[Funland] Có cụ mợ nào có f1 thi vào 10 chuyên sư phạm hôm nay không ạ

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,111
Động cơ
382,794 Mã lực
Cụ ấy đang cây cú tại sao học sinh chuyên lại được hưởng nhiều ưu đãi, môi trường tốt, học phí lại thấp:)) ? Muốn được hưởng thì bắt con cố mà thi đỗ vào, có ai cấm đâu, công bằng cho tất cả mọi người mà.
Suy diễn sai lầm lớn rồi đó.
 

cuckhoai

Xe tăng
Biển số
OF-461320
Ngày cấp bằng
13/10/16
Số km
1,435
Động cơ
212,778 Mã lực
Các trường ĐH hàng đầu ở Mỹ là trường tư. Còn lại học bổng CP (tiền công) chỉ dành cho số ít mà CP muốn trợ giúp.
Các trường đại học hàng đầu châu Âu (Pháp - Đức ...) là trường công cụ nhá.
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,778
Động cơ
436,175 Mã lực
Cụ ấy đang cây cú tại sao học sinh chuyên lại được hưởng nhiều ưu đãi, môi trường tốt, học phí lại thấp:)) ? Muốn được hưởng thì bắt con cố mà thi đỗ vào, có ai cấm đâu, công bằng cho tất cả mọi người mà.
Em hiểu cụ ấy chỉ thắc mắc tại sao trường chuyên lại có thể đông như vậy? Trường chuyên chỉ nên tuyển 1 lượng ít học sinh cho 1 môn chuyên, còn lại là học cận chuyên. Nhưng chắc đã lâu cụ ấy không có con học cấp 3 hoặc con còn bé nên không biết rằng hệ cận chuyên đóng học phí riêng và là con gà đẻ trúng vàng ạ.
 

babeo

Xe container
Biển số
OF-109085
Ngày cấp bằng
15/8/11
Số km
5,368
Động cơ
437,018 Mã lực
Nơi ở
Nách thủ đô
Kết luận ý cụ định dư lào để mọi người biết đường còn chém, xóa bỏ hết mấy cái trường chuyên lớp chọn theo ý cụ nhá, còn lại phổ cập / cào bằng tất cả nhá. Chọn lọc tự nhiên từ khoảng 2 triệu học sinh mỗi năm chọn lấy khoảng 100 cháu đầu tư cho các cuộc thi đỉnh cao nhá, V.V...
Cụ ấy muốn cào bằng nhưng không đủ năng lực thực hiện điều đó, nên phải lên đây cmt cho bõ tức :))
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
7,967
Động cơ
459,360 Mã lực
Em hiểu cụ ấy chỉ thắc mắc tại sao trường chuyên lại có thể đông như vậy? Trường chuyên chỉ nên tuyển 1 lượng ít học sinh cho 1 môn chuyên, còn lại là học cận chuyên. Nhưng chắc đã lâu cụ ấy không có con học cấp 3 hoặc con còn bé nên không biết rằng hệ cận chuyên đóng học phí riêng và là con gà đẻ trúng vàng ạ.

Ở trên e nói rồi, việc các tr chuyên như hiện nay là sự tiến bộ và thích nghi của XH thôi. Đó là cả 1 quá trình hoàn thiện quản lý cũng như xác định mục tiêu, phương hướng đào tạo của các trường. Việc ai đó muốn là chuyên chỉ tuyển ít thôi hay trả lương giáo viên phải cao thế này thế kia chỉ là ý kiến nhỏ và ko thích hợp để áp dụng nên tất cả các tr chuyên mới có hình thái như hiện nay.

Trc đây những năm 6x-8x tk trc dân số còn ít và thời chiến tranh và kinh tế khó khăn nên số học sinh ko nhiều như bây giờ. Với việc VN có dân số trẻ dưới 18 chiếm tỉ lệ cao thì số học sinh đông là tất yếu, nỗi lo toan cơm áo gạo tiền và chiến tranh lùi xa và các con có thể chất có trí tuệ tốt hơn trc rất nhiều. Vì thế ko khó hiểu khi quân số lớp chuyên là 30-40 thay vì 10-15 như cách nay vài chục năm.
Mặt khác vừa đáp ứng nhu cầu học tại các trường chuyên tốt và sức chi trả của phụ huynh cũng như tận dụng năng lực giảng dạy của Gvien, họ có hệ cận chuyên mà học phí ngang các trường tư loại tốt.


