Bước chân vào đất Lào, những chiếc ô tô Lào đã hút hồn những tay khát xe ô tô người Việt.
Có người bạn đã từng tổng kết rằng: Người Việt mình hễ cái gì xấu hoặc kém thì đều đổ cho người Lào. Ví dụ: Thuốc rẻ tiền không ngon gọi là Thuốc Lào, bệnh khó chữa gọi là Hắc Lào, Đậu Lào...Loại gió nóng tháng 6 cũng là...Gió Lào
Nhưng ô tô Lào thì ngược lại: đẳng cấp vì ngon bổ rẻ...
Vùng biên giới gần cửa khẩu như Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị)...xe ô tô mang biển số Lào chạy rông trên đất Việt nhiều vô kể. Người Việt gần biên giới có thể mua xe mang biển Lào dạng tạm nhập, hàng tháng đem xe chạy sang biên giới Lào, đóng con dấu tái xuất, rồi lại đánh về tạm nhập...là có thể chạy cả tháng...Còn ở Hà Nội mà muốn mua xe mang biển Lào cũng có, nhưng thủ tục phức tạp...Người đàng hoàng thì ngại. Dân chạy chợ, buôn xe thì tìm mánh khóe, thủ đoạn hợp pháp hóa để chạy xe mang biển Lào hoặc đeo biển số rởm mà chạy...
Người Việt nhìn những chiếc ô tô bán tải của Lào mà thèm. Trước hết là vì nó rẻ.
Giá xe Lào chỉ bằng nửa giá xe Việt do Chính phủ Lào không đánh thuế ô tô. Nghĩa là một chiếc xe bán tải loại xịn mua tại Lào chỉ 20ngàn đô, về Việt Nam có thể lên tới 45ngàn đô.
Vì thế ở Lào, việc một gia đình có 2-3 ô tô là chuyện bình thường...
Những dòng xe cứ nườm nượp đổ về qua biên giới Thái Lan...
Ở những vùng xa và ngay cả giữa thủ đô thì những chiếc xe tải chở người như thế này không bị coi là vi phạm luật...
Đất Lào rộng lớn, lại nhiều rừng núi, vì thế, xe ô tô là phương tiện rất cần cho mỗi gia đình. Chuyện ô tô ở Lào còn được nhìn ở khía cạnh khác.
Đó là văn hóa giao thông.
Với hơn 800 ngàn dân, thủ đô Viêng Chăn chưa phải chịu áp lực về giao thông như Hà Nội.
Tuy nhiên, vào buổi chiều khi tan tầm, một số đường chính cũng ngẹt xe
Tuy nhiên, ngồi cả buổi cũng không hề nghe thấy một tiếng còi xe nào.
Khi xin đường, họ chỉ dùng đèn tín hiệu.
Người Lào lái xe rất từ tốn. Họ luôn nhường đường cho người đi bộ và xe máy, xe thô sơ...
Người Lào có tục "buộc chỉ cổ tay" để chúc phúc, chúc may mắn cho mọi người. Lễ buộc chỉ cổ tay là một trong những buổi lễ long trọng thể hiện tình thương mến của con người với con người hoặc với khách quý...
Có lẽ trong quan niệm của người Lào, những sợi chỉ màu trắng hoặc ngũ sắc buộc vào cổ tay luôn mang lại may mắn.
Vì thế, khi mua một chiếc ô tô, gia đình người Lào thường làm lễ ...buộc chỉ cho chiếc xe của mình. Có thể buuộc vào bất kỳ chỗ nào trên chiếc xe. Trên vô lăng, hoặc ngay trước mũi xe.
Đây là một chiếc xe mới vừa được làm lễ buộc chỉ.
Tuy nhiên, sự an toàn hay may mắn của gia chủ thì không hẳn đã do ...sợi chỉ và chiếc lá Bồ Đề lấy từ nhà chùa...mà phụ thuộc vào văn hóa giao thông, vào thái độ lái xe từ tốn, không giành đường, vượt ẩu hoặc tạt đầu lạng lách xe khác...
Điều ấy khác hẳn ở Việt nam. Một người bạn làm nghề bán xe ô tô ở Ga ra TS trên đường Phạm Văn Đồng kể:
- Có gia đình sắm cái xe mới, căn ngỳa giờ đẹp để đánh ra khỏi hãng, làm lễ cỗ xôi con gà hẳn hoi...ấy thế mà ông chủ xe vừa lên xe đã làm đánh vèo một cái, hôn ngay vào cái cột điện...cả chủ lẫn khách hàng đều...cười trừ...
Ở Lào, hay ở Thái Lan, một chiếc xe máy ba bánh chở khách cũng được làm lễ buộc chỉ như thế này và ngồi lên xe thì yên tâm về cách đi của chủ xe
(Chiếc xe này là của người Thái Lan, vì thế nó chạy chiều bên trái đường là đúng, vì luật giao thông của Thái Lan là đi bên trái)
Còn những tay chơi thì lại tìm những chiếc xe địa hình như thế này
Sang Lào, xem người Lào lái xe để học họ cách đi từ tốn và ít bấm còi...
Thế nhưng, ở Việt Nam mà đi xe kiểu Lào cũng khó, vì tất cả người Việt Nam đều đi xe...kiểu Việt Nam...