Bác tham khảo thêm tên lửa chống tăng mạnh nhất hiện nay nhé. Nó có cơ chế độc đáo là pha hủy mục tiêu từ trên cao bổ xuống tháp pháo, vì vậy không xe tăng nào đỡ nổi
Không cồng kềnh như các loại tên lửa chống tăng (ATGM) lại có thể vác vai và có tầm bắn xa hơn súng RPG là ưu điểm vượt trội của loại tên lửa cực kì lợi hại này.
(ĐVO) "Đắt nhưng sắt ra miếng"
Hệ thống tên lửa Javelin được nhắm tới việc giải quyết 2 vấn đề của quân đội Mỹ, đầu tiên là những kinh nghiệm xương máu về việc sử dụng súng chống tăng M72 LAW chống lại những chiếc xe tăng của bộ đội tăng - thiết giáp Việt Nam trước 1975 và vấn đề thứ hai sự an toàn của binh sĩ sau khi khai hỏa.
Sau khi được hoàn tất, Javelin đã giải quyết được cả 2 vấn đề trên, trình diễn một loại tên lửa bắn-và-quên có thể tiêu diệt bất cứ loại tăng thiết giáp nào của đối phương.
Trong qui mô các cuộc chiến gần đây thì binh sĩ Mỹ hiếm có cơ hội “được” nhắm bắn vào các loại xe tăng địch (nhiệm vụ này do máy bay quân sự đảm nhận), bù lại, Javelin được dùng để "trị" các công sự kiên cố.
Điển hình nhất là trong cuộc chiến Lebanon 2006, cả 2 bên Quân đội Israel lẫn du kích Hezbollah sử dụng tên lửa có điều khiển như một loại pháo binh chính xác. Javelin có vẻ không hợp cho lắm với dạng nhiệm vụ này vì giá thành không hề rẻ, nhưng thực tế chiến trường lại đòi hỏi những thứ vũ khí tốt nhất.
Ngoài ra, màn trình diễn của Javelin ở Iraq đã cho thấy nó hữu dụng trong các cuộc chiến qui mô nhỏ lẫn lớn, giúp nhà sản xuất có thêm nhiều đơn đặt hàng từ trong lẫn ngoài nước.
Khẩu đọi Javelin của Hải quân Hoàng gia Anh tại Afghanistan.
Chương trình phát triển Javelin bắt đầu năm 1989 trong một hợp đồng phát triển một loại tên lửa mới thay cho loại tên lửa chống tăng điều khiển bằng dây M47 Dragon, loại vũ khí yêu cầu xạ thủ phải có kỹ năng điều khiển hỏa lực tốt và dễ bị lộ vị trí sau khi điểm hỏa.
Hãy tưởng tượng, chớp lửa và bụi khói sau khi quả tên lửa bắn đi sẽ thu hút các loại đạn từ súng bộ binh hay rocket từ RPG của đối phương, xạ thủ nếu không bị hạ gục trong 10 giây dẫn bắn thì cũng khó điều khiển quả tên lửa bay chính xác nếu không có một thần kinh thép!!!
M47 Dragon, súng chống tăng tiền nhiệm của Javelin.
Không giống như người tiền nhiệm, Javelin là loại vũ khí bắn-và-quên. Tầm bắn 2,5km của nó có thể là ngắn hơn so với các loại ATGM khác nhưng cũng là gấp đôi M47 Dragon.
Hệ thống dẫn đường ảnh nhiệt được làm mát của Javelin mất 30 giây hoặc hơn một chút để đạt nhiệt độ cần thiết để sử dụng, nhưng khi cảm biến đã sẵn sàng thì mục tiêu khó có thể thoát được, thậm chí đó là trực thăng.
Xạ thủ có thể chọn 2 cách bắn: bay lên và bổ nhào vào nóc xe tăng, thiết giáp hoặc lao trực tiếp. Tên lửa với đầu đạn kép nặng 8,4kg có thể hạ các mục tiêu có giáp phản ứng nổ ERA.