Như vậy có thể thấy để có các tr chuyên như hiện nay là 1 quá trình dài và đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của cả đào tạo lẫn nhu cầu xã hội. Cứ nhìn lượng học sinh tham gia thi thì biết tr chuyên còn hot...Tốt hay ko chính nhu cầu học sinh là thang bậc đánh giá.
 

Au79 Dragon

Xe container
Biển số
OF-445989
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
5,458
Động cơ
252,015 Mã lực
Ở trên e nói rồi, việc các tr chuyên như hiện nay là sự tiến bộ và thích nghi của XH thôi. Đó là cả 1 quá trình hoàn thiện quản lý cũng như xác định mục tiêu, phương hướng đào tạo của các trường. Việc ai đó muốn là chuyên chỉ tuyển ít thôi hay trả lương giáo viên phải cao thế này thế kia chỉ là ý kiến nhỏ và ko thích hợp để áp dụng nên tất cả các tr chuyên mới có hình thái như hiện nay.

Trc đây những năm 6x-8x tk trc dân số còn ít và thời chiến tranh và kinh tế khó khăn nên số học sinh ko nhiều như bây giờ. Với việc VN có dân số trẻ dưới 18 chiếm tỉ lệ cao thì số học sinh đông là tất yếu, nỗi lo toan cơm áo gạo tiền và chiến tranh lùi xa và các con có thể chất có trí tuệ tốt hơn trc rất nhiều. Vì thế ko khó hiểu khi quân số lớp chuyên là 30-40 thay vì 10-15 như cách nay vài chục năm.
Mặt khác vừa đáp ứng nhu cầu học tại các trường chuyên tốt và sức chi trả của phụ huynh cũng như tận dụng năng lực giảng dạy của Gvien, họ có hệ cận chuyên mà học phí ngang các trường tư loại tốt.


Như vậy có thể thấy để có các tr chuyên như hiện nay là 1 quá trình dài và đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của cả đào tạo lẫn nhu cầu xã hội. Cứ nhìn lượng học sinh tham gia thi thì biết tr chuyên còn hot...Tốt hay ko chính nhu cầu học sinh là thang bậc đánh giá.
Cụ tên là Chuẩn phải không?!:))
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,778
Động cơ
436,175 Mã lực
Ở trên e nói rồi, việc các tr chuyên như hiện nay là sự tiến bộ và thích nghi của XH thôi. Đó là cả 1 quá trình hoàn thiện quản lý cũng như xác định mục tiêu, phương hướng đào tạo của các trường. Việc ai đó muốn là chuyên chỉ tuyển ít thôi hay trả lương giáo viên phải cao thế này thế kia chỉ là ý kiến nhỏ và ko thích hợp để áp dụng nên tất cả các tr chuyên mới có hình thái như hiện nay.

Trc đây những năm 6x-8x tk trc dân số còn ít và thời chiến tranh và kinh tế khó khăn nên số học sinh ko nhiều như bây giờ. Với việc VN có dân số trẻ dưới 18 chiếm tỉ lệ cao thì số học sinh đông là tất yếu, nỗi lo toan cơm áo gạo tiền và chiến tranh lùi xa và các con có thể chất có trí tuệ tốt hơn trc rất nhiều. Vì thế ko khó hiểu khi quân số lớp chuyên là 30-40 thay vì 10-15 như cách nay vài chục năm.
Mặt khác vừa đáp ứng nhu cầu học tại các trường chuyên tốt và sức chi trả của phụ huynh cũng như tận dụng năng lực giảng dạy của Gvien, họ có hệ cận chuyên mà học phí ngang các trường tư loại tốt.


