Thông tư 13: “Chúng ta quy định cao hơn thế giới” "Nếu theo Basel III thì đến 2015 mới bắt đầu thực hiện tỉ lệ 6% thì ở Việt Nam hiện chưa thực hiện Thông tư 13 thì đã là 8% rồi".
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã từng khẳng định: “Thông tư 13 không phải quy định các tỷ lệ an toàn cao; dần dần thực hiện và từ ngày 1/1/2011 sẽ còn cao nữa. Thông tư 13 là từng bước xây dựng hệ thống ngân hàng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế.”
Tuy nhiên, từ quan điểm cá nhân, ông Lê Xuân Nghĩa - Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng: “Nếu coi Basel là chuẩn quốc tế tốt nhất mà họ còn thận trọng, có lộ trình dài thì không lý gì Việt Nam cứ phải vượt trước cả Basel III. Tôi tin rằng Chính phủ sẽ xem xét. Ngày 20/9 tới đây khi báo cáo của các ngân hàng thương mại được tập hợp sẽ có bức tranh rõ ràng hơn”.
Ngày 12/9 vừa qua, 27 thống đốc các ngân hàng trung ương và các nhà giám sát ngân hàng hàng đầu thế giới đã đạt được thỏa thuận mới về chuẩn Basel III. Tuy nhiên, ông Lê Xuân Nghĩa, trong buổi trao đổi với các nhà đầu tư chiều ngày 16/9, lại cho rằng, nhiều phương tiện truyền thông đã truyền đạt sai những thay đổi của chuẩn mới này.
“Khung tiêu chuẩn này khác hoàn toàn những gì truy
ền thông đã đưa như nâng tỉ lệ an toàn vốn lên nhiều % nữa. Basel III vẫn duy trì tỉ lệ an toàn vốn ở mức 8%. Cái thay đổi là trước đây, trong số 8% đó thì một nửa (4%) là vốn chủ sở hữu, nửa còn lại vốn ngân hàng có thể vay mượn dài hạn quá 5 năm thì được tính vào vốn tự có.
Sửa đổi mới của Basel III là nâng con số 4% đó lên thành 6%. Ngoài ra, trong số 6% vốn cấp I đó, thì 4,5% phải là vốn của các cổ đông thông thường, tức là vốn của các ông chủ ngân hàng góp vào. Tóm lại, quy định 8% vẫn như cũ, chỉ thay đổi tỉ lệ vốn cấp I. Thời hạn thực hiện điều này là 1/1/2015 và có lộ trình rõ ràng. Tất cả các tiêu chuẩn của Basel III sẽ được thực hiện đầy đủ vào năm 2019” - ông Nghĩa nói.
Chuyên gia này cũng cho biết: “ở Việt Nam, tất cả các ngân hàng hiện đang có hệ số CAR (hệ số an toàn vốn tối thiểu) từ 8% trở lên. Tuy nhiên 8% của VN chỉ hoàn toàn là vốn cấp I, tức là vốn chất lượng cao, của chủ sở hữu là chính. Nếu nói rằng hệ số CAR là mức cam kết của các ông chủ nhà băng với trách nhiệm của họ tại nhà băng đó thì cam kết của các ông chủ Việt Nam hiện cao hơn rất nhiều so với cam kết của các ông chủ nhà băng phương Tây.
Nếu theo Basel III thì đến 2015 mới bắt đầu thực hiện tỉ lệ 6% thì ở Việt Nam hiện chưa thực hiện Thông tư 13 thì đã là 8% rồi. Bởi vì các ngân hàng Việt Nam vốn cấp II rất kém, vốn vay mượn dài hạn để tính vào vốn tự có là hạn chế. Mặt khác, việc đánh giá lại tài sản cố định của các ngân hàng Việt Nam hàng năm để tính lại vốn tự có là chưa thực hiện”.
Đối với các tiêu chuẩn đang vướng mắc khác, ông Nghĩa cho biết với Basel III, khoản vay nào có rủi ro cao nhất thì hệ số rủi ro cũng chỉ là 150%. Ở Việt Nam thì nhiều khoản đều phải chịu hệ số rủi ro tới 250% như cho vay đầu tư chứng khoán, vay bất động sản... “Chúng tôi cũng kiến nghị lâu nay vẫn chỉ áp dụng hệ số rủi ro 150% và Basel III cũng chỉ quy định như vậy.
Ngoài ra cũng cần phân biệt các khoản như cho vay đầu tư chứng khóan có hệ số khác việc cho các công ty chứng khóan vay ứng trước tiền bán hay cho vay với bất động sản đã hình thành thì khác cho vay bất động sản sẽ hình thành trong tương lai. Quy định chỉ được cho vay 80% vốn huy động, Basel III không hề có quy định nào về vấn đề này, kể cả Basel II. Thế giới điều này không có thông lệ. Chỉ có Trung Quốc có quy định với tỷ lệ 75% do thị trường bất động sản quá nóng” - ông Nghĩa cho biết.
Vậy vấn đề đặt ra là liệu những điểm trên có được nhận thức đúng để thay đổi hay không?
http://ndhmoney.vn/web/guest/dau-tu/tai-chinh-tien-te/tai-chinh-ngan-hang/_/-/journal_content/journal_content_INSTANCE_6Fvc/10136/291800
MAI BÁN LÀ TỰ S(x)ÁT ........... muối vào chim