chào các cụ,
Em cũng muốn chia sẻ về hội chứng tự kỷ này. thực ra tự kỷ là hội chứng chứ không phải là một bệnh nên các nó sẽ không được chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể can thiệp để làm giảm nhẹ hội chứng tự kỷ thôi. Em cũng có thời gian sống trong lo lắng vì sợ con mình tự kỷ. Có thể khác với nhiều người vì em biết hội chứng tự kỷ này tương đối sớm và thường xuyên vì có bà chị nghiên cứu lĩnh vực này. Nên từ khi 2F1 nhà em khoảng 11 tháng là em đã thấy có một số dấu hiệu khác so với các đứa trẻ bình thường. Đến 18 tháng vẫn đi nhón chân, bắt đầu biét chỉ ngón tay, chưa biết nói, nhưng đã biết quay đầu khi gọi. Và đến tận gần 2 tuổi cháu mới bắt đầu nói được. Về quấy thì 2 nhóc rất quấy, vận động liên tục, bố mẹ nói không nghe. Các cụ có tưởng tượng là hồi 15 tháng nhà em cho nghỉ mát, lên máy bay mà khóc không dỗ được, suốt quãng đường cả 2 vợ chồng phải bế đứng ở đuôi máy bay. Nhà em lại có 2 bé sinh đôi nên càng dễ so sánh. Bé chị nhút nhát, thiếu tập trung, không giao tiếp mắt, không biết chỉ ngón tay, gọi không quay lại. Bé em thì hoạt bát hơn, nhưng vẫn gọi không quay lại,.. Hỏi bà chị thì bảo tuổi này còn bé nên chưa khẳng định được gì nhưng phải tích cực can thiệp. Đến thời điểm này 32 tháng thì có thể yên tâm là con mình cũng không có vấn đề gì nhưng chắc chắn vẫn phải theo sát và hỗ trợ cô chị rất nhiều.
Hiện nay em vẫn cho 2 nhóc đi học thêm nhà bác, chủ yếu là để hỗ trợ cho cô chị vì cô chị vẫn nói ngọng, khó nghe và cũng thiếu tập trung, khả năng diễn đạt cũng không tốt.
Vì vậy em cũng muốn truyền đạt một ít kinh nghiệm của bản thân:
- Có cụ nào bảo topic này đặt ở WTT thì hợp hơn nhưng theo em thì không phải. chăm và dạy con không phải là vấn đề của riêng các bà mẹ. Nếu được các ông bố hiểu và hỗ trợ thì thật sự tuyệt vời và rất tốt cho con. Minh chứng là 2 nhóc nhà em bgio còn yêu bố hơn mẹ.
- Tăng cường chơi và tiếp xúc với con: nói chuyện, tăng cường giao tiếp mắt (nhìn thẳng vào mắt con khi nói chuyện), massge cho con, cho con cọ xát để kích thích xúc giác như là: tiếp xúc nhiều loại vật kiệu khác nhau với lụa mềm, giấy cứng, bề mặt gồ ghề, bề mặt trơn cứng,.. để tăng cường xúc giác và cảm giác của con. Em chỉ có 1 ví dụ:Bà chị em thử trên 2 đứa nhà em: vo tròn các viên giấy rồi nhét vào bụng, vào lưng của 2 đứa. Các cụ đoán xem các nhóc sẽ phản ứng ra sao? Lúc đầu cả 2 bé đều rất khó chịu, tìm cách lấy viên giấy ra nhưng không được, cô em sau khi loay hoay các kiểu mà không lấy được liền kéo tay mẹ để nhờ mẹ lấy ra, cô chị thì khác, cô chị các phản ứng yếu ớt dần và cuối cùng là chấp nhận viên giấy ở bụng và lưng, quay ra chơi cái khác. Như bà chị em nói là: qua cái này có thể thấy cảm giác xúc giác của cố em mạnh hơn và cô em không chấp nhận viên giấy khó chịu trong người và tìm mọi cách để lấy ra, khi không tự làm được thì biết "nhờ vả", tức là có sự tương tác xã hội. Nhưng cô chị thì không, khi không tự mình giải quyết được sự khó chịu thì cô tự hài lòng và chấp nhận nó mà không biết nhờ vả người khác giúp mình nhưng trên thực tế sự việc là lấy các cục giấy ra không được giải quyết. Vì thế chị em cũng khuyên là tăng cường tiếp xúc để gia tăng cảm giác của con, để thúc đẩy con tìm mọi cách để giải quyết chứ không nên để trẻ tự thỏa mãn như vậy, dần dần sẽ tự thu mình.