Như vậy có thể thấy để có các tr chuyên như hiện nay là 1 quá trình dài và đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của cả đào tạo lẫn nhu cầu xã hội. Cứ nhìn lượng học sinh tham gia thi thì biết tr chuyên còn hot...Tốt hay ko chính nhu cầu học sinh là thang bậc đánh giá.
Em nghĩ là còm của cụ hơi dài nên cụ chia ra khoảng trên 3 còm. Mỗi còm đề cập 1 vấn đề thì cụ ấy sẽ hiểu( đặc biệt là ý thứ 2 ạ) và thông dần. Đấy là vấn nạn của thời đại 4.0, người ta không đọc còm nào dài quá 3 dòng ạ. Mình cứ trao đổi ngắn theo cụ ấy thì cụ ấy sẽ thông ạ.
 

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
3,626
Động cơ
506,112 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
Vào được trường chuyên thì quá tốt rồi. Môi trường học tập, bạn bè, thầy cô giáo còn tốt gấp vạn lần các trường công, trường dân lập bên ngoài. Không vào được thì phải chịu chứ ai chả muốn.Em cũng muốn định hướng cho F1 lớp 4 của em thi chuyên đây, còn 5 năm nữa để chuẩn bị.
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
8,493
Động cơ
49,190 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em xin post mấy cái ảnh hầu các cụ ạ. Chính tai em nghe một bố dặn con là: "cố gắng con nhé, thi đỗ là đặt được 1 chân về Hà Nội rồi đấy"










 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,778
Động cơ
436,175 Mã lực
Em xin post mấy cái ảnh hầu các cụ ạ. Chính tai em nghe một bố dặn con là: "cố gắng con nhé, thi đỗ là đặt được 1 chân về Hà Nội rồi đấy"










Nếu vậy thì thật khổ đứa con, nếu chẳng may bị trượt thì về nhà cháu có bị bố mắng không nhỉ?
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
4,524
Động cơ
432,201 Mã lực
Thật ra, luật hiện hành và khả năng tài chính hiện tại của đất nước chỉ cho phép hỗ trợ phổ cập học hết THCS mà thôi. Trung học phổ thông, chính xác ra là các gia đình phải chi trả. Nhu cầu học trường tốt để đi du học hoặc học các ngành nghề có thu nhập cao là nhu cầu cá nhân, dùng tiền công để hỗ trợ việc này là không đúng mục đích.
Còn chuyện của các trường đại học công lập thì hơi dài, nhưng về cơ bản cp muốn đẩy hết các trường tự chủ tài chính. Chỉ có vài trường không thị trường sẽ được cp hỗ trợ mà thôi. Tuy nhiên cp tham lam muốn kiểm soát mọi thứ, chính trị, tư tưởng, nhân sự, đoàn thể, nội dung, ... nên nó cứ nhùng nhằng nhiều năm. Muốn làm nhưng run, lo sợ zế độ lung lay, bản chất là như vậy.
em chả hiểu cụ lấy cái câu đo đỏ kia ở đâu ra ? điều luật nào cụ trích dẫn ra cho em sáng mắt sáng lòng cái ạ. Nếu cụ đúng, thì có nghĩa là hiện nay hệ thống tài chính đang làm sai hả cụ. em xin ạ cụ mấy cái ạ
Hơn nữa cụ có biết cái đề án 322 của Bộ giáo dục không ạ, họ dùng tiền ngân sách cho học thạc sỹ và tiến sỹ ở nước ngoài cả đấy ạ, bạn em có cả đống được cái học bổng này. Cụ báo công an giúp em với ạ
 

Happiness76

Xe tải
Biển số
OF-135674
Ngày cấp bằng
23/3/12
Số km
266
Động cơ
354,839 Mã lực
Dân số càng ngày càng tăng, các cháu ngày càng giỏi, giá như các trường chuyên mở rộng gấp đôi thì tốt. Bọn trẻ con giỏi quá, lấy ít quá, đôi khi chỉ hơn nhau tí may mắn chứ chăm, giỏi như nhau đứa đỗ đứa trượt. Em thích trường chuyên. Không phải vì nó xuất sắc mà đúng là thầy bạn tuyệt vời. Thầy cô giỏi, chuyên môn tốt, lại có danh tiếng của trường, ra ngoài kiếm cũng đủ nếu không nói là giàu nên ở trường đúng nghĩa tình thầy trò. Bạn bè toàn đứa học lắm cũng bớt đi tệ nạn, học thế thời gian đâu mà hư hỏng. Trường thường được thế thì phụ huynh cũng chẳng cần cho con vào chuyên. Đây thầy cô toàn phải ăn của trò để cải thiện nên nghĩ đủ kiểu, mất thời gian, bạn cũng nhiều chuyện.
 

