[Funland] Chuyện vặt hàng ngày

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
877
Động cơ
476,345 Mã lực
Mợ gửi cho cụ nhà bài phân tích chuyên sâu về tâm lý này, tự soi rọi thử xem có đỡ được chút nào không, vì bản chất hấp dẫn của mạng xã hội là nó cho người ta một không gian để trình diễn, ai cũng có công chúng. Trong mô hình Maslow, càng những cá nhân ít được thừa nhận (thể hiện) trong đời sống thực, càng say mê thể hiện mình trên mạng xã hội.

"Chúa Trời đứng một mình - nhưng quỷ sứ thì trái lại, nó tìm tới hội đoàn, nó nhiều vô kể"
(Henry David Thoreau - nói về Otofuners và mạng xã hội :)))

"“Mọi vấn đề của con người xuất phát từ chỗ họ không thể ngồi yên một mình trong phòng” - nhà toán học và triết học Pháp Blaise Pascal đã nói vậy vào giữa thế kỷ 17. Căn nguyên của các rắc rối, theo ông, là chúng ta luôn tìm cách chạy trốn bản thân. Không muốn đối diện với chính mình, tâm trí con người luôn lùng sục điều kích thích tiếp theo, như một con khỉ không thể ngừng văng mình tới cành cây trước mặt. Từ cãi vã với hàng xóm tới xung đột giữa các quốc gia, nhiều điều tệ hại bắt nguồn từ lý do này.

Chạy trốn bản thân

Năm ngoái, câu nói của Pascal được khoa học xác nhận. Trong một thí nghiệm của Trường đại học Virginia (Mỹ), những người tham gia được yêu cầu ngồi một mình 15 phút trong một căn phòng trống trơn, không có gì cả, ngoài một cái nút. Nếu bấm nút, họ sẽ bị điện giật.

Lẽ ra khoảng thời gian yên tĩnh này là cơ hội để người ta dừng lại, suy nghĩ, hồi tưởng, mơ màng. Nhưng với nhiều người, đó là một cực hình, đến nỗi họ tự nguyện bấm nút giật điện bản thân chỉ để có cái gì đó để làm, mặc dù trước khi thí nghiệm bắt đầu, họ đã được thử mức độ điện giật và ai cũng xác nhận là có được trả tiền cũng không muốn bị vậy.

Chưa bao giờ người ta lại dễ dàng chạy trốn bản thân như bây giờ. Không cần phải đợi về tới nhà để bật tivi lên nữa, bất cứ lúc nào và ở đâu, chỉ cần một cái gõ lên màn hình điện thoại là người ta sẽ được cuốn ra cái biển âm thanh hỗn độn của mạng xã hội.

Trong các quán cà phê, trên taxi, ở công viên, đâu đâu cũng là những con người toàn thân bất động, trừ một ngón tay cái đẩy lên đẩy xuống, mắt nhìn xuống, mặt vô hồn. Xác họ ở đó, nhưng hồn họ thì đang xô đẩy trong đám đông nhốn nháo trên mạng.

Túc trực từ sáng tới tối, đám đông này làu bàu, gầm gừ, lê lết từ tường nhà này tới tường nhà kia, từ trang tin này tới diễn đàn nọ, giật status, like, share, còm, kết bạn, theo dõi, block. Trên mạng, con khỉ tâm trí có vô vàn cành cây để nhảy nhót.

Con người hiện đại không biết phải làm gì với chính mình, và nếu người ta sẵn sàng giật điện bản thân chỉ vì buồn chán thì chúng ta có thể hình dung họ có thể làm những gì với người khác. Đám đông ưa thích hai trạng thái, một là dạy dỗ, chỉ bảo, ban phát lòng thương; hai là chê bai, giễu cợt, phẫn nộ.

Lúc nào cũng đắc thắng, họ luôn tin rằng mình đúng và thế giới cần phải biết tới các phát ngôn của mình. Không trực tiếp làm chết người như đánh trộm chó ở ngoài đời, họ truy lùng và dồn các nạn nhân của mình vào chân tường cho tới khi những người này phải tự tử như cô bé bị lộ video clip, hay phải van xin như cậu thanh niên Hào Anh: “Đừng cho tôi thêm gì nữa. Xin mọi người cho tôi được sống tự nhiên”.

