- Biển số
- OF-518852
- Ngày cấp bằng
- 29/6/17
- Số km
- 3,226
- Động cơ
- 212,103 Mã lực
- Nơi ở
- Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
- Website
- chaogangviet.vn
Hải Phòng- TP hoa phượng đỏ mà các cụ nhỉ, nay lại đổi phong cách ạ
...
Những cây mít trồng dọc phố Tam Bạc, quận Hồng Bàng trĩu quả khiến nhiều người thích thú nhưng không ít ý kiến lo ngại cây dễ gãy cành, trái bị vặt trộm.
Huyền My, 30 tuổi, ở phường Đông Khê, quận Ngô Quyền bất ngờ mỗi khi đi làm qua phố Tam Bạc, phường Hạ Lý, bởi nhiều cây mít cao 3-5 m, trồng dọc vỉa hè bắt đầu ra trái. Không ít cây có hơn chục quả nhỏ lúc lỉu sát gốc.
Lần đầu thấy cây ăn quả trồng trên vỉa hè, My nói thích cảnh quan mới. Cuối tuần trước cô cũng rủ bạn bè ra chụp ảnh. "Sự thay đổi này rất thú vị, cảm giác nhìn các cây ra trái khiến tôi cảm nhận nơi sống xanh hơn, bình yên hơn", My nói.
Hàng cây mít trồng dọc trên vìa hè phố Tam Bạc, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, bắt đầu ra quả, chiều 1/5. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Hai hàng mít trồng dọc sông Tam Bạc từ năm 2022, thay cho hàng dương liễu bị chết khô tại phố đi bộ Thế Lữ, phường Hạ Lý. Hai bên vỉa hè quanh bờ sông dài hơn một km trên phố Thế Lữ và phố Tam Bạc có khoảng 150 cây. Nhiều cây đã cho trái từ năm 2023. Ngoài ra, các tuyến đường khác tại quận Ngô Quyền, Hải An, Lê Chân cũng trồng nhiều cây ăn trái như xoài, mít, vú sữa xen lẫn cây xanh đô thị thông thường.
Những loại cây ăn quả này xuất hiện khi Hải Phòng triển khai dự án trồng mới 5.000 cây xanh. Ngoài mít còn có gạo, hoa ban hoàng hậu, Osaka, phượng vĩ, xoài. Trong một cuộc họp báo thường kỳ khi đó, lãnh đạo thành phố cho biết, các loại cây được trồng đã nghiên cứu kỹ, chịu được gió bão, sống khỏe hơn cây phượng, vốn trồng lâu năm. Các loại cây mới được trồng theo từng khu vực, thử nghiệm hiệu quả rồi nhân rộng, điều này cũng mang lại sự đa dạng cho hệ thống cây xanh của thành phố.
Từ ngày vỉa hè trước nhà trồng thêm hàng mít, ông Văn Tuân, 65 tuổi, ở phố Tam Bạc, phường Hạ Lý nói cảm ơn thành phố đã "thay áo mới" cho nơi sống. Người đàn ông mở tiệm sửa xe tại nhà nói từ ngày có hàng mít, ngày nào cũng có hàng chục người đến chụp ảnh.
Thời gian gần đây, khi hàng cây mít bắt đầu ra quả, một số bài viết trên mạng xã hội đã tạo ra nhiều luồng tranh cãi. Một số người ủng hộ việc trồng cây ăn quả ở nơi công cộng vì muốn tăng diện tích cây xanh, tạo cảnh quan và có thể tạo nguồn cung cấp thực phẩm. Có người lại phản đối việc trồng cây ăn quả bởi lo ngại nếu cây bị gãy cảnh, quả rơi trúng người gây nguy hiểm. Không ít ý kiến thắc mắc "trái cây khi được thu hoạch sẽ thuộc về ai?".
Ông Tuân khẳng định mình và người dân sống tại đây không hái trộm. "Bỏ ra vài chục nghìn đồng đã mua được cân mít bóc sẵn, chứ ăn trộm mà bị phát hiện thì biết giấu mặt vào đâu", người đàn ông 65 tuổi nói. Ông cũng cho biết cây trồng trước nhà nên bản thân cũng có ý thức hơn, nếu thấy ai định vặt bẻ trộm đều nhắc nhở, mong giữ gìn cảnh quan.
Chị Ngọc Hà, 40 tuổi, nhân viên vệ sinh tại tuyến phố này cho biết năm ngoái một số cây mít đã ra quả, nhưng chưa kịp thu hoạch đã bị vặt trộm hết. Người dân và các nhân viên vệ sinh xung quanh có giám sát nhưng không hiệu quả.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, chủ tịch UBND phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, cho biết việc trồng ăn quả trên các tuyến đường của phường là chủ trương của thành phố, công ty cây xanh đảm nhận việc chăm sóc. "Người dân sống xung quanh tuyến phố cũng tích cực giúp các đơn vị bảo vệ cây", bà Bích nói.
