- Biển số
- OF-7275
- Ngày cấp bằng
- 20/7/07
- Số km
- 57
- Động cơ
- 540,870 Mã lực
Traction Avant
Citroën Traction Avant, hoặc gọi tắt là Traction, là tên gọi của một mẫu xe đầy tính sáng tạo, được Citroen chế tạo vào thập niên 1930. Theo tiếng Pháp thì Traction Avant, có nghĩa là "kéo từ phía trước", là cụm từ dùng chung cho các xe dẫn động cầu trước mà trong số đó Citroen là một trong những hãng xe tiên phong nổi bật nhất. Xe Traction gồm có các kiểu 7 CV (5 kW), 11 CV (8 kW) và 15 CV (11 kW). Riêng kiểu thiết kế mẫu 22 CV (16 kW) trang bị động cơ V8 cũng từng được chế tạo nhưng ngày nay chẳng còn chiếc nào.
Traction Avant được thiết kế bởi André Lefèbvre vào giai đoạn cuối năm 1933, đầu năm 1934. Ngoài tính năng dẫn động cầu trước, chiếc xe cũng giới thiệu việc sử dụng bộ khung liền khối (monocoque), bánh trước treo độc lập, giảm xóc thanh xoắn. Xe có trọng lượng nhẹ hơn đáng kể so với kiểu thiết kế truyền thống vào thời đó, giúp xe đạt đến tốc độ 100km/h (cũng là tốc độ rất nhanh vào thời đó), và chỉ tiêu thụ có 10lít/100km.
Xe được sản xuất tại 3 nhà máy tại Châu Âu:
Paris, France.
Forest, Belgium.
Slough, United Kingdom - Phiên bản tay lái nghịch dành cho các xe sản xuất tại Anh.
Ban đầu mẫu gốc là một chiếc sedan nhỏ có động cơ 1303 cc. Các mẫu sau đó có động cơ 4 máy, 1911 cc và to nhất là loại 6 máy, 2867 cc.
Năm 1955 Citroën chuyển qua sản xuất mẫu DS, đời đầu tiên cũng dùng chung động cơ với Traction. Traction chấm dứt sản xuất vào tháng Bảy 1957. Có tổng cộng 760.000 chiếc đã được chế tạo.
Xe Traction thường được xuất hiện trong các phim ảnh liên quan đến Chiến Tranh Thế Giới II, nhất là hình ảnh các sĩ quan Đức Quốc Xã trong trang phục đen, đi xe Traction màu đen.
Năm 1934: ra mắt mẫu 7A đầu tiên của Traction, động cơ 32 bhp, 1.3 lít.
Mẫu 7B nhanh chóng xuất hiện sau mẫu 7A, động cơ 1.5 lít, 35 bhp và loại thể thao 7 Sport mạnh hơn với máy 1.9 lit, 46 bhp.
Mẫu 7C giới thiệu năm 1935, trang bị động cơ 1.6 lít, 36 bhp, thay thế cho 7B.
Mẫu 7 Sport được thay thế bởi mẫu 11 Légère.
Mẫu 7A chỉ có loại sedan 4 cửa, còn 7B và 7 Sport còn có loại 2 cửa mui xếp và loại 2 chỗ ngồi.
Mẫu 11 CV giới thiệu vào năm 1935 - dài và rộng hơn mẫu 7CV, có máy 1.911 cc của chiếc 7 Sport.
Cũng trong năm 1935, mẫu V8 22CV được công bố nhưng chẳng bao giờ được sản xuất.
Năm 1936, tất cả xe Traction Avant được trang bị cơ cấu lái bánh răng. Cản xe được sơn thay vì mạ crôm như các đời trước.
Năm 1938, mẫu 15 Six động cơ 6 máy, được giới thiệu, dù chỉ có 90 chiếc được bán ra. Có dung tích 2.8 lít, 6 xy lanh cho ra 77 bhp, chiếc 15 Six đạt tốc độ tối đa 130 km/h.
Mẫu 11BL và 11 B được tăng thêm 10 bhp công suất, và có thêm chữ "Performance" vào phía sau tên gọi vào năm 1939.
