- Biển số
- OF-6473
- Ngày cấp bằng
- 28/6/07
- Số km
- 7,869
- Động cơ
- 606,979 Mã lực
Trò bẩn với nhau cả, thường những vụ bùng nổ, không kiềm chế kiểu này là kết quả của một giai đoạn múc nhau cật lực và lâu dài.
Trúng mồm, sống mũi, yết hầu, thái dương, trán thì em sợ tuổi tù còn nhiều hơn tuổi nghề. Có thể xét tới hành vi "Giết người" cụ ạ. Ở cự ly đấy, có chuyên môn về thể chất (giáo viên xiếc chẳng hạn), lại cầm cốc thủy tinh cứng, tày (vỡ sẽ sang sắc nhọn), tức là biết rõ hậu quả mà vẫn cố tình làm và mong muốn để hậu quả xảy ra. Xếp vào tội "Giết người" cũng không oan đâu. Đúng như em nhìn là vào xương quai xanh, thì cũng "mong manh" lắm ạ. Tiên liệu xấu rồi.Nhằm vào mồm nhưng phệt trượt. Lão hiệu trưởng này võ nghệ cao cường, nội công thâm hậu thật. Trong buổi họp kiểu này mà các bạn thiếu chữ Nhẫn là thiệt thòi rồi.
Em thấy bình thường. Trong clip đưa ra chưa thấy lời gì quá đáng.Nghe giọng ông hiệu trưởng cứ ghét ghét các cụ nhỉ
Sau vụ này em dự ông ném cốc chắc đi. Riêng món này gửi lên trên bộ VH mà báo cáo thì coi như xong phim. Nên việc quay camera thành clip này, em dự có chủ ý từ hiệu trưởng. Chắc ông hiệu trưởng đã lường trước sự việc là sẽ có xung đột trong cuộc họp. Vì thế làm cách này để làm bằng chứng báo cáo lđ, để có lý do chuyển công tác những ông bất hợp tác. Cách này thể hiện rõ ở từng câu nói: Đúng mực, không cãi nhau chửi nhau, không xúc phạm kể cả các ông khác có ngắt lời. Em nói thật chỗ này khác éo nào cái chợ tôm cá. Chả có nơi nào họp hành mà hiệu trưởng là người chủ trì cuộc họp nói, các thành viên trong cuộc họp nói lại như cá tôm ngoài chợ. Thế là chỉ cần ông hiệu trưởng yêu cầu xxx vào làm việc về hành vi này thì đố ông ném cốc đụng đến ông hiệu trưởng lần nữa. Vì ông ném cốc còn dọa là: Tao sẽ cho mày chết. Thế mới thấy sự nhẫn nhục nghe chửi nó có hiệu quả thế nào. Giờ chỉ cần ông hiệu trưởng giả vờ ngã gấy tay tý là y rằng ông ném cốc ngồi viết bản tường trình mỏi tay.Trúng mồm, sống mũi, yết hầu, thái dương, trán thì em sợ tuổi tù còn nhiều hơn tuổi nghề. Có thể xét tới hành vi "Giết người" cụ ạ. Ở cự ly đấy, có chuyên môn về thể chất (giáo viên xiếc chẳng hạn), lại cầm cốc thủy tinh cứng, tày (vỡ sẽ sang sắc nhọn), tức là biết rõ hậu quả mà vẫn cố tình làm và mong muốn để hậu quả xảy ra. Xếp vào tội "Giết người" cũng không oan đâu. Đúng như em nhìn là vào xương quai xanh, thì cũng "mong manh" lắm ạ. Tiên liệu xấu rồi.
