Civic 2.0 AT có VSA không nhỉ?

evnd1

Xe máy
Biển số
OF-5588
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
76
Động cơ
544,660 Mã lực
Nơi ở
Kim Mã - Hà Nội
Website
360.yahoo.com
có điều này muốn hỏi các bác một tí, theo như hình dưới HDV có hệ thống hỗ trợ ổn định xe VSA không nhỉ? Vị trí nằm ở giữa 3 nút to tướng bên trái vô lăng dưới nút điều chỉnh sáng tối mặt đồng hồ ấy. Hỏi sale thì đc nói xe liên doanh không lắp mà chỉ có ở xe nhập khẩu. Chẳng lẽ 2.0 full option mà ăn bớt nhiều quá nhỉ?
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,403
Động cơ
641,331 Mã lực
VSA có phải là ESP không?
 

evnd1

Xe máy
Biển số
OF-5588
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
76
Động cơ
544,660 Mã lực
Nơi ở
Kim Mã - Hà Nội
Website
360.yahoo.com
Vsa = Esp

VSA có phải là ESP không?
đúng đấy bác ạ
Rắc rối thuật ngữ xe hơi


Mỗi hãng mỗi kiểu, đôi lúc các chữ viết tắt gắn trên ôtô như đánh đố người tiêu dùng. Cùng chỉ một công nghệ mà Honda thì có VTEC, Toyota gọi là VVT-i còn BMW khó hiểu hơn với VANOS.

Từ khi khai sinh cách đây 120 năm, xe hơi kéo theo hàng loạt những thuật ngữ, từ viết tắt mà dần dà chúng trở thành ngôn ngữ của riêng sản phẩm này. Trên một mẫu xe hay một công nghệ bao giờ cũng cũng có chữ viết tắt đính kèm. Chẳng hạn, động cơ V8 hay V6, chống bó cứng phanh ABS (Antilock brake system), điều hòa (A/C- Airconditioning), SRS (túi khí) đã trở nên rất quen thuộc.
Tuy nhiên, có những từ viết tắt như thách thức hiểu biết của mọi người và rắc rối ở chỗ chúng vẫn chỉ là một công nghệ, hay một thiết bị nào đó. Dường như, mỗi khi sáng tạo hay cải tiến cái gì mới, các hãng lại cố nghĩ cho nó một cái tên để không bị lẫn với đối thủ khác. Tương tự như vậy, sản phẩm cũng có "đuôi" theo sau khiến nhiều người mua xe hàng chục năm mà không hiểu hết ý nghĩa của những từ viết tắt đó.
Không chỉ "dân thường", những kỹ sư sừng sỏ trong làng công nghệ hay giới am hiểu ôtô đôi lúc cũng phải bó tay trước từ viết tắt. Nhiều lúc, các hãng phát minh ra một từ chẳng liên quan gì đến kỹ thuật mà chỉ chăm chăm vào mục đích marketing. Không những vậy, có những tình huống oái oăm như cụm từ công bố chính thức lại chẳng có trong sổ tay sử dụng. Vì vậy, nếu không hiểu những gì hãng nói, cách tốt nhất là bạn hãy gắn cho chúng một ý nghĩa chung chung.

Dưới đây là những từ trên các mẫu xe phổ biến:

Hệ thống điều chỉnh trục cam: GM gọi nó là VVT (variable valve timing - biến thiên thời điểm đóng mở van nạp). Toyota sau khi cải tiến thì gọi thành VVT-i, với chữ "i" lấy từ từ " intelligent - thông minh". Honda gọi nó là VTEC, viết tắt từ cụm từ "Variable Valve-Timing and Lift Electronic Control", tích hợp trên động cơ của Honda Civic. BMW phức tạp hơn khi gọi công nghệ này là VANOS còn Subaru không chịu kém cạnh dưới cái tên dài ngoằng Dual AVCS (active valve control system)

Tất cả chúng đều ám chỉ quá trình tác động vào thời điểm mở và đóng van động cơ, thông qua trục cam. Tuy nhiên, mỗi hãng ứng dụng dưới một hình thức, tác động vào một hay nhiều thông số nên tên gọi cũng vì thế mà khác nhau. Một vài hãng dựa vào áp suất dầu động cơ để thay đổi vị trí trục cam theo trục khuỷu, trong khi có hãng lại dùng các con đội.

Hệ thống cân bằng điện tử: Đây là công nghệ do hãng thiết bị nổi tiếng Bosch phát minh và được Mercedes sử dụng trên các mẫu xe hạng sang cao cấp S-class. Tên gọi đầu tiên của hệ thống này là ESP (Stabilitäts program - chương trình cân bằng điện tử) nhưng sau đó Bosch thương mại hóa dưới cái tên ESC (Electronic Stability Control). ESC hoạt động bằng cách can thiệp vào phanh, giảm công suất động cơ trong trường hợp một trong các bánh mất độ bám đường. ESC chỉ là công cụ để lái xe giữ chắc tay lái và nó không thể thắng được các quy luật vật lý.

Dù Bosch, một hãng thứ ba phát minh ra kỹ thuật này, ESC vẫn bị cách điệu thành những cái tên khác như VSA (Vehicle Stability Assist - hệ thống hỗ trợ cân bằng) của Audi, VDC (Vehicle Dynamic Control - kiểm soát động lực xe), DSC (Dynamic Stability Control - kiểm soát cân bằng động lực). Thậm chí, Maserati, hãng siêu xe của Italy, chuyển nó thành riêng của mình là MSP (Maserati Stability Program). Nếu không chú ý, rất nhiều người lầm tưởng những chữ cái này thể hiện cho các công nghệ hoàn toàn khác nhau.