Từ 1940 đến 1946, sản xuất bị ngừng trệ. Mẫu mui xếp bị bỏ hẳn, chỉ vài trăm chiếc được sản xuất, trong đó có 1o chiếc 15 Six Limousin.
Sau chiến tranh sản xuất được phục hồi, Citroën giới thiệu 3 mẫu tại Triễn lãm xe Paris 1946 - mẫu 11 Légère, 11 Normale và mẫu 15 Six, toàn bộ là sedan.
Năm 1954, giới thiệu mẫu 15 Six H được trang bị hệ thống giảm xóc bánh sau bằng hơi thủy lực (hydropneumatic).
Với sự ra đời của mẫu DS19, cũng đồng thời là sự chấm hết cho mẫu 15 Six. Mẫu 11s cũng được thay thế bởi mẫu ID19 vào năm 1957.
Nguồn bản dịch copy chọn lọc từ otosaigon.
Chiếc trên 15 Six động cơ 6 máy, được giới thiệu trên, dù chỉ có 90 chiếc được bán ra. Có dung tích 2.8 lít, 6 xy lanh cho ra 77 bhp, chiếc 15 Six đạt tốc độ tối đa 130 km/h.
Hiện tại ở việt nam còn lại 2 chiếc loại 15 Six động cơ 6 máy.
Citroën DS 23
DS là cách chơi chữ viết tắt từ chữ Déesse trong tiếng Pháp, có nghĩa là Nữ Thần. Citroen DS được sản xuất và bán ra từ năm 1955 cho đến 1975. Chiếc DS có những đặc điểm như thân xe dài, láng luốt và mượt mà, hệ thống giảm xóc thủy lực, dẫn động cầu trước và một nội thất rộng rãi và cực kỳ tiện nghi.
Lịch sử các mẫu DS
1968 - 1975
Sau 10 năm được phát triển một cách bí mật nhằm tạo ra một hậu duệ xứng đáng cho chiếc Traction Avant huyền thoại, chiếc DS 19 đã được giới thiệu vào ngày 5-10-1955 tại Triễn Lãm Xe Hơi Paris. Sự xuất hiện của chiếc xe cùng với thiết kế đầy tính sáng tạo đã ngay lập tức hớp hồn tất cả công chúng và làm điên đảo ngành công nghiệp xe hơi. Có 743 đơn đặt hàng đã được ký trong vòng 15 phút đầu tiên, và khi kết thúc cuộc triễn lãm thì con số đã tăng lên đến 12.000 đơn đặt hàng.
Điểm đặc biệt gây sự chú ý từ cái nhìn đầu tiên là hệ thống giảm xóc của nó, khi đứng yên thì toàn bộ thân xe như xẹp xuống sát đất như một chú ếch đang nghỉ ngơi, nhưng một khi máy khởi động là chú ếch vươn mình đứng dậy, hệ thống thủy lực nâng gầm xe lên để sẵn sàng lao đi. Chúng ta sẽ có cơ hội để nói về hệ thống giảm xóc mang tính đột phá này trong một bài khác.
DS19 President, một bản phục chế xe của Tổng Thống Pháp
Tuy nhiên, do giá khá cao nên chiếc DS có doanh số cũng không nhiều lắm, và hãng đã cho giới thiệu tiếp mẫu ID (cũng là cách viết tắt chơi chữ từ Idée, có nghĩa là 'ý tưởng') vào năm 1957, nhằm đáp ứng các khách hàng hay cân nhắc chuyện giá cả. Chiếc ID cũng có cùng thiết kế thân xe với chiếc DS, nhưng động cơ lại mang tính truyền thống hơn. Mẫu wagon có tên Break ID cũng được giới thiệu vào năm 1958.
Tháng Chín năm 1962, chiếc xe được đổi mới ở phần mũi với thiết kế tăng thêm hiệu quả khí động học, gia tăng lượng không khí trao đổi và một, hai cải tiến khác. Một phiên bản nâng cấp hạng sang có tên DS Pallas được giới thiệu vào năm 1965. Mẫu này có những tính năng tiện nghi như cách âm tốt hơn, nệm ghế bằng da và các vành bánh xe được trang trí.
