Điều quyết định hạnh phúc của trẻ em ngay trong hiện tại là được vui vẻ, không phải khổ sở vì phải chịu đựng sự bất toại nguyện trong tâm diễn ra hàng ngày hàng giờ xuất phát từ quan hệ với bạn bè, thầy cô, cha mẹ, anh chị (người thân trong gia đình) chứ không phải là việc chờ đến lúc trưởng thành sẽ làm ra tiền của, có được danh vọng, địa vị xã hội. Trẻ em có đầy đủ tiện nghi vật chất vẫn không thể thoát khỏi cảnh khổ sở vì căng thẳng từ những mâu thuẫn trong quan hệ gia đình, trường lớp; kỳ vọng của cha mẹ; sự nhàm chán không thấy mục tiêu đích thực của mình, áp lực thành công trong việc học,...
https://www.otofun.net/threads/chanh-niem.1805838/page-27#post-62916444
Tuổi thơ thiếu thốn vật chất nhưng đầy niềm vui của tôi là ở trong một xã hội ngày xưa tôn trọng giáo dục đạo đức làm đầu gắn kết với nền văn hóa dân tộc, chưa chạy theo văn hóa vật chất và các giá trị phương Tây. Ngày xưa đó, việc giáo dục đạo đức là nền móng xuyên suốt từ những bài tập đọc vỡ lòng mộc mạc, trong sáng, tươi đẹp tình yêu thương, thấm đẫm văn hóa dân tộc cho đến nếp sống ngoài đời của ông bà cha mẹ. Đó chính là
điều kiện giúp hình thành và duy trì tính cách con người hướng về sự hài lòng với những giá trị sống đơn giản, đúng đạo đức. Từ đó, các bậc cha mẹ mới có thể bảo vệ con khỏi áp lực kinh khủng của một xã hội quay cuồng nhu cầu kiếm càng nhiều tiền mới càng an toàn nhưng với cái giá rất đắt là sự khổ sở, căng thẳng, bất toại nguyện do phải chạy đua cho tương lai mà khởi đầu là những nỗi lo lắng liên miên sợ con cái chúng ta bị tuột lại phía sau từ lúc bé tí.
Ngày nay, khuôn mẫu giáo dục là phải dồn toàn lực, toàn thời gian vào giáo dục kiến thức, kỹ năng tư duy, kỹ năng xã hội (các giá trị chuẩn phương Tây) và xem việc con trẻ đạt sự vượt trội bạn bè từ tấm bé là một sự đảm bảo. Giáo dục đạo đức đã đi sai hướng, trở thành môn học phụ với những cải cách kém hiệu quả chứng minh bằng việc đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp : văn hóa cá nhân kiểu phương Tây lên ngôi cùng với sự phổ biến của tính cách thờ ơ, ích kỷ, coi trọng quyền hưởng thụ. Một cá nhân có tài mà không có đức thì gia đình họ đã chẳng hạnh phúc gì nổi chứ đừng nói đến việc họ đem lại ích lợi gì để phát triển xã hội. Nếu không nghiêm túc xem xét lại căn nguyên của lối sống thực dụng, thiếu đạo đức ngày nay và so sánh qua minh chứng bằng nhiều thế hệ người dân ta thì đến bao giờ Bộ Giáo dục mới cho “thuốc” được đúng bệnh ?
Cách đây hơn ba tuần trên Chương trình thời sự buổi sáng của VTV1 đã đưa tin: Vào năm học 2022-2023 trở đi trong bảy môn học bắt buộc cho lớp 10 và PTTH không có môn lịch sử. Lịch sử là minh chứng cho dòng chảy nhân quả, là một nền tảng quan trọng giáo dục đạo đức, nhất là đạo đức biết ơn tiền nhân dựng nước và giữ nước. Việc giáo dục đạo đức trong xã hội chúng ta hiện nay đã mất đi vai trò và hiệu quả thấy rõ từ lối sống, kiểu tính cách và lối tư duy hướng theo giá trị cá nhân phương Tây của các thế hệ sau này chưa đủ hay sao mà lại còn thêm việc tạo thêm "cơ hội" xóa bỏ luôn môn lịch sử. Không lẽ cả nước ta hoàn toàn bó tay không có cách nào để làm cho môn lịch sử trở nên gần gũi dễ tiếp thu và khơi gợi văn hóa dân tộc, tinh thần dân tộc được hay sao?
Em viết hơi lộn xộn mong các cụ mợ thấy có gì không vừa ý thì bỏ qua cho em ạ.