Năm 2012, một nghiên cứu của Đại học Chicago cho thấy cưỡng lại thèm khát truy cập mạng xã hội còn khó khăn hơn khước từ thức ăn và tình dục. Sức hấp dẫn của mạng xã hội tới từ chỗ nó cho người ta một không gian để trình diễn. Ai cũng có công chúng.

Câu của Andy Warhol - một họa sĩ Mỹ nổi tiếng về nghệ thuật đại chúng (pop art): “Trong tương lai, mỗi người sẽ nổi tiếng 15 phút” có thể được bổ sung thêm: “Mỗi người sẽ nổi tiếng với 15 người”. Mỗi cái like, chia sẻ, bình luận tán thưởng là thêm một mơn trớn cho cái tôi của người đăng tin, một lần nữa khẳng định giá trị, trí thông minh, sự hóm hỉnh của họ, dù đó chỉ là bức ảnh chụp bát bún thang buổi trưa.

Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong công cuộc xây dựng hình ảnh cá nhân. Chúng ta trở nên kỳ quặc mà không hề biết.

Hãy hình dung cách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnh con cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh con mèo, ảnh bữa nhậu, ảnh lái ôtô, ảnh hai bàn chân mình, ảnh mình trong buồng tắm, lên bàn - chắc hẳn người đó sẽ nhận được những ánh mắt ái ngại. Trên Facebook, ái kỷ không những được khuyến khích, nó là mục tiêu chính.

Căn bệnh tâm lý mới nhất của xã hội hiện đại là bệnh “sợ bị bỏ lỡ”. Qua một đêm, sau một cuộc họp, thậm chí khi vừa làm tình xong, điều đầu tiên người ta làm là vồ lấy cái điện thoại. Biết đâu vừa có chuyện gì mới xảy ra, ta không thể vắng mặt.

Mà những chuyện như vậy thì vô vàn: học giả thơm hoa hậu, người mẫu ngủ dạng chân, nguyên thủ quốc gia không cài áo vest, các án mạng ly kỳ nối đuôi nhau.

Chiếc điện thoại thông minh đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn.

Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp.

Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt và ghen tị với cuộc sống của người khác như một kẻ đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi.

Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái newsfeed để hòng tìm được một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.

Bình tâm ở giữa đời thực

Mê man với nhau trên mạng, chúng ta đang có nguy cơ đánh mất khả năng kết nối với những cái lớn hơn trong cuộc sống, khả năng cảm nhận thế giới. Thay vì bình tâm ngắm buổi hoàng hôn lộng lẫy, chúng ta điên cuồng tìm những cái lọc khác nhau để chụp mấy chục cái ảnh, rồi bận rộn chọn một cái “đạt” nhất để post lên, băn khoăn nghĩ một lời tựa hấp dẫn.

Thay vì sống trong thế giới thật, người ta bị ám ảnh bởi thế giới ảo. Không có hình tượng nào thể hiện điều này rõ hơn hình ảnh một bà mẹ trẻ vừa cho con bú vừa lướt web. Việc post ảnh đứa bé sơ sinh lên mạng trở nên quan trọng hơn việc ngắm nhìn nó bú mẹ và cảm thấy được kết nối với vũ trụ.
Trong tiểu thuyết The Circle, tác giả Dave Eggers vẽ ra một xã hội mà mọi chi tiết, dù nhỏ nhất, của cuộc sống con người đều được chia sẻ trên mạng, và mọi người phấn đấu để trở thành các công dân mạng tích cực nhất.

Họ thức cả đêm để like, bình luận, post, tweet, càng hăng hái thì càng được nhiều điểm, nhiều “bạn”, nhiều lời khen. Thực tế không quá xa xôi với câu chuyện viễn tưởng này.

Đứng trước bức Mona Lisa ở Bảo tàng Louvre, Paris, tất cả du khách đều nhìn kiệt tác này qua màn hình điện thoại của mình. Dường như họ chỉ có thể trải nghiệm thế giới thông qua một lớp màng điện tử. Cái gì không được ghi vào bộ nhớ điện thoại, cái đó không tồn tại.

Người ta đánh đổi mọi riêng tư thầm kín để chạy theo một quá trình tự trình diễn vô tận, không có thời điểm hạ màn, với mục tiêu tạo tối đa sự chú ý của người khác.

