1. Vậy theo cụ "rừng có mạch" có có nghĩa là gì? Nó có liên quan đến về trước, khi đang nói đến vách hay không?
Cá nhân em thấy giải thích theo cách dưới đây logic (hai vế liên quan đến nhau) và có nghĩa:
Ở vế đầu tiên, chúng ta có thể dễ dàng giải nghĩa. Vách là nói về những bức tường ngăn cách các buồng xung quanh ngôi nhà, nói tai vách là nhân cách hóa cái vách lên, nói ở đâu cũng có vách, có tai để nghe mình nói nên mình phải cẩn thận. Ở vế thứ hai, “dừng” là một từ cổ chỉ những thanh tre nhỏ đan ken vào nhau để tạo thành xương vách (sau đó sẽ trát bùn lên) cho những ngôi nhà cổ thời xưa. Theo các nhà nghiên cứu, khi nói tới mạch dừng là nói tới sự hiển nhiên : dừng thì có khe, có mạch và cũng có thể lan truyền. Sự kết hợp hai vế cho ta thấy được cái nghĩa là “vách có tai, dừng có mạch” đừng có nói linh tinh nếu không dễ bị nghe, bị lộ, bị lan truyền bởi người đời.
Từ cổ "dừng" cũng được dùng trong một số câu khác như "Rút dây động dừng".
2. Câu này của cụ em xin phép không tranh luận vì nó trả khác nào ngày xưa Galilei bảo Trái Đất Hình Tròn trong khi Giáo Hội và tất cả người dân bảo không phải vậy.
3. Cây này của cụ thì em xin phép cười nhẹ một cái ạ. Vì từ lâu em miễn nhiễm với việc công kích cá nhân trong tranh luận rồi ạ.
Em vừa tra lại bản chú giải của cụ Lê văn Hòe. Quả đúng là em sai. Hóa ra là "tai vách mạch dừng" mới đúng. Dừng đây là cái thanh tre đan vào nhau thành vách, giữa các thanh tre có hở cái mạch, gọi là mạch dừng. Thế mà bao lâu này cứ hiểu mạch ở trên rừng.
Em xin lỗi và nhân tiện cảm ơn bác!