chachipheo

Xe buýt
Biển số
OF-452478
Ngày cấp bằng
11/9/16
Số km
745
Động cơ
129,159 Mã lực
Em không hiểu ý cụ lắm nhưng con em đang học lớp 11 (sang năm 12) chuyên toán Sư phạm đây. Nhận xét của em là: các thầy cô rất nghiêm túc, tâm huyết, các con rất ngoan, phụ huynh quan hệ với nhau cực tốt, cơ sở vật chất cũng tốt. Hàng năm đều có kiểm tra chất lượng, có bạn ra, có bạn vào. Có thay đổi học bổng... bạn được bạn không. Nhiều con cũng ở KTX như các anh chị sinh viên, cũng cực kỳ say mê học tập.
Con cụ Toán 1 hay 2 vậy ? Thằng cu nhà em Toán 2 cụ à .
 

6997

Xe container
Biển số
OF-97440
Ngày cấp bằng
28/5/11
Số km
5,746
Động cơ
457,754 Mã lực
Bá cáo với cụ là nhờ ngày xưa học chuyên, nên 2x năm roài mà cái đề này em vưỡn quất vèo vèo ợ!

Cụ cần mấy bản lời giải nào, để em in . hihihi!

Cụ nào dịch hộ em cái đề Hóa này với ạ.




 

6997

Xe container
Biển số
OF-97440
Ngày cấp bằng
28/5/11
Số km
5,746
Động cơ
457,754 Mã lực
Em gửi cụ xem chơi cái bài bà hàng nước đầu ngõ nhà em thống kê cho môn Tán ạ :D


Bản đồ thí sinh dự thi Olympic quốc tế 41 năm qua


Xét danh sách trường tạo ra huy chương IMO thì nhà vô địch tuyệt đối là khối chuyên toán A0 thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau này là THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Riêng đơn vị này đóng góp 75 lượt thí sinh tham dự IMO, chiếm gần 1/3. Á quân thuộc về khối chuyên toán Đại học Sư phạm, nay là THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội với 40 suất. Vị trí thứ ba thuộc về THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) với 16 suất.

Theo dòng thời gian thì ở ba kỳ IMO đầu tiên Việt Nam tham gia (1974, 1975, 1976), các suất dự IMO hoàn toàn thuộc về 3 trung tâm đào tạo chuyên toán tại Hà Nội là khối chuyên toán Đại học Tổng hợp, khối chuyên toán Đại học Sư phạm và trường THPT Chu Văn An.

Đến năm 1978, xuất hiện 3 thí sinh đến từ các đơn vị ngoài Hà Nội. Đó là Lê Như Dương đến từ trường Thái Phiên (Hải Phòng), Nguyễn Tuấn Hùng chuyên toán Đại học Vinh và Hồ Đình Duẩn đến từ Quốc học Huế. Cả ba anh đều đạt huy chương đồng tại kỳ thi năm đó.

Hồ Đình Duẩn là thí sinh miền Nam đầu tiên được tham dự IMO (lúc bấy giờ kỳ thi chọn đội tuyển được tổ chức ở 2 nơi: miền Bắc thi ở Hà Nội, miền Nam và Trung thi ở TP HCM). Anh mở đầu cho loạt thành công của chuyên toán Quốc học Huế với Hồ Đình Duẩn (giải đồng IMO 1978), Lê Bá Khánh Trình (giải vàng IMO 1979), Ngô Phú Thanh (giải bạc IMO 1982), Nguyễn Văn Lượng (giải bạc IMO 1983), Hoàng Ngọc Chiến (giải đồng IMO 1983). Những thành công này gắn liền với 3 thầy giáo Trần Văn Khải, Trần Thanh Thiên và Lê Văn Quang.