Sự chú ý là ôxy, và mỗi cái post là một cố gắng để người ta ngoi lên mặt nước chốc lát, để rồi lại bị làn sóng mới của newsfeed tràn qua nhấn chìm. Mỗi lần ngoi lên là một lần chống lại cảm giác bị bỏ rơi, bị nằm ngoài cuộc.

Ý nghĩa và sự thành công của một ngày nghỉ, của một chuyến đi, rộng hơn là của cả cuộc đời, được đo bởi số lượng like.

Đã tới lúc chúng ta cần tách ra khỏi đám đông, khước từ chuyên chế của nó. Người ta chỉ có thể lắng nghe tiếng nói bên trong mình nếu bỏ được ra ngoài sự ồn ào xung quanh.

Chúng ta cần đứng riêng để tìm ra mình, để bảo vệ tư duy độc lập và nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm. Triết gia Soren Kierkegaard coi đám đông là tập hợp những người lẩn tránh sự nhọc nhằn của quá trình phát triển bản thân. Ma lực của đám đông đã được nhắc tới từ rất sớm.

“Không đi theo đám đông để làm điều xấu” là một câu trong Kinh Thánh. Không chỉ đơn giản là “không làm điều xấu”, mà cụ thể là “không đi theo đám đông để làm điều xấu”. Trong một loạt thí nghiệm nổi tiếng của Solomon Asch cách đây 60 năm, người tham gia thí nghiệm ngồi cùng với một số người khác (thực chất là những người đồng mưu với Asch). Mọi người trong nhóm được yêu cầu so sánh độ dài của một số đường thẳng - một bài tập cho trẻ con.

Tuy nhiên, nếu những người đồng mưu nhất loạt cùng chọn một câu trả lời rõ ràng là sai thì tới 30% trường hợp người tham gia thí nghiệm sẽ từ bỏ đánh giá cá nhân của mình để vào hùa với đám đông.

Trạng thái một mình là cần thiết để phát triển bản sắc và nuôi dưỡng sự sáng tạo.

Ralph Waldo Emerson, nhà thơ lớn của Mỹ thế kỷ 19, viết: “Người gây cảm hứng và dẫn đường cần tách khỏi những người khác, để không phải sống, thở, đọc và viết hằng ngày dưới gông cùm của những ý kiến của họ”.

Một mình không có nghĩa là phải tách khỏi người khác một cách vật lý. Một mình là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập, nó không được đo bởi khoảng cách vật lý giữa một cá nhân và những người xung quanh.

Các ẩn sĩ hiện đại không cần thiết phải lên núi. Họ vẫn ở trong xã hội, yên lặng, quan sát và tìm hiểu thế giới. Họ tự do trước các con sóng của đám đông để có thể quan tâm tới cộng đồng một cách sâu sắc hơn, đóng góp cho cộng đồng một cách hiểu biết hơn.

Vẻ đẹp của người đứng một mình là vẻ đẹp tự tại, với một niềm vui tự thân. Một niềm vui mà như nhà tu hành David Steindl-Rast diễn tả, không phụ thuộc vào những điều đang xảy ra."
(Đặng Hoàng Giang)
 
Chỉnh sửa cuối:

Mưa tháng 11

Xe tăng
Biển số
OF-545767
Ngày cấp bằng
14/12/17
Số km
1,321
Động cơ
185,150 Mã lực
Con người ngày càng mất nhiều thời gian hơn vì các mối quan hệ xã hội và giá trị của mỗi người dường như ngày càng được khẳng định qua tương tác xã hội. Đặc biệt gần đây các công nghệ mới tăng cường kích hoạt giá trị của mối quan hệ này qua các nút tính điểm, và kèm theo đó là các reward bằng nhiều hình thức khác nhau. Trước đây kiểu hội hè đàn đúm, sống vì cộng đồng, vì hội nhóm phổ biến hơn ở phương Đông (Việt Nam là một điển hình); nhưng giờ đây phương Tây cũng đang cuồng lên vì điều này. Ha ha, VN mình có khi đi trước phương Tây ấy, kiểu "trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường", có chuyện gì cũng tông tốc kể hết cho thiên hạ. Giờ lại có thêm công nghệ hỗ trợ thì truyền thống lại càng "phát huy".
 