Nhiều cây mít được trồng trên vỉa hè phố Tam Bạc, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng ra nhiều trái khiến người dân thích thú, chiều 1/5. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Ủng hộ việc trồng cây ăn quả xen với phượng vĩ, bằng lăng, xà cừ giúp phân tầng, phủ xanh thành phố, nhưng anh Thanh Tùng, 50 tuổi, ở phường Đằng Hải, quận Hải An, lo ngại các loại cây ăn quả có cành giòn, dễ gãy cành đặc biệt trong lúc mưa bão, giống lốc. Mạng xã hội từng chia sẻ một số trường hợp xe cộ đỗ ven đường hoặc trên vỉa hè bị quả mít, xoài rụng trúng, gây hư hại tài sản.
"Toàn là cây công cộng, nếu tài sản bị rơi trúng tôi biết bắt đền ai? Tốt nhất không nên trồng cây ăn quả trên đường, chỉ nên trồng trong công viên, khu vực ít người và xe di chuyển", anh Tùng nói.
Tiến sĩ Trương Văn Vinh, phó khoa Lâm Nghiệp, Đại học Nông Lâm TP HCM, cho biết lo ngại của người dân là có căn cứ. Việc lựa chọn cây trồng tại các khu đô thị hay trên các tuyến đường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, diện tích vỉa hè, hệ thống thoát nước, hệ thống điện cũng như kiến trúc xây dựng. Chính quyền cần nghiên cứu kỹ lưỡng, quy hoạch hợp lý để đảm bảo hiệu quả, phát huy hết vai trò của cây xanh nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo tính an toàn cho tính mạng con người và tài sản.
Theo ông Vinh, trồng cây ăn quả tại nơi công cộng có bốn nhược điểm lớn. Một là, quả chín rụng xuống đường có thể gây trơn trượt, nguy hiểm cho người dân và gây ô nhiễm môi trường. Trái cây có thể thu hút côn trùng như muỗi, kiến, ong ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Ngoài ra một số cây ăn quả có nhựa mủ rất độc hại, ví dụ như cây xoài, nhựa mủ có thể làm bỏng da, rất khó tẩy rửa khi dính vào quần áo hoặc ôtô dừng đậu dưới tán cây. Và cuối cùng, kích thước của cây ăn quả cùng hệ rễ nổi, phát rộng và dễ bị sâu bệnh, không nên trồng trong khu đô thị, công viên và đường phố.
Dọc hai bên bờ sông Tam Bạc, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng hiện trồng khoảng 150 cây mít. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Trước lo ngại của người dân, Sở Xây dựng Hải Phòng khẳng định các loại cây bóng mát, cây ăn quả, cây thân gỗ có hoa trồng trong giai đoạn này đều có sức sống dẻo dai, cấu tạo thân thẳng, tán lá rộng, lá xanh quanh năm.
Tiến sĩ Trương Văn Vinh cho rằng Việt Nam là xứ nhiệt đới, với hơn 2.500 loài cây thực vật thân gỗ nên lựa chọn, trồng thử nghiệm những loài phù hợp. Tốt nhất vẫn nên ưu tiên trồng những loài cây lâu năm, mọc chậm, là loài cây bản địa. Ngoài những chức năng của cây xanh đô thị, việc phát triển những loài cây bản địa còn đóng vai trò bảo tồn, gìn giữ những nguồn gen quý hiếm, tăng tính đa dạng góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng và giáo dục thế hệ trẻ về giá trị của thiên nhiên.
Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cũng cho biết trong quy hoạch về cây xanh trồng nơi công cộng không cấm trồng cây ăn quả nhưng vẫn cần hạn chế, tùy thuộc vào vị trí trồng cùng các điều kiện đi cùng.
"Các đơn vị cần có thẩm tra, kiểm tra điều kiện cần và đủ để được trồng, đồng thời phải lấy ý kiến nhận được sự đồng tình của người dân thay vì thích trồng là trồng", ông Nghiêm nói.
Anh Thanh Tùng nói dù mô hình trồng kết hợp làm đẹp cảnh quan, nhưng bản thân vẫn lo ngại mỗi khi di chuyển dưới các hàng cây ăn quả. Người này cho biết luôn dặn các thành viên trong gia đình không đỗ xe gần gốc cây, nên chọn đi các tuyến đường vòng nhằm tránh cây những ngày mưa gió.