Khi dòng thành công của Quốc học Huế dừng lại thì đến một tên tuổi mới, rất trẻ - khối chuyên của Bộ Giáo dục đặt tại trường THPT chuyên Phan Chu Trinh (Đà Nẵng). Đó là Trần Nam Dũng (giải bạc IMO 1983), Nguyễn Văn Hưng (giải bạc IMO 1984), Võ Thu Tùng (giải đồng IMO 1984), Lâm Tùng Giang (giải bạc IMO 1985) và Nguyễn Hùng Sơn (giải bạc IMO 1986). Thành tích này gắn liền với các thầy giáo Lê Hoành Phò, Hồ Xuyên, Ngô Thế Phiệt.

Đến năm 1984, chuyên Lam Sơn Thanh Hóa đạt thành tích IMO đầu tiên với huy chương đồng của Nguyễn Thúc Anh. Chuyên Lam Sơn cùng với chuyên Đại học Vinh không có chuỗi thành tích ấn tượng như Huế và Đà Nẵng, nhưng luôn giữ được nhịp qua các năm. Các thành tích IMO của Lam Sơn gắn liền với thầy Phạm Ngọc Quang.

1985 là năm duy nhất số thí sinh đến từ phía Nam (tính từ Đà Nẵng trở vào) chiếm quá bán trong thành phần đội tuyển IMO. Năm này trường Nguyễn Văn Trỗi của Khánh Hòa (sau thành trường chuyên Lê Quý Đôn) có hai đại diện trong đội tuyển là Huỳnh Văn Thành (huy chương bạc) và Đỗ Duy Khanh (huy chương đồng). Thành tích này gắn liền với thầy Huỳnh Xưng và Lê Sáng, những người sau này còn đóng góp cho Khánh Hòa một huy chương bạc toán quốc tế của Nguyễn Tiến Việt (IMO 2003).

Những năm tiếp theo, trường THPT chuyên Amsterdam bắt đầu lên tiếng. Khởi đầu từ hai huy chương đồng IMO của Phan Phương Đạt và Phạm Triều Dương ở IMO 1987, đến hai chiếc huy chương bạc của Phan Phương Đạt và Hồ Thanh Tùng ở IMO 1988, và giải đồng của Phan Thị Hà Dương ở IMO 1990, Đỗ Kim Tuấn ở IMO 2011. Năm 2012, có Nguyễn Hùng Tâm, 2016 là Đào Vũ Quang và 2017 có Phạm Nam Khánh đạt giải bạc.

Từ năm 1991 đến 2000 là giai đoạn bùng nổ của khối chuyên toán A0. Kỷ lục được xác lập vào năm 1994 khi A0 Tổng hợp Hà Nội chiếm 5/6 suất dự thi IMO, suất còn lại thuộc về Sư phạm Hà Nội. Các năm 1992, 1995, 1996, 2000 khối này chiếm 4/6 suất. Đây cũng là thời kỳ của những tên tuổi như Nguyễn Chu Gia Vượng, Đào Hải Long, Ngô Đắc Tuấn, Đỗ Quốc Anh.

Trong giai đoạn này, các tỉnh thành phía Nam gần như vắng bóng. Chỉ đến năm 1999, Trần Văn Nghĩa, học trò của thầy giáo Hoàng Hoa Trại (nay đã mất) ở trường chuyên Lê Khiết mới giúp miền Nam lên tiếng trở lại.

Bước sang thế kỷ 21, bản đồ huy chương IMO bắt đầu trải rộng hơn với sự lên tiếng của các trung tâm mới nổi: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương. Một số tỉnh đã có huy chương toán quốc tế đầu tiên như: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh. Giai đoạn này đánh dấu sự trở lại của tên tuổi mới mà cũ như: THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng). Từ năm 2005 đến 2014, Đà Nẵng có 5 chiếc huy chương toán quốc tế (3 bạc, 2 đồng), bằng với thành tích của lớp đàn anh giai đoạn 1983-1986.