Cool_Car

Xe hơi
Biển số
OF-599999
Ngày cấp bằng
20/11/18
Số km
194
Động cơ
128,174 Mã lực
Đơn giản là cụ vào cái ảnh có con nhà cụ report cho anh Xoăn biết đó là hình ảnh còn nhà cụ và bị đaqng bất hợp pháp. Anh xoăn có thể sẽ khoá FB ông đó luôn đỡ phải đăng tiếp.
 

MAY HƠN KHÔN60

Xe buýt
Biển số
OF-746846
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
989
Động cơ
68,668 Mã lực
Nơi ở
HBT-HN
Nhiều người nghiện FB nhưng họ quên mất quyền tự do cá nhân và quyền riêng tư;
 

tunglam2806

Xe tăng
Biển số
OF-823804
Ngày cấp bằng
12/12/22
Số km
1,786
Động cơ
34,015 Mã lực
May quá nhà e ko có ai bị thần phây nhập. Riêng 2vc e fb từ 2012 tới h ko quá 5 bài. Bệnh này khó chữa làm. Thôi cứ để "cụ ông 40t" cúng tiếp đi
 

New Audi R8

Xe buýt
Biển số
OF-555551
Ngày cấp bằng
26/2/18
Số km
946
Động cơ
122,032 Mã lực
Thuê bọn dịch vụ nó đánh sập fb là xong mợ ạ
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
11,847
Động cơ
1,332,383 Mã lực
Em có ông bạn 46,47 gì đó mỗi lần đi đâu ông chụp một loạt rồi post dần, có lúc lôi ảnh từ 2 năm trước ra post.
hắn post là em cmt mỗi từ hâm,
 

xedaprach

Xe điện
Biển số
OF-76843
Ngày cấp bằng
2/11/10
Số km
2,720
Động cơ
88,728 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bệnh này khó chữa lắm, chỉ để tự khỏi được thôi. Trước người nhà em cũng bị mấy trường hợp, toàn các chị em, may quá sau 1 thời gian tự khỏi, giờ cấm tiệt chả đăng gì cả.
Ah mà đúng là nó dễ nhiễm với những đội có tý chức quyền nhưng hay rảnh, có bà chị thôi chức cái tự khỏi luôn.
 

vanhai493

Xe điện
Biển số
OF-531493
Ngày cấp bằng
10/9/17
Số km
3,395
Động cơ
337,390 Mã lực
Bẩm các cụ, chuyện là cụ ông nhà cháu (40t rồi, cũng không còn trẻ mấy) có một thói quen khiến cháu thật khó chịu đó là hay post ảnh và status trên Facebook. Cháu thì thấy rất ghét điều đó mà góp ý, phân tích nặng nhẹ ông ấy cũng không chịu nghe vì "Facebook anh, anh thích post gì kệ anh". Ngày thường post, ngày Tết còn post đến khủng hoảng. Các cụ cứ tưởng tượng 30 tết, giao thừa, mùng 1, mùng 2,... không một ngày nào thiếu bài: dọn dẹp - post, đi chơi - post, giao thừa - post, lì xì - post. Ông post ảnh của ông, post ảnh của cháu, của bọn trẻ con nhà cháu bất kể lúc nào có thể (chế độ để public). Điều đó thực sự khiến cháu khó chịu vì chuyện gì cũng bị bày ra cho thiên hạ vào like với bình luận, rặt một lũ nịnh bợ (bạn ông ấy - cháu không quen) vào cảm thán.
Cháu không biết phải làm sao để hết được bệnh này, cháu gọi đó là bệnh vì cháu ghét đến nỗi muốn phát oẹ (sorry các cụ). Cháu cảm thấy nó thực sự phiền đến cháu vì tính cháu thì già trước tuổi, lại thêm cái tính xấu là cầu toàn, giữ hình ảnh, cộng thêm ít tham vọng phấn đấu công danh nên yêu cầu mọi thứ phải thật đẹp, chuẩn chỉ, và kín tiếng; con của cháu còn nhiều cơ hội phát triển tương lai sau này, biết đâu đấy, mà nhiều khi hình ảnh cũng phải chú ý từ nhỏ.
Cháu thật chỉ muốn kiện cả ông Mark Zuckerberg và cả cụ ông nhà cháu vì gây ảnh hưởng trực tiếp + gián tiếp đến cuộc sống cũng như tinh thần của cháu quá. Các cụ có cách gì giúp cháu cai nghiện được cho cụ ông nhà cháu thì cháu thật lòng biết ơn ạ.
K thích show lên thì gỡ/chặn kb nhé
Fb ng ta thích thì làm là viec cua ng ta la dung roi
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,157
Động cơ
454,564 Mã lực
Mợ gửi cho cụ nhà bài phân tích chuyên sâu về tâm lý này, tự soi rọi thử xem có đỡ được chút nào không, vì bản chất hấp dẫn của mạng xã hội là nó cho người ta một không gian để trình diễn, ai cũng có công chúng. Trong mô hình Maslow, càng những cá nhân ít được thừa nhận (thể hiện) trong đời sống thực, càng say mê thể hiện mình trên mạng xã hội.