Chuyển công tác vào trại cụ ạ, em đọc báo thấy khởi tố rồiSau vụ này em dự ông ném cốc chắc đi. Riêng món này gửi lên trên bộ VH mà báo cáo thì coi như xong phim. Nên việc quay camera thành clip này, em dự có chủ ý từ hiệu trưởng. Chắc ông hiệu trưởng đã lường trước sự việc là sẽ có xung đột trong cuộc họp. Vì thế làm cách này để làm bằng chứng báo cáo lđ, để có lý do chuyển công tác những ông bất hợp tác. Cách này thể hiện rõ ở từng câu nói: Đúng mực, không cãi nhau chửi nhau, không xúc phạm kể cả các ông khác có ngắt lời. Em nói thật chỗ này khác éo nào cái chợ tôm cá. Chả có nơi nào họp hành mà hiệu trưởng là người chủ trì cuộc họp nói, các thành viên trong cuộc họp nói lại như cá tôm ngoài chợ. Thế là chỉ cần ông hiệu trưởng yêu cầu xxx vào làm việc về hành vi này thì đố ông ném cốc đụng đến ông hiệu trưởng lần nữa. Vì ông ném cốc còn dọa là: Tao sẽ cho mày chết. Thế mới thấy sự nhẫn nhục nghe chửi nó có hiệu quả thế nào. Giờ chỉ cần ông hiệu trưởng giả vờ ngã gấy tay tý là y rằng ông ném cốc ngồi viết bản tường trình mỏi tay.
- Em vote cho ông ném cốc về tính cơ động và độ máu khi xung đột nhưng kém về chữ nhẫn.
- Em vote cho ông hiệu trưởng về mưu lược cũng như độ lỳ khi nhìn thấy cái cốc bay với tốc độ khủng về phía mình mà vẫn bình tĩnh nhìn (Phải em là em chịu. Phản ứng đầu tiên là em cúi xuống. Đằng này ông này lại ngồi như phỗng. Em dự có khí công thâm hậu, khả năng cao thủ võ lâm ẩn dật cũng nên )
Cụ xử thế là nặng rồi, bị cáo do ức chế ko làm chủ đc hành vi toà xử án treo thôiKhởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội "Cố ý gây thương tích". Hành vi quá manh động, liều lĩnh, ra tay với quyết tâm cao, mong ước để lại hậu quả, và đã để lại hậu quả (cốc trúng xương đòn vai). Kể cả không trúng vẫn xử nặng vì quá manh động, nguy hiểm.
Năm năm tù.
Phút thứ 5:10 nhé các cụMời các cụ/mợ chém về vụ này
http://youtu.be/2l9cJFICXkI
Cụ.nào trong cuộc thì thêm thông tin giúp chúng em cho khách quan nhé
http://www.baomoi.com/Truong-Trung-cap-Nghe-thuat-Xiec-va-Tap-ki-Viet-Nam-Phat-hien-them-nhieu-sai-pham-nghiem-trong-co-dau-hieu-tron-thue/59/11710937.epi
::::::::::::::::::::::::: e cũng k rõ thông tin ntn có khách quan hay ko :::::::::::::::::::Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kĩ Việt Nam: Phát hiện thêm nhiều sai phạm nghiêm trọng, có dấu hiệu trốn thuế
Báo Người cao tuổi - 15/08/2013 09:30
Kì 1: “Xuống tay” trù dập cán bộ; gian lận trong đào tạo
Báo Người cao tuổi số 97 (1102), số 98 (1103), số 99 (1104) ra ngày 15/8, 17/8 và 18/8/2012 đăng bài “Tiêu cực của người đứng đầu và sự bao che của Thanh tra Bộ”, phản ánh những sai phạm tại Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kĩ Việt Nam, liên quan trực tiếp đến ông Hoàng Minh Khánh, Hiệu trưởng và bà Nguyễn Thị Nga, Kế toán trưởng nhà trường. Hơn 2 tháng sau, ngày 26/10/2012 ông Hoàng Minh Khánh mới đến Tòa soạn làm việc. Thay vì tiếp thu, sửa chữa, ông Khánh lại tìm mọi cách trù dập những người mà ông cho rằng đã làm đơn tố cáo.…
“Xuống tay” trù dập cán bộ