Ưu điểm cuối cùng của Javelin là khả năng “bắn mềm”, tức là có thể bắn Javelin trong lô cốt hay trong nhà mà không “nướng” đồng đội đứng xung quanh, điều rõ ràng là ưu điểm so với các loại súng phóng rocket chống tăng khác như RPG hay AT4.
Sau mỗi lần khai hỏa, đuôi Javelin phụt ra quầng lửa rất nhỏ.
Nhờ vậy, người lính có thể khai hỏa Javelin từ trong công sự.
Javelin gồm 2 phần: Quả tên lửa nặng 11,7kg có giá 40.000 USD đặt trong ống phóng, trên ống có gắn thiết bị kiểm soát hỏa lực (CLU) nặng 6,3 kg giá 125.000 USD với các các cảm biến, kính ngắm và thiết bị điện tử.
Bộ CLU này còn có một điểm khá ưu việt là trở thành giáo cụ trong quá trình huấn luyện xạ thủ như một hệ thống mô phỏng ngắm bắn.
Một khẩu đội Javelin với những ống phóng tên lửa và hệ thống điều khiển tách rời
Minh họa sử dụng tên lửa Javelin.
Hiện tại quân đội Mỹ sử dụng Javelin Block 1 nâng cấp với hệ thống CLU có những cải tiến như tăng tầm “khóa” mục tiêu lên 3,45km nhờ vào cảm biến mới, và gấp đôi tuổi thọ pin. Mỗi cục pin Lithium của Javelin chạy được 4 giờ, nặng 2,3kg. Một trận đánh binh sĩ chỉ cần mang 5-10 cục pin là có thể đảm bảo thời gian tác chiến.
Tên lửa dùng cho Javelin Block 1 cũng được cải tiến như tốc độ cao hơn, đầu đạn mạnh hơn. Tương lai những loại đầu đạn mới đạn cháy, nhiệt áp sẽ được sử dụng cho Javelin Blok 2.
Hiện nay, ngoài Mỹ còn có nhiều quốc gia đồng minh sử dụng Javelin như Australia (mua năm 2002), CH Séc (2004), Pháp (2010), Ireland (2002), Jordan (2001 & 2009), Lithuania (2001), New Zealand (2003), Na-uy (2005), Oman (2006), Đài Loan (2002 & 2008), UAE (2008), Anh (2003)...
Lính Anh bắn Javelin từ một điểm cao
Khẳng định trên chiến trường
Javelin nhận được rất nhiều sự khen ngợi từ chiến trường về khả năng bắn-và-quên và đầu đạn mạnh của nó. Trận chiến điển hình có sự tham gia của Javelin là trận đánh ở đèo Debecka miền Bắc Iraq, trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần 2.
Trong trận này, 2 đội đặc nhiệm của Mỹ đối mặt với lực lượng Iraq quy mô cỡ tiểu đoàn có 12 xe tăng, 24 xe bọc thép chở quân, 3 khẩu pháo, 1 pháo phản lực, 1 pháo phòng không, chừng 150 lính cùng với chừng 18-20 xe tải. Tại đây, lính Mỹ với Javelin đã bắn cháy 2 xe tăng, 8 xe bọc thép cùng 4 xe tải kìm chân quân đội của chế độ Saddam trước khi lữ đoàn dù 173 tới giải vây.
Một trung sĩ từng tham dự trận đó còn nói: “Nếu không có Javelin thì 30 lính đặc nhiệm Mỹ có lẽ đã không thể rời khỏi ngọn đèo mà còn sống(!)”
Một điều thú vị nữa là lính Mỹ còn dùng Javelin như một loại thiết bị quan sát vì kính ngắm quan học và ảnh nhiệt có thể sử dụng hiệu quả cả ngày và đêm.
Quang Minh