"Chúa Trời đứng một mình - nhưng quỷ sứ thì trái lại, nó tìm tới hội đoàn, nó nhiều vô kể"
(Henry David Thoreau - nói về Otofuners và mạng xã hội :)))

"“Mọi vấn đề của con người xuất phát từ chỗ họ không thể ngồi yên một mình trong phòng” - nhà toán học và triết học Pháp Blaise Pascal đã nói vậy vào giữa thế kỷ 17. Căn nguyên của các rắc rối, theo ông, là chúng ta luôn tìm cách chạy trốn bản thân. Không muốn đối diện với chính mình, tâm trí con người luôn lùng sục điều kích thích tiếp theo, như một con khỉ không thể ngừng văng mình tới cành cây trước mặt. Từ cãi vã với hàng xóm tới xung đột giữa các quốc gia, nhiều điều tệ hại bắt nguồn từ lý do này.

Chạy trốn bản thân

Năm ngoái, câu nói của Pascal được khoa học xác nhận. Trong một thí nghiệm của Trường đại học Virginia (Mỹ), những người tham gia được yêu cầu ngồi một mình 15 phút trong một căn phòng trống trơn, không có gì cả, ngoài một cái nút. Nếu bấm nút, họ sẽ bị điện giật.

Lẽ ra khoảng thời gian yên tĩnh này là cơ hội để người ta dừng lại, suy nghĩ, hồi tưởng, mơ màng. Nhưng với nhiều người, đó là một cực hình, đến nỗi họ tự nguyện bấm nút giật điện bản thân chỉ để có cái gì đó để làm, mặc dù trước khi thí nghiệm bắt đầu, họ đã được thử mức độ điện giật và ai cũng xác nhận là có được trả tiền cũng không muốn bị vậy.

Chưa bao giờ người ta lại dễ dàng chạy trốn bản thân như bây giờ. Không cần phải đợi về tới nhà để bật tivi lên nữa, bất cứ lúc nào và ở đâu, chỉ cần một cái gõ lên màn hình điện thoại là người ta sẽ được cuốn ra cái biển âm thanh hỗn độn của mạng xã hội.

Trong các quán cà phê, trên taxi, ở công viên, đâu đâu cũng là những con người toàn thân bất động, trừ một ngón tay cái đẩy lên đẩy xuống, mắt nhìn xuống, mặt vô hồn. Xác họ ở đó, nhưng hồn họ thì đang xô đẩy trong đám đông nhốn nháo trên mạng.

Túc trực từ sáng tới tối, đám đông này làu bàu, gầm gừ, lê lết từ tường nhà này tới tường nhà kia, từ trang tin này tới diễn đàn nọ, giật status, like, share, còm, kết bạn, theo dõi, block. Trên mạng, con khỉ tâm trí có vô vàn cành cây để nhảy nhót.

Con người hiện đại không biết phải làm gì với chính mình, và nếu người ta sẵn sàng giật điện bản thân chỉ vì buồn chán thì chúng ta có thể hình dung họ có thể làm những gì với người khác. Đám đông ưa thích hai trạng thái, một là dạy dỗ, chỉ bảo, ban phát lòng thương; hai là chê bai, giễu cợt, phẫn nộ.

Lúc nào cũng đắc thắng, họ luôn tin rằng mình đúng và thế giới cần phải biết tới các phát ngôn của mình. Không trực tiếp làm chết người như đánh trộm chó ở ngoài đời, họ truy lùng và dồn các nạn nhân của mình vào chân tường cho tới khi những người này phải tự tử như cô bé bị lộ video clip, hay phải van xin như cậu thanh niên Hào Anh: “Đừng cho tôi thêm gì nữa. Xin mọi người cho tôi được sống tự nhiên”.

Năm 2012, một nghiên cứu của Đại học Chicago cho thấy cưỡng lại thèm khát truy cập mạng xã hội còn khó khăn hơn khước từ thức ăn và tình dục. Sức hấp dẫn của mạng xã hội tới từ chỗ nó cho người ta một không gian để trình diễn. Ai cũng có công chúng.

Câu của Andy Warhol - một họa sĩ Mỹ nổi tiếng về nghệ thuật đại chúng (pop art): “Trong tương lai, mỗi người sẽ nổi tiếng 15 phút” có thể được bổ sung thêm: “Mỗi người sẽ nổi tiếng với 15 người”. Mỗi cái like, chia sẻ, bình luận tán thưởng là thêm một mơn trớn cho cái tôi của người đăng tin, một lần nữa khẳng định giá trị, trí thông minh, sự hóm hỉnh của họ, dù đó chỉ là bức ảnh chụp bát bún thang buổi trưa.

Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong công cuộc xây dựng hình ảnh cá nhân. Chúng ta trở nên kỳ quặc mà không hề biết.

Hãy hình dung cách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnh con cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh con mèo, ảnh bữa nhậu, ảnh lái ôtô, ảnh hai bàn chân mình, ảnh mình trong buồng tắm, lên bàn - chắc hẳn người đó sẽ nhận được những ánh mắt ái ngại. Trên Facebook, ái kỷ không những được khuyến khích, nó là mục tiêu chính.

Căn bệnh tâm lý mới nhất của xã hội hiện đại là bệnh “sợ bị bỏ lỡ”. Qua một đêm, sau một cuộc họp, thậm chí khi vừa làm tình xong, điều đầu tiên người ta làm là vồ lấy cái điện thoại. Biết đâu vừa có chuyện gì mới xảy ra, ta không thể vắng mặt.

Mà những chuyện như vậy thì vô vàn: học giả thơm hoa hậu, người mẫu ngủ dạng chân, nguyên thủ quốc gia không cài áo vest, các án mạng ly kỳ nối đuôi nhau.

Chiếc điện thoại thông minh đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn.

Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp.

Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt và ghen tị với cuộc sống của người khác như một kẻ đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi.

Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái newsfeed để hòng tìm được một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.

Bình tâm ở giữa đời thực

Mê man với nhau trên mạng, chúng ta đang có nguy cơ đánh mất khả năng kết nối với những cái lớn hơn trong cuộc sống, khả năng cảm nhận thế giới. Thay vì bình tâm ngắm buổi hoàng hôn lộng lẫy, chúng ta điên cuồng tìm những cái lọc khác nhau để chụp mấy chục cái ảnh, rồi bận rộn chọn một cái “đạt” nhất để post lên, băn khoăn nghĩ một lời tựa hấp dẫn.

Thay vì sống trong thế giới thật, người ta bị ám ảnh bởi thế giới ảo. Không có hình tượng nào thể hiện điều này rõ hơn hình ảnh một bà mẹ trẻ vừa cho con bú vừa lướt web. Việc post ảnh đứa bé sơ sinh lên mạng trở nên quan trọng hơn việc ngắm nhìn nó bú mẹ và cảm thấy được kết nối với vũ trụ.
Trong tiểu thuyết The Circle, tác giả Dave Eggers vẽ ra một xã hội mà mọi chi tiết, dù nhỏ nhất, của cuộc sống con người đều được chia sẻ trên mạng, và mọi người phấn đấu để trở thành các công dân mạng tích cực nhất.

Họ thức cả đêm để like, bình luận, post, tweet, càng hăng hái thì càng được nhiều điểm, nhiều “bạn”, nhiều lời khen. Thực tế không quá xa xôi với câu chuyện viễn tưởng này.