Động cơ diesel: Do không mấy phổ biến nên nhiều hãng phải đặt thêm hậu tố để chỉ loại động cơ này trên các mẫu xe của mình. BMW nhanh chân chọn một cách đơn giản là dùng chữ "d" phía sau tên như BMW 525d. Mercedes thì dùng cụm từ CDI (Common rail Direct Injection) còn Ford thì dùng thuật ngữ TDCi. Nhà sản xuất Italy Fiat sử dụng cụm từ JTD.

Renault của Pháp có dCi, GM đảo trật tự của Ford thành CDTi (dành cho những chiếc xe của Fiat, hồi hai hãng này vẫn còn liên kết với nhau). Hyundai sở hữu ký hiệu CRDi, Mitsubishi là DI-D còn Peugeot là HDi. Toyota, hãng xe lớn thứ hai thế giới chọn chữ D4-D cho các động cơ diesel của mình.

Đặt tên xe bằng chữ cái: Những chữ viết tắt trên thiên về kỹ thuật còn có thể dịch ra, nhưng với các ký tự dùng cho từng phiên bản xe thì không hãng nào giống hãng nào. Ví như Mercedes quy định các kiểu xe là SLR (Sport Light Race), SLK (Sport Light Compact), CLS (Classic Light Sport), SL (Sport Light).

Những sản phẩm của Lexus thì theo thứ tự trong bảng chữ cái mà cao cấp dần như IS, ES rồi GS, LS (chữ S thể hiện cho loại sedan). Ở dòng thể thao đa dụng thì là có hậu tố là "X" và độ lớn cũng tăng dần theo chữ cái, bắt đầu từ RX rồi đến GX và cỡ lớn nhất là LX.

Trào lưu dùng chữ cái làm tên rở rộ thì cùng là lúc tranh chấp thương mại diễn ra. Cuối tháng trước, Infiniti, hãng xe hạng sang của Nissan đã thua kiện BMW tại Canada do sử dụng tên "M6" để đặt cho gói thiết bị dành cho chiếc sedan G35. Trong khi đó, M6 là dòng xe thể thao cao cấp của BMW và đã được đăng ký bản quyền. Kết cục, Infiniti bị cấm đả động đến ký hiệu "M6" trong bất cứ tình huống nào, trong cả hóa đơn, chữ ký hay quảng cáo.

Những chữ đi sau để chỉ từng phiên bản như DX, XLT, SE, ELX, HLX thì vô số và chỉ nhà sản xuất mới hiểu ý nghĩa và biết chúng viết tắt của chữ gì, bởi không có quy định bắt buộc. Cụm ELX, HLX chỉ dùng trên xe Fiat còn XLT dùng trên xe Ford. Thông thường, GL được mặc định ám chỉ cho từ "Grand Luxe - sang trọng cao cấp" của tiếng Pháp. DX chỉ "Deluxe - sang trọng" còn SE là viết tắt của "Sport Edition - phiên bản thể thao".
 

Civic2306

Xe điện
Biển số
OF-7948
Ngày cấp bằng
12/8/07
Số km
3,334
Động cơ
569,279 Mã lực
Thanks. Bài viết của bác thật chi tiết và đầy đủ. Tuy nhiên, tại sao Honda VN đã cắt VSA rồi mà vẫn còn để cái nút ấy làm khỉ gì nhỉ
 

evnd1

Xe máy
Biển số
OF-5588
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
76
Động cơ
544,660 Mã lực
Nơi ở
Kim Mã - Hà Nội
Website
360.yahoo.com
em nhìn xe em thay vì 3 cái nút to đấy chỉ còn cái hộc, đành để ppc cho tiện vậy, chán HDV nhỉ?
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,403
Động cơ
641,331 Mã lực
Như vậy là đã định rõ phân khúc, tầm <50kUS thì không thể có ESP, trước đây Cap có nhưng giờ cũng bị cắt mất rồi. Ở mức >50k thì bắt đầu có, Cam, MerC, Santa Fe. Thành ra các bác không cần phải trách HDV đâu.
 

lucent

Xe buýt
Biển số
OF-3340
Ngày cấp bằng
10/2/07
Số km
685
Động cơ
562,980 Mã lực
Nơi ở
Trên đường
Xe bác còn có chữ VSA chứ xe em chả có chữ nào, mỗi 3 nút không.
 

dongnat

Xe điện
Biển số
OF-9
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
3,637
Động cơ
619,199 Mã lực
chả có CV nào có chữ ấy đâu, đấy chỉ là ảnh trên quảng cáo, hoặc ở CV nước ngoài thôi
 

Phungminh

Xe đạp
Biển số
OF-556787
Ngày cấp bằng
5/3/18
Số km
15
Động cơ
152,350 Mã lực
Tuổi
45
túm lại là không có gì cả @-)
 

kevinhoang

Xe đạp
Biển số
OF-113851
Ngày cấp bằng
22/9/11
Số km
42
Động cơ
388,220 Mã lực
Honda đời mới như Honda City, Civic 2017 có rồi mà nhỉ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top