Ông Hoàng Minh Khánh, Hiệu trưởng nhà trường bằng mọi cách tìm cho ra những người làm đơn tố cáo. Mặc dù không xác định được ai, nhưng hàng loạt cán bộ, giáo viên, là những người dám đấu tranh, góp ý trực tiếp với những sai phạm của ông Khánh bị ông đưa vào “tầm ngắm”. Người “chịu trận” đầu tiên là bà Lê Thị Hằng, Trưởng phòng Đào tạo. Để áp đặt hình thức kỉ luật bà Hằng, ông Khánh ghép cho bà Hằng tới 6 loại “tội”, trong đó có cả những sai phạm do chính ông Khánh gây nên như việc làm sai lệch 52 con điểm…
Ngày 29/11/2012, ông Khánh kí quyết định số 147/QĐ-TCXTKVN, kỉ luật bà Hằng bằng hình thức “cách chức”, xuống làm nhân viên tạp vụ và không kí lí lịch khoa học, để bà Hằng không thể bảo vệ luận văn Thạc sĩ; cùng ông Nguyễn Quốc Hùng (Phó Bí thư), bà Nguyễn Thị Nga (Kế toán trưởng) sang Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đề nghị không cho bà Hằng bảo vệ luận văn. Sau bà Hằng là một loạt cán bộ, giáo viên khác bị ông Khánh “trả thù” bằng nhiều hình thức: Hạ mức kết quả thi đua, không bố trí chỗ ngồi làm việc, không cho giảng dạy tiết mục, v.v… khiến bà Trần Thị Nhung phải ngồi làm việc một mình trên lớp học, hàng loạt người hằng ngày phải lang thang như ông Ngô Lê Thắng, ông Nguyễn Đình Hậu, bà Lê Thị Hằng…
Ông Hoàng Minh Khánh (bên phải) và bà Nguyễn Thị Nga tại buổi làm việc với
Báo Người cao tuổi ngày 26/10/2012.
Lập hồ sơ, kí khống hàng chục con điểm
Trong bối cảnh ngột ngạt của tình trạng hàng loạt cán bộ, giáo viên bị ông Khánh dùng quyền lực trù dập, xử lí, dư luận Nhà trường lại ào lên bức xúc trước thông tin ông Khánh đơn phương kí khống hồ sơ, bảng điểm 2 môn tin học và ngoại ngữ tiếng Anh cho 12 học sinh lớp 12, để thi nghề năm học 2010 - 2011, với 400 tiết tiếng Anh và 105 tiết tin học. Đơn của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường gửi Báo Người cao tuổi có đoạn: “Ông Khánh một mình kí vào toàn bộ sổ điểm của 2 môn học. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, chắc chắn không có vị Hiệu trưởng nào dám ngang nhiên sai phạm như vậy”.
Hồ sơ, tài liệu do phóng viên Báo Người cao tuổi thu thập được cho thấy, chỉ đến năm học 2012 - 2013, nhà trường mới đưa 2 môn tin học và tiếng Anh vào chương trình giảng dạy, với mục đích để học sinh đủ điều kiện tham gia thi nghề phổ thông. Các năm học từ 2011 - 2012 trở về trước, nội dung giảng dạy 2 môn học này không thấy thể hiện trong bảng điểm. Năm học 2010 - 2011, bảng điểm các khóa 27, 28, 29, 30, 31 không có điểm môn tin học và tiếng Anh, mà lại thể hiện tại hồ sơ gồm: Sổ gọi tên và ghi điểm, sổ ghi đầu bài và lịch báo giảng của 2 môn trên. Với 12 học sinh, mỗi học sinh có 8 đầu điểm/học kì/môn, tổng số là 192 đầu điểm. Tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường khẳng định, các em học sinh này không học buổi nào 2 môn nói trên. Hồ sơ này do ông Khánh chỉ đạo lập và trực tiếp kí khống cho 12 học sinh. Điều này thể hiện rõ tại hồ sơ của 2 môn học, tất cả chỉ có mình ông Khánh kí, đóng dấu với chức danh Hiệu trưởng; thậm chí kí, đóng dấu cả vào phần của Giám đốc Trung tâm Tin học, Ngoại ngữ.
