc là còn không mua được hồ sơ.
=> Chỉ có nhóm lợi ích làm chủ cuộc chơi "thầu"
Em ví dụ một bài báo (bài này chỉ là ví dụ, còn thực tế thì khắp nước đều như vậy thôi):
---
Đông Hưng (Thái Bình): Đấu thầu kiểu “một mình một chợ”?
10:27 - 05/05/2018 | Điều tra - Bạn đọc
(PL+) - Báo Pháp luật Việt Nam điện tử gần đây đã đăng tải loạt bài phản ánh tình trạng “vây thầu” diễn ra công khai trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Hưng Yên chỉ định thầu 2 dự án gần 400 tỷ đồng
Đối tượng bắt buộc có chứng chỉ hành nghề đấu thầu
Mới đây, một dự án cải tạo, sửa chữa đường giao thông trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình với những biểu hiện “thông thầu” đã được phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam ghi nhận, vào cuộc làm rõ.
Cán bộ huyện tham gia “thông thầu”?
Gói thầu: Cải tạo, sửa chữa đường ĐH 50 huyện Đông Hưng, đoạn từ đường ĐH 49 đi cầu Trọng Phú được Ban quản lý dự án - Phòng kinh tế và hạ tầng huyện Đông Hưng mời thầu rộng rãi và bán hồ sơ từ ngày 9/3/2018 đến ngày 19/3/2018.
Người thanh niên mời các nhà thầu đi ra khỏi nơi bán hồ sơ thầu.
Ngày 13/3/2018, một số nhà thầu đến địa chỉ trên để mua HSMT thì được nữ nhân viên Phòng kinh tế và hạ tầng tên là Nhung cho biết người phụ trách bán hồ sơ là anh Duyệt, hiện không có ở cơ quan.
Các nhà thầu nhờ chị Nhung gọi điện thoại cho anh Duyệt thì được dặn cứ ngồi chờ, sẽ có người đến bán. Ít phút sau, một thanh niên từ bên ngoài bước vào phòng mời các nhà thầu ra bên ngoài “trao đổi”.
Ngay trong sân cơ quan, người này giới thiệu tên là Triều (sau được biết là Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và tư vấn xây dựng Thuận Thành - Đơn vị tư vấn đấu thầu), không ngại ngần, người này nhận “gác” gói thầu và đề nghị các nhà thầu mới đến không mua HSMT nữa. Anh này còn cho biết gói thầu đã được một công ty “theo” từ lâu, đồng thời đề nghị được chi tiền “xăng xe” cho các nhà thầu vì họ đã mất công đến.
Trước diễn biến trên, biết chắc không mua được HSMT, sau một hồi cò kè các nhà thầu đành nhận 2 triệu đồng từ anh Triều và ra về.
Người thanh niên tên Triều đưa tiền cho các nhà thầu (Ảnh cắt từ clip)
Đấu thầu kiểu “một mình một chợ”.
Trước những biểu hiện “thông thầu”, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã làm việc với Phòng kinh tế và hạ tầng huyện Đông Hưng nhằm làm rõ hồ sơ và kết quả chấm thầu gói thầu trên.
Và rồi, kịch bản đấu thầu kiểu “một mình một chợ” với sự đan cài các công ty “quân xanh”, “quân đỏ” giúp chủ đầu tư và nhà thầu “sân sau” mặc sức điều chỉnh giá bỏ thầu được thể hiện rõ nét qua các bộ Hồ sơ dự thầu của các công ty tham gia đấu thầu.
Trong khi nhiều nhà thầu bên ngoài rất muốn tham gia đấu thầu nhưng lại bị chủ đầu tư làm khó, không tạo điều kiện cung cấp HSMT, thì tại buổi mở thầu tại trụ sở UBND huyện Đông Hưng ngày 19/3/2018 lại chỉ có 3 nhà thầu tham gia, gồm: Công ty CP xây lắp Thành Nam (địa chỉ tại Quận Hoàng Mai, Hà Nội), Công ty CP Cầu quốc tế Đông Á (địa chỉ tại Quận Hoàng Mai, Hà Nội) và Công ty CP phát triển xây dựng Tân Thành Đô (địa chỉ tại Quận Đống Đa, Hà Nội).
Thế nhưng, với lỗi sơ đẳng (tới mức vô lý) là không có Thư bảo lãnh dự thầu của ngân hàng với số tiền chỉ 80 triệu đồng, Công ty Công ty CP Cầu quốc tế Đông Á mặc nhiên bị loại. Chỉ còn lại 2 công ty, trong đó Công ty CP xây lắp Thành Nam được phê duyệt là đơn vị trúng thầu với mức giá 7.958.313.000 đồng trong khi Công ty CP phát triển xây dựng Tân Thành Đô bỏ giá cao hơn (8.171.000.000 đồng) nên cũng dễ dàng bị đánh trượt.
Theo quyết định số 8869/QĐ-UBND ngày 31/12/2017 của UBND huyện Đông Hưng, tổng mức đầu tư cho dự án là 10.361.523.000 đồng, trong đó chi phí xây dựng là 7.667.185.000 đồng, chi phí dự phòng là 587.547.000 đồng, còn lại là các chi phí: Tư vấn đầu tư xây dựng, quản lý dự án, giải phóng mặt bằng, chi phí khác.
Có thể thấy, Công ty CP xây lắp Thành Nam trúng thầu với mức giá gần như “kịch trần” với giá phê duyệt cho cả chi phí dự phòng và chi phí xây dựng gộp lại (8.254.732.000 đồng).
Mức giá trên hầu như không tiết kiệm được đồng nào cho ngân sách. Thế nhưng, rất mau lẹ, chỉ sau ngày mở thầu chục ngày, Chủ tịch UBND huyện Đông Hưng Nguyễn Tiến Hưng đã ký Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu trên.
Dư luận đang đặt câu hỏi, có hay không sự “đi đêm” giữa chủ đầu tư với nhà thầu “sân sau”, nâng giá bỏ thầu nhằm bòn rút, chia chác ngân sách?
Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.
Căn cứ Điều 17 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 thì gói thầu trên cần phải bị hủy bỏ kết quả mở thầu khi đã có đủ bằng chứng về việc đưa, nhận, hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.
http://www.phapluatplus.vn/dong-hung-thai-binh-dau-thau-kieu-mot-minh-mot-cho-d68989.html
---
Câu hỏi của em đưa ra: Khi các cụ đi mua thầu có bị làm khó không ạ?