- Bố mẹ và người thân phải thật nhẹ nhàng và kiên nhẫn: không cáu giận, con làm không được thì hướng dẫn làm lại. Con cáu kỉnh muốn đòi cái gì thì không được đáp ứng ngay, phải hỏi con cần gì? con muốn gì? con muốn gì thì phải nói: bố/mẹ/bà giúp/lấy cho con thì mới đáp ứng. Cái này để con học các xử lý, học cách diễn đạt ý muốn của mình mà không phải cáu loạn và nhặng xị lên...E tâm niệm, như đứa trẻ khác nó sẽ quan sát và học trong cách người lớn cư xử với nhau. Nhưng với con mình, mình cố dạy con từng chút một nếu con chưa biết xử lý: cách yêu cầu, cách diễn đạt cảm xúc vì nó ở đâu đó trong con nhưng con chưa biết cách để bật ra thôi. Và tuyệt đối không quát hay đánh con.
- Có 1 bài đối với các bé hơi nhút nhát: có thể đưa cho bé 1 vật/con vật/đồ chơi mà bé yêu thích. Bảo với bé là: con yên tâm, có vật/con vật/đồ chơi ở bên con thì không có gì đáng sợ hết. Nếu con thấy sợ thì chỉ cần cầm chặt vật/con vật/đồ chơi thì sẽ không sao. Từ đó tạo niềm tin cho bé để bé vượt qua. Tất nhiên cũng nên thường chuyên cho bé đi chơi, tiếp xúc với thế giới bên ngoài, đặc biệt là cho chơi với trẻ em. E viết điều này vì cô chị của em cúng khá nhút nhát: thấy bác trai hơi to béo 1 chút là cũng sợ, thấy anh họ cũng sợ. Sợ co rúm co ró, sợ đến mức mà nghe tiếng cũng khóc. Nhiều hôm đang nói chuyện tự dưng thấy nó khóc ré lên ôm chặt mẹ là y như rằng quay ra thấy bác nó/anh nó đang thập thò đâu đó để đi vào. Em hay nói đùa là ngửi thấy cả hơi cũng sợ. Nhưng bgio thì cũng đỡ, bé thường xuyên cầm theo con gấu bông của mình cả đi chơi và đi ngủ, nó làm bé cảm thấy yên tâm hơn nên tâm lý cũng được giải tỏa và dần dần thoải mái hơn.
Chị em còn nói, bgio nhiều nơi khám qua loa và kết luận vội vàng. Có những bé thực ra không phải tự kỷ mà bị các hội chứng có dấu hiệu tương tự hoặc có dấu hiệu của một hoặc hai hội chứng tâm lý khác nhau cùng lúc. Số trẻ thực sự được coi là tự kỷ thì không nhiều. Nhưng số trẻ có vấn đề tâm lý thì tương đối nhiều. Vì vậy khuyên bố mẹ chú ý đến các bước phát triển của con, nếu bất thường thì nên tìm hiểu và can thiệp sớm. Thời điểm vàng từ 2 tuổi đến dưới 6 tuổi các cụ ạ.
Trên đây là vài dòng chia sẻ, chị em còn nói nhiều lắm nhưng em không nhớ, có gì để em tìm hiểu thêm.