Năm 1967, lại một lần nữa chiếc xe được tái thiết kế. Phiên bản này có 2 đèn trước nhô lên hơn một chút, làm cho xe có hình dạng trông như cá mập. Đèn pha có thể đổi hướng theo tay lái, giúp cho tài xế có thể nhìn rõ ở góc quẹo. Mẫu wagon Break (tại thị trường Anh có tên là ID Safari) cũng được nâng cấp. Dầu thủy lực được đổi sang loại siêu công nghệ có tên là LHM (Liquide Hydraulique Minéral).
Để góp phần đa dạng hóa cho mẫu xe DS, mẫu DS mui xếp được trình làng từ năm 1958 cho đến 1973. Các mẫu mui xếp này hầu hết được xây dựng trên khung gầm của loại sedan và gia cố thêm tính chịu lực. Chịu trách nhiệm thiết kế dòng DS có số lượng giới hạn này là kỹ sư Pháp Henri Chapron. Ông Chapron cũng là người chế thêm các mẫu DS 2 cửa (DS coupe)và DS sedan kéo dài (DS Lorraine).
1972 Citroën DS Safari
Những chiếc động cơ DS và ID đã chứng minh được sự hoạt động bền bỉ trong suốt 20 năm. Thoạt đầu trong giai đoạn thiết kế, động cơ 6 máy ngang (Flat-6) dựa trên loại Flat-2 của chiếc Citroen 2CV đã được đề nghị nhưng bị phá sản do có rất nhiều trục trặc kỹ thuật.
Mẫu DS19 đầu tiên được lắp động cơ 3 xy-lanh dung tích 1911cc của loại Traction Avant. Sau đó thì được thay thế bằng động cơ 5 xy-lanh dung tích 1985cc vào năm 1965, với tên mẫu mới là DS19a, và từ Tháng 9-1969 thì tên là DS20.
Mẫu DS21 thì ra cùng đời năm 1965, nhưng động cơto hơn chút, 5 xy-lanh dung tích 2175cc. Đây cũng là loại động cơ mà sau này được tăng thêm công suất nhờ vào sự ra đời của hệ thống phun xăng điện tử (EFI) của hãng Bosch vào năm 1970. Vì vậy DS được coi là mẫu xe thương mại đầu tiên trên thế giới có hệ thống phun xăng điện tử.
Mẫu DS23 chào đời năm 1973, động cơ dung tích 2347cc với cả hai loại chế hòa khí và phun xăng điện tử.
DS23 Break
Các mẫu ID và những phiên bản khác cũng đi theo hành trình cải tiến tương tự, nhưng thường thì ra sau các mẫu DS cùng hạng khoảng 1 năm. Riêng các mẫu ID thì không có loại động cơ giống như DS23 và cũng không có phun xăng điện tử.
DS thật sự ngưng sản xuất vào năm 1975 cho dòng DS Saloon (sedan) và 1976 cho dòng DS Break (wagon), nhường chỗ cho một cái tên mới sau đó: Citroen CX.
Trong suốt thời kỳ tung hoành, chiếc DS đã cố giữ cho mình một bản sắc đi trước thời đại. Nào là hệt thống phanh dĩa trợ lực, rồi hệt thống giảm xóc thủy lực độc đáo như đã nói ở trên, đi kèm với cả hệ thống cân bằng tự động. Thêm nữa là tay lái trợ lực và hộp số bán tự động, vào thời đó thì những thứ này rất "dữ". Riêng phần mui xe cũng được làm bằng sợi thủy tinh để làm giảm trọng lượng thân xe. Còn nhiều nữa, nhưng trên hết vẫn là một thiết kế thân xe đầy tính khí động lực, với vẻ trơn láng tạo một cảm nhận về một vật thể đến từ tương lai.
Một vài mẫu Citroën DS 23
Dòng Citroen DS 23 nhập về việt nam năm 1973 - 1974 rất ít thì giải phóng miền nam việt nam
Và hiện tại chỉ còn lại khoảng 2 chiếc DS 23
Và đây là chiếc cuối cùng được nhập về VIỆT NAM ngày 14/09/1974 còn sót lại.
_____________________________
Chỉnh sửa cuối: