Em thì không có con học ở đây, nhưng một vài bạn học cũ của con học ở đó nên em cũng follow tin tức nghe ngóng và quan sát từ hồi 2020 xem thế nào thôi.
Trên trang Confession của trường hồi 8/2020 có vụ rùm beng buồn cười nhất là có cu cháu lên trang tuyển hội. Sau trường phải gỡ cái đó giấu đi, nhưng may em copy ảnh về cho tụi bạn đọc cười cùng nên vẫn còn:
View attachment 6923449
View attachment 6923450
Là thật đấy ạ, không phải nói đùa đâu. Đọc comment của cái post đó em mới hiểu là con của giới siêu giầu trong Sài Gòn ra học khá đông, và họ mua luôn biệt thự và siêu xe cho con sống ở HN. Những nhà này họ không thiếu tiền cho con đi Mỹ, nhưng họ chọn học ở VN nếu nội dung học same same.
Em cũng theo dõi 2 năm vừa xong cách Vin tuyển hay cho học bổng như thế nào, thì thấy rằng Vin dùng cách tuyển y chang các trường của Mỹ. Tức là cũng viết bài luận, cũng xét tuyển dựa trên hồ sơ, tính cách, con người, vân vân... nên sẽ giống như Mỹ, những cháu được học bổng 90%-100% thường có profile tương tự nhau: học chuyên ở Hà Nội, HCM và các tỉnh, được giải quốc gia, điểm trung bình cao, có thành tích này khác. Nói chung gần như 100% các cháu học bổng là học chuyên nọ chuyên kia. Mợ cứ vào trang của Vin lật xem profile các cháu được học bổng là thấy.
Qua 2 ví dụ này em thấy rõ là Vin có hút được khách hàng giàu mà không muốn để con phải đi xa nhà quá, và cho học bổng các cháu học giỏi mà không đủ tiền.
Giáo trình của Vin xem qua cũng thấy tên môn học tương đương như bên Mỹ luôn. Thực ra bên Mỹ tên môn học và sách học của các trường cũng same same nhau. Chỉ có đội ngũ giáo viên và đội ngũ hỗ trợ thì khác nhau thôi. Nên nhìn vào nội dung giáo trình giống nhau cũng chưa nói lên được gì nhiều. Nếu Vin mang giáo viên từ Mỹ qua dạy thì cũng tốt, tuy có thể không phải là những thầy cô xịn xò nhưng mặt bằng giáo viên đại học của Mỹ khá cao, nên cơ bản sẽ tốt, dù có thể không hẳn là suất sắc.
Vin cũng áp dụng mô hình cho ở ký túc xá của Mỹ. Bên Mỹ bắt buộc năm đầu các con phải ở trong KTX của trường, có lẽ do các con còn bé, lần đầu xa nhà nên trường bắt ở vậy cho đảm bảo an toàn. Từ năm 2 có thể ra ngoài thuê. Hay tại vì ép tụi nó ở với nhau 24/24 nó thường nảy nở tình bạn bè anh em gắn kết ấm áp hơn, có tính cộng đồng phát triển nhanh hơn. Vì chúng nó cũng cần học từ nhau nữa. Cứ kết được 5-6 bạn cùng phòng, cạnh phòng là học được ối thứ từ cuộc đời của nhau rồi. Việc bắt ở cùng này cũng có cái lợi là đứa giàu hay đứa nghèo đều như nhau hết, buộc phải hòa đồng.
Hồi cái post F4 ầm ỹ, em có thấy một số cháu nhận học bổng hơi có tý hoang mang. Kiểu sợ vào nơi mà bọn xung quanh quá giàu và quá tự tin, thì mình sẽ mất hết cả tinh thần rồi thành tự ty. Sau đó các cháu thực hư cảm thấy thế nào thì em không biết. Vì thằng con em nó không ở VN để em xúi nó đi hỏi mấy đứa bạn nó học Vin được.
Vì Vin học kiểu Mỹ nên em mới nghe 1 cháu (có giải quốc gia) chia sẻ là cháu theo chật vật đấy ạ. Vì không phải kiểu học gạo. Áp lực viết luận, làm bài tập căng như dây đàn và cực kỳ bận rộn luôn (giống ở Mỹ). Chứ không học chơi chơi được. Ngoài ra nghe giảng hoàn toàn bằng tiếng Anh chưa hẳn đã dễ dàng với các cháu không thành thục giao tiếp thực sự (dù điểm thi IELTS có là bao nhiêu nhé). Các bạn nhà siêu giàu thường học trường Tây từ bé nên tiếng Anh với các bạn ý không thành vấn đề.
Cứ cho là đầu ra của Vin sẽ na ná đầu ra của Mỹ đi, thì các cụ cứ nhìn vào đầu ra của du học sinh từ Mỹ về là biết. Sẽ có nhiều cháu giỏi, năng động, tự tin. Nhưng cũng có nhiều cháu ấm ớ chả biết cái gì đến đầu đến đũa. Những cháu học STEM thì không nói làm gì, những cháu theo các ngành xã hội nói hay nói lưu loát nhưng làm thực tế công việc chưa chắc đã lại được các bạn học trong nước, nhất là các bạn học ngoại thương.
Vài dòng chia sẻ với mợ những gì em quan sát được ạ.