Đặc biệt giai đoạn này đánh dấu sự góp mặt của một tên tuổi mới là trường Phổ thông năng khiếu, Đại học Quốc gia TP HCM. Bắt đầu dự thi học sinh giỏi vào năm 1995, nhưng phải đến năm 2003, Phổ thông năng khiếu mới có thành tích IMO đầu tiên với huy chương bạc của Nguyễn Đăng Khoa. Những năm sau đó, Phổ thông năng khiếu vẫn dè dặt năm có, năm không và tiếp tục đạt thêm 4 huy chương IMO vào các năm 2005 (Trần Chiêu Minh, giải bạc), 2008 (Đặng Trần Tiến Vinh, giải đồng), 2009 (Phạm Hy Hiếu, giải bạc), 2012 (Trần Hoàng Bảo Linh, giải bạc).

Đến năm 2013-2014, Phổ thông năng khiếu tỏa sáng với 3 huy chương vàng (Cấn Trần Thành Trung, Phạm Tuấn Huy - 2 năm liên tiếp) và một chiếc huy chương bạc (Hồ Quốc Đăng Hưng). 2015 và 2016 mỗi năm Phổ thông năng khiếu đều có một giải bạc.

Như vậy, khởi đầu từ các lớp chuyên thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Vinh, đến nay hệ thống trường chuyên đã hình thành rộng khắp cả nước. Bản đồ đơn vị có đóng góp cho thành tích thi toán quốc tế vì thế cũng được trải rộng.


Không có đâu cụ, cụ lại nghe bà hàng nước nói rồi.
Thứ nhất thi toán quốc tế chưa bao giờ có tiêu cực và không thể có tiêu cực, không có bất cứ động cơ và cơ hội nào cho tiêu cực.
Thứ nhì cụ bảo chuyên Hn hơn các tỉnh cũng sai nốt, cụ tưởng vậy thôi. Ngày xưa thì đúng như vậy, nhưng ngày nay khác nhiều rồi. Nói hơn hay kém là nói ở mặt nào, nó có 3 mặt: 1. thi đại học, 2. đi du học, 3. Thi thành tích cao. Cái này mỗi trường có 1 thế mạnh không thể nói thằng nào hơn tuyệtnđối thằng nào. Cụ tìm hiểu kết quả sẽ rõ
 

mitsu ghe

Xe hơi
Biển số
OF-487557
Ngày cấp bằng
8/2/17
Số km
169
Động cơ
192,240 Mã lực
Bá cáo với cụ là nhờ ngày xưa học chuyên, nên 2x năm roài mà cái đề này em vưỡn quất vèo vèo ợ!

Cụ cần mấy bản lời giải nào, để em in . hihihi!
Bái phục cụ ^:)^=D>.
Em đã tìm thấy và tự in rồi ạ:))
 

6997

Xe container
Biển số
OF-97440
Ngày cấp bằng
28/5/11
Số km
5,746
Động cơ
457,754 Mã lực
lội còm,thấy cccm người khen kẻ chê, đa số lý luận đều rất đanh thép và thuyết phục!

dưng mà em lẩn thẩn trộm nghĩ: bao nhiêu % cccm đã còm ở đây từng đỗ vào trường chuyên nhưng không học - bao nhiêu % đã học trường chuyên, và bao nhiêu % đã thi nhưng không đỗ hoặc không dính dáng gì đến trường chuyên?

Bản thân cháu thì đú đởn đi học trường chuyên từ nhỏ. Thấy học rất thoải mái, thư giãn, chơi nhiều hơn học, mà cũng học đều các môn - trừ môn chuyên học nhiều hơn (như cụ mợ nào ở trên ý, học chuyên Tự nhiên mà thơ văn, sử địa vẫn vù vù). Đến khi thi ĐH thì nhàn tênh mà vẫn đỗ điểm cao vào trường tàm tạm! Giờ đi làm cũng đủ nuôi vợ con thoải mái!

Đấy là nhà cháu học dốt, chứ quá nửa đám bạn học cùng nhà cháu kiếm được học bổng đi du học (ngày đó AUSAID nhiều vãi chưởng), giờ thành đạt cũng nhiều. vừa chớm 4x nhưng tự làm giàu cũng có, nghiên cứu khoa học cũng có, thậm chí còn có đứa đã lên đến hàm Thứ ...

Bằng tý kinh nghiệm của bản thân, nhà cháu vẫn động viên f1 thi vào chuyên và học chuyên nếu có thể được!

CCCM mai ai có f1 thi tiếp thì quất (quote) cháu 1 cái, ta hẹn cafe!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top