- Biển số
- OF-573536
- Ngày cấp bằng
- 11/6/18
- Số km
- 178
- Động cơ
- 143,750 Mã lực
- Tuổi
- 44
Cộng đồng đang đứng về phía bạn gái, cá nhân em đồng tình với bạn trai và tác giả bài báo, xin ý kiến các cụ
Chị em chê trách 'chàng trai 2 bát phở', sao còn đòi bình đẳng?
Dư luận đang xôn xao xung quanh ‘chàng trai hai bát phở’ xuất hiện trong một gameshow hẹn hò. Chàng trai này gây bức xúc vì bày tỏ quan điểm sòng phẳng trong vấn đề tình phí tuy nhiên tôi lại đồng tình với cậu ta.
Đi xe máy hẹn hò, chàng trai bị cô gái Hà Nội xinh đẹp cự tuyệt
Cậu bé cất tiếng gọi mẹ khiến trường quay Bạn muốn hẹn hò vỡ òa
Mang rổ chanh đi hẹn hò, chàng nông dân chiếm trọn trái tim cô gái trẻ
Khi một người nam và nữ tìm hiểu nhau, không nơi nào hẹn hò phù hợp hơn là rạp chiếu phim, quán cà phê, quán ăn… Muốn đến những địa điểm đó, tất nhiên là phải chi tiền. Nhưng ai sẽ là người chi trả số tiền trên?
Hầu hết mọi người đều cho rằng đàn ông nên chủ động chi trả cho những khoản đó. Tuy nhiên theo tôi quan niệm đàn ông lo toàn bộ tình phí đã không còn hợp thời.
Bởi vì khi hẹn hò, cả hai người đều trên 18 tuổi, là một công dân có khả năng lao động, tạo ra đồng tiền nên phải chủ động về tài chính. Điều đó thể hiện bản lĩnh của mỗi người, dù là nam hay nữ. Nếu cốc cà phê, cốc sinh tố hay vài món ăn vặt chỉ đáng giá từ vài chục đến vài trăm nghìn, các bạn không thể trả nổi thì làm sao có thể tiến tới cuộc sống hôn nhân với ngàn chi phí cơm áo gạo tiền khác?
Thứ 2, việc chủ động trong vấn đề tiền nong còn là cơ hội để mỗi người có thể chứng tỏ mình. Qua việc này, đối phương có thể nhận ra bạn gái/bạn trai có thể thoải mái đảm bảo khả năng chi tiêu cho bản thân. Từ đó, họ có khả năng ‘ghi điểm’ trong mắt nửa kia.
Không chỉ vậy, các cô gái và chàng trai đều đi làm, thu nhập và đều hưởng các dịch vụ (đi ăn, đi xem phim…) tại sao lại để mình đấng mày râu phải chi trả?
Điều đặc biệt hơn, lâu nay nhiều chị em phụ nữ luôn kêu gọi sự bình đẳng. Họ đòi bình đẳng trong công việc (được thăng tiến, đề bạt như nhau, được hưởng quyền lợi như nhau), bình đẳng trong cuộc sống (chồng phải chia sẻ việc nhà)… tại sao tình phí lại bắt cánh đàn ông chúng tôi phải gánh một mình?
Tôi cảm thấy buồn cười khi vào các ngày 8/3, 20/10… nhiều chị cũng lên mạng xã hội hô hào phụ nữ vùng lên, tìm sự bình đẳng những việc có lợi cho các chị nhưng những việc khác nặng nề các chị lại đẩy cho chồng/người yêu. Không chỉ đơn giản là chuyện tình phí, đó còn là chuyện kinh tế gia đình, xây nhà dựng cửa.
Tôi có một cô bạn gái từ thời đại học, lần nào đi họp lớp, bạn này đều than vãn về cuộc sống thiếu thốn, nhà còn phải đi thuê, không có tài sản tích lũy.
Sau khi than vãn, bạn quay ra kể tội chồng. Bạn cho rằng chồng mình không có tài, không kiếm ra tiền, làm vợ con khổ lây. Giá như ngày xưa, chị chọn anh A, anh B, anh C… sẽ không đến nỗi khổ thế này.
Quá chán ngán với câu chuyện không hồi kết của bạn, tôi quay ra hỏi: ‘Thế mày thì sao? Có đóng góp gì cho gia đình?’. Tôi hỏi thế nhưng thừa biết bạn đang làm ở một công ty nhỏ với số lương chỉ ở mức trung bình, thậm chí còn thấp hơn số lương người chồng.
Nhưng ngay lập tức bạn tôi quay ngoắt lại phản bác: “Ơ vô lý thế, đàn ông phải lo chuyện nhà cửa, tiền nong, sao lại hỏi cánh phụ nữ chúng tôi?’.
Lúc này, tôi nói: ‘Sao lại mặc định đàn ông phải kiếm tiền, có quy định nào phải như thế không?’. Thế là nhóm đi họp lớp quay ra cãi nhau. Đàn ông thì cho rằng lời tôi nói ‘chí phải’, cánh phụ nữ thì bảo tôi ‘tính toán’, ‘so đo’.
Đấy, các chị có thấy không, chỉ một vài đồng tình phí không chi trả nổi, sao các chị đòi được sự bình đẳng khác từ cánh đàn ông. Theo tôi, muốn bình đẳng hãy share (chia sẻ) tất cả mọi vấn đề, đừng có cái nào có lợi cho mình thì đòi chia sẻ, cái gì nặng nề, bất lợi thì dồn cho ‘nửa kia’.
