...
Rồi 1 lần trên phố cổ có thằng tây hỏi đường, e bảo con bé nhà e chỉ cho nó mà nó ngại
E chỉ đường cho nó xong con bé nhà e bảo bố nói sai hết câu cú
E bảo tao ko cần sai hay đúng chỉ cần nó hiểu là ok
Nhân chuyện của bác
Em kể chuyện nhà em:
Hồi ở Đức tụi em có 1 cửa hàng. Bà xã hàng ngày bán hàng cho người Đức. Có mấy cô sinh viên xin làm thêm, nhưng thỉnh thoảng bà xã phải ra hỗ trợ vì các cô ấy không giải thích cho khách hàng được.
Nhưng khi về nhà mà bà xã nói tiếng Đức với đứa đầu nhà em (hồi đó nó cũng ở cũng tụi em, học hết lớp 3 nó mới về) thì nó bịt tai lại. Trước khi sang Đức bà xã cũng học 1 cua, nhưng chủ yếu nói tiếng bồi, người ta nghe vẫn hiểu, nhưng tụi trẻ con lại thấy rất lạ.
Học tiếng nước ngoài thì ngữ pháp cần thiết để dựng được câu đúng, nhưng để giao tiếp (hay cả viết) thì phải nói theo cái cách người ta thường nói (hay viết theo cách người ta thường viết). Cái cách học vẹt câu hỏi như thế này phải chắp câu trả lời như thế kia không sai lắm. Nghe nhiều (và đọc nhiều nữa) người ta sẽ nhận ra khi định nói 1 câu là cái câu ấy chưa được nghe bao giờ, mà phải nói như thế này mới thấy quen. Viết cũng vậy, viết xong đọc lại thấy cái câu mình viết ra rất lạ, tức là bình thường người ta không viết như vậy. Dù có nói tắt, viết tắt (ngôn ngữ trao đổi hàng ngày chủ yếu là nói tắt) thì cũng phải là tắt của những câu người ta thường dùng (và không được sai ngữ pháp)!
Em không nhận xét về cái cách nói chuyện bằng dịch ngược, dịch xuôi trong đầu của mấy người mới bắt đầu học!