"Đẹp thì đẹp nhưng đầy nguy hiểm, phòng còn hơn tránh", anh Tùng nói
ST: vnexpress
...
Những cây mít trồng dọc phố Tam Bạc, quận Hồng Bàng trĩu quả khiến nhiều người thích thú nhưng không ít ý kiến lo ngại cây dễ gãy cành, trái bị vặt trộm.
Huyền My, 30 tuổi, ở phường Đông Khê, quận Ngô Quyền bất ngờ mỗi khi đi làm qua phố Tam Bạc, phường Hạ Lý, bởi nhiều cây mít cao 3-5 m, trồng dọc vỉa hè bắt đầu ra trái. Không ít cây có hơn chục quả nhỏ lúc lỉu sát gốc.
Lần đầu thấy cây ăn quả trồng trên vỉa hè, My nói thích cảnh quan mới. Cuối tuần trước cô cũng rủ bạn bè ra chụp ảnh. "Sự thay đổi này rất thú vị, cảm giác nhìn các cây ra trái khiến tôi cảm nhận nơi sống xanh hơn, bình yên hơn", My nói.
Hàng cây mít trồng dọc trên vìa hè phố Tam Bạc, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, bắt đầu ra quả, chiều 1/5. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Hai hàng mít trồng dọc sông Tam Bạc từ năm 2022, thay cho hàng dương liễu bị chết khô tại phố đi bộ Thế Lữ, phường Hạ Lý. Hai bên vỉa hè quanh bờ sông dài hơn một km trên phố Thế Lữ và phố Tam Bạc có khoảng 150 cây. Nhiều cây đã cho trái từ năm 2023. Ngoài ra, các tuyến đường khác tại quận Ngô Quyền, Hải An, Lê Chân cũng trồng nhiều cây ăn trái như xoài, mít, vú sữa xen lẫn cây xanh đô thị thông thường.
Những loại cây ăn quả này xuất hiện khi Hải Phòng triển khai dự án trồng mới 5.000 cây xanh. Ngoài mít còn có gạo, hoa ban hoàng hậu, Osaka, phượng vĩ, xoài. Trong một cuộc họp báo thường kỳ khi đó, lãnh đạo thành phố cho biết, các loại cây được trồng đã nghiên cứu kỹ, chịu được gió bão, sống khỏe hơn cây phượng, vốn trồng lâu năm. Các loại cây mới được trồng theo từng khu vực, thử nghiệm hiệu quả rồi nhân rộng, điều này cũng mang lại sự đa dạng cho hệ thống cây xanh của thành phố.
Từ ngày vỉa hè trước nhà trồng thêm hàng mít, ông Văn Tuân, 65 tuổi, ở phố Tam Bạc, phường Hạ Lý nói cảm ơn thành phố đã "thay áo mới" cho nơi sống. Người đàn ông mở tiệm sửa xe tại nhà nói từ ngày có hàng mít, ngày nào cũng có hàng chục người đến chụp ảnh.
Thời gian gần đây, khi hàng cây mít bắt đầu ra quả, một số bài viết trên mạng xã hội đã tạo ra nhiều luồng tranh cãi. Một số người ủng hộ việc trồng cây ăn quả ở nơi công cộng vì muốn tăng diện tích cây xanh, tạo cảnh quan và có thể tạo nguồn cung cấp thực phẩm. Có người lại phản đối việc trồng cây ăn quả bởi lo ngại nếu cây bị gãy cảnh, quả rơi trúng người gây nguy hiểm. Không ít ý kiến thắc mắc "trái cây khi được thu hoạch sẽ thuộc về ai?".
Ông Tuân khẳng định mình và người dân sống tại đây không hái trộm. "Bỏ ra vài chục nghìn đồng đã mua được cân mít bóc sẵn, chứ ăn trộm mà bị phát hiện thì biết giấu mặt vào đâu", người đàn ông 65 tuổi nói. Ông cũng cho biết cây trồng trước nhà nên bản thân cũng có ý thức hơn, nếu thấy ai định vặt bẻ trộm đều nhắc nhở, mong giữ gìn cảnh quan.
Chị Ngọc Hà, 40 tuổi, nhân viên vệ sinh tại tuyến phố này cho biết năm ngoái một số cây mít đã ra quả, nhưng chưa kịp thu hoạch đã bị vặt trộm hết. Người dân và các nhân viên vệ sinh xung quanh có giám sát nhưng không hiệu quả.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, chủ tịch UBND phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, cho biết việc trồng ăn quả trên các tuyến đường của phường là chủ trương của thành phố, công ty cây xanh đảm nhận việc chăm sóc. "Người dân sống xung quanh tuyến phố cũng tích cực giúp các đơn vị bảo vệ cây", bà Bích nói.