Em Link đây ạ: https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/gioi-tre/chi-em-che-trach-chang-trai-2-bat-pho-sao-con-doi-binh-dang-534248.html
Chị em chê trách 'chàng trai 2 bát phở', sao còn đòi bình đẳng?
Dư luận đang xôn xao xung quanh ‘chàng trai hai bát phở’ xuất hiện trong một gameshow hẹn hò. Chàng trai này gây bức xúc vì bày tỏ quan điểm sòng phẳng trong vấn đề tình phí tuy nhiên tôi lại đồng tình với cậu ta.
Đi xe máy hẹn hò, chàng trai bị cô gái Hà Nội xinh đẹp cự tuyệt
Cậu bé cất tiếng gọi mẹ khiến trường quay Bạn muốn hẹn hò vỡ òa
Mang rổ chanh đi hẹn hò, chàng nông dân chiếm trọn trái tim cô gái trẻ
Khi một người nam và nữ tìm hiểu nhau, không nơi nào hẹn hò phù hợp hơn là rạp chiếu phim, quán cà phê, quán ăn… Muốn đến những địa điểm đó, tất nhiên là phải chi tiền. Nhưng ai sẽ là người chi trả số tiền trên?
Hầu hết mọi người đều cho rằng đàn ông nên chủ động chi trả cho những khoản đó. Tuy nhiên theo tôi quan niệm đàn ông lo toàn bộ tình phí đã không còn hợp thời.
Bởi vì khi hẹn hò, cả hai người đều trên 18 tuổi, là một công dân có khả năng lao động, tạo ra đồng tiền nên phải chủ động về tài chính. Điều đó thể hiện bản lĩnh của mỗi người, dù là nam hay nữ. Nếu cốc cà phê, cốc sinh tố hay vài món ăn vặt chỉ đáng giá từ vài chục đến vài trăm nghìn, các bạn không thể trả nổi thì làm sao có thể tiến tới cuộc sống hôn nhân với ngàn chi phí cơm áo gạo tiền khác?
Thứ 2, việc chủ động trong vấn đề tiền nong còn là cơ hội để mỗi người có thể chứng tỏ mình. Qua việc này, đối phương có thể nhận ra bạn gái/bạn trai có thể thoải mái đảm bảo khả năng chi tiêu cho bản thân. Từ đó, họ có khả năng ‘ghi điểm’ trong mắt nửa kia.
Không chỉ vậy, các cô gái và chàng trai đều đi làm, thu nhập và đều hưởng các dịch vụ (đi ăn, đi xem phim…) tại sao lại để mình đấng mày râu phải chi trả?
Điều đặc biệt hơn, lâu nay nhiều chị em phụ nữ luôn kêu gọi sự bình đẳng. Họ đòi bình đẳng trong công việc (được thăng tiến, đề bạt như nhau, được hưởng quyền lợi như nhau), bình đẳng trong cuộc sống (chồng phải chia sẻ việc nhà)… tại sao tình phí lại bắt cánh đàn ông chúng tôi phải gánh một mình?
Tôi cảm thấy buồn cười khi vào các ngày 8/3, 20/10… nhiều chị cũng lên mạng xã hội hô hào phụ nữ vùng lên, tìm sự bình đẳng những việc có lợi cho các chị nhưng những việc khác nặng nề các chị lại đẩy cho chồng/người yêu. Không chỉ đơn giản là chuyện tình phí, đó còn là chuyện kinh tế gia đình, xây nhà dựng cửa.
Tôi có một cô bạn gái từ thời đại học, lần nào đi họp lớp, bạn này đều than vãn về cuộc sống thiếu thốn, nhà còn phải đi thuê, không có tài sản tích lũy.
Sau khi than vãn, bạn quay ra kể tội chồng. Bạn cho rằng chồng mình không có tài, không kiếm ra tiền, làm vợ con khổ lây. Giá như ngày xưa, chị chọn anh A, anh B, anh C… sẽ không đến nỗi khổ thế này.
Quá chán ngán với câu chuyện không hồi kết của bạn, tôi quay ra hỏi: ‘Thế mày thì sao? Có đóng góp gì cho gia đình?’. Tôi hỏi thế nhưng thừa biết bạn đang làm ở một công ty nhỏ với số lương chỉ ở mức trung bình, thậm chí còn thấp hơn số lương người chồng.
Nhưng ngay lập tức bạn tôi quay ngoắt lại phản bác: “Ơ vô lý thế, đàn ông phải lo chuyện nhà cửa, tiền nong, sao lại hỏi cánh phụ nữ chúng tôi?’.
Lúc này, tôi nói: ‘Sao lại mặc định đàn ông phải kiếm tiền, có quy định nào phải như thế không?’. Thế là nhóm đi họp lớp quay ra cãi nhau. Đàn ông thì cho rằng lời tôi nói ‘chí phải’, cánh phụ nữ thì bảo tôi ‘tính toán’, ‘so đo’.
Đấy, các chị có thấy không, chỉ một vài đồng tình phí không chi trả nổi, sao các chị đòi được sự bình đẳng khác từ cánh đàn ông. Theo tôi, muốn bình đẳng hãy share (chia sẻ) tất cả mọi vấn đề, đừng có cái nào có lợi cho mình thì đòi chia sẻ, cái gì nặng nề, bất lợi thì dồn cho ‘nửa kia’.
Em Link đây ạ: https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/gioi-tre/chi-em-che-trach-chang-trai-2-bat-pho-sao-con-doi-binh-dang-534248.html