Theo quy định, mỗi học sinh thi đủ 2 môn này, nếu đạt loại khá thì được cộng 2 điểm, nếu loại giỏi được cộng 3 điểm vào kết quả thi tốt nghiệp. Trong số 12 học sinh được ông Khánh cho điểm khống 2 môn nói trên, có 11 học sinh lấy điểm nghề cộng vào điểm thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông. Như vậy, ông Khánh đã vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về giáo dục, đào tạo.
Chỉ đạo làm sai lệch hàng chục con điểm
Trong khi lấy cớ làm sai lệch điểm để kỉ luật bà Hằng, thì chính ông Khánh lợi dụng chức vụ, chỉ đạo làm sai lệch điểm học kì II năm học 2010 - 2011 của 13 học sinh khóa 28; phúc khảo điểm thi học kì I, điểm kiểm tra tháng năm học 2007 - 2008 khóa 27 vô nguyên tắc, vi phạm quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chỉ đạo xếp loại sai lệch kết quả học tập của 46 học sinh các khóa trong năm học 2010 - 2011 và 2011 - 2012, vi phạm nghiêm trọng quy chế đào tạo TCCN hệ chính quy và Luật Giáo dục.
Với tư cách Chủ tịch Hội đồng Thi năm học 2010 - 2011, ông Khánh kí quyết định số 31/QĐ-TCXTKVN, hủy 52 con điểm và kết quả phân loại, đồng thời kí quyết định số 44/QĐ-TCXTKVN thành lập Hội đồng Thi bổ sung, điều chỉnh kết quả phân loại học tập chung của học sinh toàn trường. Về 52 con điểm bị làm sai lệch, với vị trí Chủ tịch Hội đồng Thi, kí duyệt, đóng dấu, công bố công khai bảng điểm, đáng lẽ ông Khánh phải chịu trách nhiệm chính. Thế nhưng ông Khánh lại làm văn bản báo cáo Bộ là phát hiện ra Phòng Đào tạo làm điểm sai, rồi ngang nhiên quy kết cho Thư kí Hội đồng là bà Lê Thị Hằng, để ra quyết định cách chức bà Hằng; đồng thời ra quyết định thành lập Hội đồng Thi bổ sung, để làm lại các bảng điểm của năm học 2010 - 2011. Theo đó, kết quả học tập học kì II, năm học 2010 - 2011 của 13 học sinh khóa 28 được ông Khánh chỉ đạo “hóa phép”, tăng hoặc giảm từ 0,1 đến 0,5 điểm, là điểm trung bình của 9 môn học với khoảng từ 45 đến 50 đầu điểm.
Mặc dù quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, không tổ chức chấm thi phúc khảo đối với các môn năng khiếu, song ngày 13/6/2012, ông Khánh vẫn tự ý thành lập Ban chấm thi phúc khảo cho học sinh là Nguyễn Phan Khánh, đúng 5 ngày sau khi học sinh này thi học kì I năm thứ 2 (ngày 8/6/2012) mà vẫn là 5 thành viên chấm thi cho học sinh Nguyễn Phan Khánh ngày 8/6/2012, trong đó có ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Nhà hát thể nghiệm kiêm Phó Trưởng khoa Xiếc, Chủ tịch Công đoàn trường và là bố đẻ học sinh Nguyễn Phan Khánh. Kết quả chấm phúc khảo được ông Khánh chỉ đạo nâng từ 6,1 lên 9,9 điểm. (Còn nữa)
Hoàng Linh