Nhiều cây mít được trồng trên vỉa hè phố Tam Bạc, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng ra nhiều trái khiến người dân thích thú, chiều 1/5. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Ủng hộ việc trồng cây ăn quả xen với phượng vĩ, bằng lăng, xà cừ giúp phân tầng, phủ xanh thành phố, nhưng anh Thanh Tùng, 50 tuổi, ở phường Đằng Hải, quận Hải An, lo ngại các loại cây ăn quả có cành giòn, dễ gãy cành đặc biệt trong lúc mưa bão, giống lốc. Mạng xã hội từng chia sẻ một số trường hợp xe cộ đỗ ven đường hoặc trên vỉa hè bị quả mít, xoài rụng trúng, gây hư hại tài sản.
"Toàn là cây công cộng, nếu tài sản bị rơi trúng tôi biết bắt đền ai? Tốt nhất không nên trồng cây ăn quả trên đường, chỉ nên trồng trong công viên, khu vực ít người và xe di chuyển", anh Tùng nói.
Tiến sĩ Trương Văn Vinh, phó khoa Lâm Nghiệp, Đại học Nông Lâm TP HCM, cho biết lo ngại của người dân là có căn cứ. Việc lựa chọn cây trồng tại các khu đô thị hay trên các tuyến đường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, diện tích vỉa hè, hệ thống thoát nước, hệ thống điện cũng như kiến trúc xây dựng. Chính quyền cần nghiên cứu kỹ lưỡng, quy hoạch hợp lý để đảm bảo hiệu quả, phát huy hết vai trò của cây xanh nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo tính an toàn cho tính mạng con người và tài sản.
Theo ông Vinh, trồng cây ăn quả tại nơi công cộng có bốn nhược điểm lớn. Một là, quả chín rụng xuống đường có thể gây trơn trượt, nguy hiểm cho người dân và gây ô nhiễm môi trường. Trái cây có thể thu hút côn trùng như muỗi, kiến, ong ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Ngoài ra một số cây ăn quả có nhựa mủ rất độc hại, ví dụ như cây xoài, nhựa mủ có thể làm bỏng da, rất khó tẩy rửa khi dính vào quần áo hoặc ôtô dừng đậu dưới tán cây. Và cuối cùng, kích thước của cây ăn quả cùng hệ rễ nổi, phát rộng và dễ bị sâu bệnh, không nên trồng trong khu đô thị, công viên và đường phố.
Dọc hai bên bờ sông Tam Bạc, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng hiện trồng khoảng 150 cây mít. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Trước lo ngại của người dân, Sở Xây dựng Hải Phòng khẳng định các loại cây bóng mát, cây ăn quả, cây thân gỗ có hoa trồng trong giai đoạn này đều có sức sống dẻo dai, cấu tạo thân thẳng, tán lá rộng, lá xanh quanh năm.
Tiến sĩ Trương Văn Vinh cho rằng Việt Nam là xứ nhiệt đới, với hơn 2.500 loài cây thực vật thân gỗ nên lựa chọn, trồng thử nghiệm những loài phù hợp. Tốt nhất vẫn nên ưu tiên trồng những loài cây lâu năm, mọc chậm, là loài cây bản địa. Ngoài những chức năng của cây xanh đô thị, việc phát triển những loài cây bản địa còn đóng vai trò bảo tồn, gìn giữ những nguồn gen quý hiếm, tăng tính đa dạng góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng và giáo dục thế hệ trẻ về giá trị của thiên nhiên.
Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cũng cho biết trong quy hoạch về cây xanh trồng nơi công cộng không cấm trồng cây ăn quả nhưng vẫn cần hạn chế, tùy thuộc vào vị trí trồng cùng các điều kiện đi cùng.
"Các đơn vị cần có thẩm tra, kiểm tra điều kiện cần và đủ để được trồng, đồng thời phải lấy ý kiến nhận được sự đồng tình của người dân thay vì thích trồng là trồng", ông Nghiêm nói.
Anh Thanh Tùng nói dù mô hình trồng kết hợp làm đẹp cảnh quan, nhưng bản thân vẫn lo ngại mỗi khi di chuyển dưới các hàng cây ăn quả. Người này cho biết luôn dặn các thành viên trong gia đình không đỗ xe gần gốc cây, nên chọn đi các tuyến đường vòng nhằm tránh cây những ngày mưa gió.
"Đẹp thì đẹp nhưng đầy nguy hiểm, phòng còn hơn tránh", anh Tùng nói
ST: vnexpress