Đứng trước bức Mona Lisa ở Bảo tàng Louvre, Paris, tất cả du khách đều nhìn kiệt tác này qua màn hình điện thoại của mình. Dường như họ chỉ có thể trải nghiệm thế giới thông qua một lớp màng điện tử. Cái gì không được ghi vào bộ nhớ điện thoại, cái đó không tồn tại.

Người ta đánh đổi mọi riêng tư thầm kín để chạy theo một quá trình tự trình diễn vô tận, không có thời điểm hạ màn, với mục tiêu tạo tối đa sự chú ý của người khác.

Sự chú ý là ôxy, và mỗi cái post là một cố gắng để người ta ngoi lên mặt nước chốc lát, để rồi lại bị làn sóng mới của newsfeed tràn qua nhấn chìm. Mỗi lần ngoi lên là một lần chống lại cảm giác bị bỏ rơi, bị nằm ngoài cuộc.

Ý nghĩa và sự thành công của một ngày nghỉ, của một chuyến đi, rộng hơn là của cả cuộc đời, được đo bởi số lượng like.

Đã tới lúc chúng ta cần tách ra khỏi đám đông, khước từ chuyên chế của nó. Người ta chỉ có thể lắng nghe tiếng nói bên trong mình nếu bỏ được ra ngoài sự ồn ào xung quanh.

Chúng ta cần đứng riêng để tìm ra mình, để bảo vệ tư duy độc lập và nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm. Triết gia Soren Kierkegaard coi đám đông là tập hợp những người lẩn tránh sự nhọc nhằn của quá trình phát triển bản thân. Ma lực của đám đông đã được nhắc tới từ rất sớm.

“Không đi theo đám đông để làm điều xấu” là một câu trong Kinh Thánh. Không chỉ đơn giản là “không làm điều xấu”, mà cụ thể là “không đi theo đám đông để làm điều xấu”. Trong một loạt thí nghiệm nổi tiếng của Solomon Asch cách đây 60 năm, người tham gia thí nghiệm ngồi cùng với một số người khác (thực chất là những người đồng mưu với Asch). Mọi người trong nhóm được yêu cầu so sánh độ dài của một số đường thẳng - một bài tập cho trẻ con.

Tuy nhiên, nếu những người đồng mưu nhất loạt cùng chọn một câu trả lời rõ ràng là sai thì tới 30% trường hợp người tham gia thí nghiệm sẽ từ bỏ đánh giá cá nhân của mình để vào hùa với đám đông.

Trạng thái một mình là cần thiết để phát triển bản sắc và nuôi dưỡng sự sáng tạo.

Ralph Waldo Emerson, nhà thơ lớn của Mỹ thế kỷ 19, viết: “Người gây cảm hứng và dẫn đường cần tách khỏi những người khác, để không phải sống, thở, đọc và viết hằng ngày dưới gông cùm của những ý kiến của họ”.

Một mình không có nghĩa là phải tách khỏi người khác một cách vật lý. Một mình là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập, nó không được đo bởi khoảng cách vật lý giữa một cá nhân và những người xung quanh.

Các ẩn sĩ hiện đại không cần thiết phải lên núi. Họ vẫn ở trong xã hội, yên lặng, quan sát và tìm hiểu thế giới. Họ tự do trước các con sóng của đám đông để có thể quan tâm tới cộng đồng một cách sâu sắc hơn, đóng góp cho cộng đồng một cách hiểu biết hơn.

Vẻ đẹp của người đứng một mình là vẻ đẹp tự tại, với một niềm vui tự thân. Một niềm vui mà như nhà tu hành David Steindl-Rast diễn tả, không phụ thuộc vào những điều đang xảy ra."
(Đặng Hoàng Giang)
Bài viết có vẻ nghiên cứu kỹ, nhưng viết dài quá, phản tác dụng, đọc ù cả tai, nhoè cả mắt
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe bọ xít

Xe container
Biển số
OF-67258
Ngày cấp bằng
28/6/10
Số km
9,049
Động cơ
547,854 Mã lực
nhà e thì cãi nhau suốt vì chuyện post bài fb này rồi. Nhà e thì ngược lại,gấu thích đưa con cái lên khoe,e thì cực kỳ dị ứng chuyện đó. Thích post gì thì post nhưng riêng con cái thì tuyệt đối ko bao giờ được đưa lên cho cả xã hội biết. Giờ người ghét mình nhiều hơn người yêu mình nên riêng con cái thì cấm luôn! Đỉnh điểm tí thì đâm đơn chỉ vì việc post ảnh con cái lên FB :D
Giàu khoe chó, khó khoe con, khoe con là dễ nhất :))
 

Tony_Le

Xe container
Biển số
OF-710012
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
7,201
Động cơ
199,803 Mã lực
Hôm nào lỡ tay post clip full không che là tới.
 

New car 2023

Xe container
Biển số
OF-796459
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
6,700
Động cơ
115,556 Mã lực
Ông cụ 40t này giống hệt "bà cụ" bạn của em nay 44 cái xuân. Ngày nào cũng post ít nhất 2 lần mọi thứ trên đời. Đôi khi đi cà phê cùng em toàn phải né dính ảnh để tránh bị post lên. Đến khổ
Đấy mới là post lên khoe hàng thôi bác ạ.
Ông bạn tôi, đang đi xe máy, dừng phắt lại bên đường chọt chọt ...., sau tôi hỏi thì bẩu: "À, vừa nãy anh dừng lại trả lời cái comment của bà bạn.".
Hỏi tiếp: Đcm, anh đợi dăm phút, bây giờ mới reply có được không, thì hắn cóc trả lời.
 

haiyen1012

Xe điện
Biển số
OF-586932
Ngày cấp bằng
26/8/18
Số km
3,463
Động cơ
256,927 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Fb nó như căn nhà của mình, bạn bè là hàng xóm. Có người thích đóng cửa im ỉm, có người thích mở toang cửa cho thiên hạ thấy nhà mình có gì, còn một số người thì khôn ngoan hơn tốt khoe xấu che
 

2022

Đi bộ
Biển số
OF-822105
Ngày cấp bằng
6/11/22
Số km
5
Động cơ
381 Mã lực
Tuổi
113
Cháu có một chuyện tức anh ách, nói ra thì lại bảo hẹp hòi không biết thông cảm, nhưng cháu cũng chán cả ngấy mà không biết điều trị cách nào.

Chuyện là ông cụ nhà cháu (40 tuổi) ngày nào cũng sớm thì 9 giờ tối mới về, muộn thì 11h về, 360/365 ngày, thứ 7 chủ nhật đi miết. Cụ ông nhà cháu làm nghề xây dựng 🐜 trúc. Nhiều lúc cháu nghĩ nghề méo gì mà vất vả dữ. Nói nặng nói nhẹ chả ăn thua. Xưa thì muộn hơn đấy, chả ở được cháu đòi chia ✋ thì bây giờ có gọi là sớm hơn xíu. Nhưng ngày nào cũng 9,10h tối mới lê cái thân về, thành ra cháu chán cũng chả muốn nấu cơm. Nấu nướng bày đặt ra rồi ngồi ăn một mình không có ăn được mấy (con cháu còn nhỏ nên ăn trước rồi, và ăn chế độ riêng). Nên cháu hay nấu nướng ăn uống qua loa, xong chuẩn bị cho con đi ngủ, khi ấy mới thấy cụ nhà cháu lò dò về, lục mâm cơm bảo không có gì ăn à? Cháu bảo: anh muốn ăn ngon thì về sớm, còn về muộn một mình em ăn nên em cũng không muốn nấu.

Thế ạ. Chán chả buồn nói. Kể ra lại bảo không biết thông cảm hay là thương cho người vất vả đi làm nhưng mà nó đang làm cho cháu chả muốn vun vén cái gia đình nữa: không muốn nấu nướng, không muốn dọn dẹp, cháu thấy chả giống một cái tổ ấm tẹo nào. Cháu không biết tại sao, cụ nhà cháu càng hay về muộn cháu lại càng chẳng muốn làm cái gì, chứ cháu là người mà rất đam mê việc nhà và thích nấu nướng, nấu ăn ngon ạ.

Nói về kinh tế thì nhà cháu cũng không nghèo, cũng kiểu nhà nọ nhà kia ở chả hết, đất nọ đất kia để dành. Thế nhưng mà vc thì như dở hơi.

Thế các cụ bảo cháu có sai không? Nay cũng thế, tức quá chả ngủ được.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top