Đây gọi là ẩu một ly đi ngàn dặm đấy bác nhỉ . Thực ra thợ là người chịu trách nhiệm chính trong việc này và bác lái cũng hơi ngơ thật
Dân gian ấy cứ là dân gian.Đã dân là phải gian cụ ạ.
Gian gian gian ấy cứ gọi là gianDân gian ấy cứ là dân gian.
Cụ dắt cái xe bị xịt lốp cả 100m thì kể cả tháo ốc chân van cũng có thể làm rách xăm chân van. Em có lần chỉ dắt qua đường mà cũng bị rách đấy.Cũng là câu chuyện vá xe.
Năm ngoái thôi, Em đi xe máy bị thủng săm, xuống xe dắt bộ độ 100m (có tháo ốc chân van ra), gặp 1 ông ngồi vá xe ở trước cổng trường tự nhiên. Vào đó vá, bị lão móc lốp phựt cái đứt chân van luôn để ép mình phải thay săm. (Cái món này em tự làm ở nhà rất nhiều. Rảnh rỗi em còn xuống trước cửa nhà trọ hành nghề sửa xe cùng ông cụ ở trước cửa nhà trọ nữa nên cách móc thế nào em biết). Coi như bố thí cho hắn. Lần sau cũng tình cờ đi gần đấy bị thủng lốp. Em lại tháo ốc chân van, dắt bộ đi tìm hàng sửa xe, qua đó thấy lão ấy đang móc lốp 1 con xe máy, chào mời em vào vá săm, em làm câu: "Lão làm ăn cho cẩn thận, đừng có mà cố tình bắt người khác bị đứt chân van phải thay săm. Có cho tiền tôi cũng không vào nữa đâu".
Dắt xe đi thẳng. Gặp 1 quán sửa xe máy trong ngõ nhỏ, em đi vào, thợ làm ăn cẩn thận hơn, không bị đứt chân van.
Ý cụ chuẩn quá.Cụ dắt cái xe bị xịt lốp cả 100m thì kể cả tháo ốc chân van cũng có thể làm rách xăm chân van. Em có lần chỉ dắt qua đường mà cũng bị rách đấy.
Bài viết hay quá, em đi qua nên góp tí sức đưa nó lên vậy.Chuyện 1:
Xe máy sặc nước !
Trời mưa đi làm về xe máy em bị ngập nước vẫn cố đi. Đến đoạn sâu quá tự nhiên xe ặc ặc rồi khự lại. Em đoán nước đã theo cổ hút lẫn cùng hỗn hợp chui vào buồng đốt rồi nên vội ra số mo rồi đẩy bộ đến hàng sửa xe máy gần nhất trên đường Minh Khai. Vừa vào đến quán anh thợ sửa chẳng nói năng nhiều bật chìa khóa đề 2, 3 phát không nổ em vội ngăn lại với yêu cầu muốn mở bugi để là khô buồng đốt. Anh này tỏ vẻ không vui quay ra dùng cần khởi động đạp thêm một phát đến phát thứ hai máy đã bó cứng nên anh ta cố cũng không đạp được nữa (em đoán nước đã căng cứng trong buồng đốt rồi). Quá hoảng sợ em quyết ngăn không cho anh này tiếp tục đạp cần khởi động và tiếp tục yêu cầu tháo bugi. Anh thợ dường như bị xúc phạm về chuyên môn nên rất thái độ bắt đầu to tiếng : "tháo bugi để làm gì ? Ông có cá với tôi không tháo bugi mà vẫn nổ không ?". Trước thái độ rất đanh thép của người thợ em vẫn phải nhẹ nhàng thuyết phục anh ta tháo hộ bugi vì em không mang theo tuýp bugi. Rất hậm hực anh này cầm cái tô vít và tuýp bugi bắt đầu tháo. Vặn bugi ra gần hết anh này còn cố ấn cần khởi động thêm nữa chứ (lúc này thì em không thể hiểu người thợ này nữa rồi). Bugi vặn ra hết thì nghe bấc một cái bắn cái bugi ra ngoài và nước phọt ra theo bắn cả vào mặt người thợ. Lúc này thì em khẳng định được dự đoán của mình là đúng và tự tay em làm khô bugi, phịt vài cái cho khô buồng đốt rồi lắp vô đề phát nổ ngay. Tại sao đã gọi là thợ sửa chữa xe máy mà kiến thức tối thiểu như vậy mà anh ta cũng không biết ạ ? May mà em ngăn kịp chứ nếu không với sức khỏe của anh ta đạp gẫy cần khởi động của em chắc không phải là một việc khó. Em chỉ biết bó tay !
Chuyện 2
Tẩu bugi !
Xe máy của em có tiếng nổ lọp bọp theo kiểu xăng không đốt hết. Nhân tiện đi rửa xe em tạt luôn vào hàng sửa chữa kiểm tra. Anh thợ rút cái tẩu bugi ra nó tuột luôn ra khỏi dây cao áp và anh này cầm cái tẩu vứt luôn vào nhà lấy ngay một cái tẩu mới lắp vào. Em cầm xem thì thấy cái tẩu của mình vẫn tốt, cao su cả 2 đầu vẫn mềm, không nứt vỡ gì cả trong khi cái tẩu vừa thay thì nhìn đã thấy là đồ giởm (nhựa đểu, thô, méo mó). Em nhặt lại cái tẩu cũ của mình lấy đầu dây sắt cạo sạch chút muội trong lõi tẩu đầu tiếp xúc với dây cao áp rồi vặn chặt đầu tiếp xúc với dây cao áp lắp vào bugi đề phát nổ ngay. Khi đi xe không ì, không lọp bọp nữa. Và thực tiễn đến nay hơn một năm rồi tẩu cũ của em vẫn chưa hỏng. Cái tẩu mới của anh thợ em trả lại không mua dù chỉ vài chục ngàn chẳng là gì cả. Điều đáng tiếc ở đây là tại sao người thợ lại làm thế ? Vứt một cái xịn tốt của em đi rồi lắp một cái đểu vào tính tiền làm gì ? có đáng bao nhiêu đâu ? Em chỉ thấy đáng tiếc cho người thợ này.
Chuyện 3
Bổ máy, thay dầu
Hay la cà ở gara em còn biết thêm vài chuyện thú vị:
- Lái xe đánh con xế hộp rõ đẹp đến thay dầu. Ông chủ sai mấy thợ "giỏi" ra làm. Tháo dầu cũ ra thay dầu mới vào, xong việc, thu tiền, khách vui vẻ ra về. Mấy hôm sau tự nhiên thấy ông khách hôm nọ tá hỏa đến báo không hiểu sao máy báo đỏ đồng hồ, nhấp nháy liên tục...kiểm tra ra thì ôi thôi. Dầu máy thì thừa 6 lít, dầu hộp số chẳng có giọt nào. Hu hu hu ......bó tay.
- Anh nghệ sĩ nổi tiếng nọ (không tiện nêu tên) sắp được em xe đẹp cũng tầm tiền tỉ lại là xe khá độc nhưng không may bị ngập nước. Cầu cứu đến bác thợ. Mỗi lần đến sửa là vài chục triệu... lần làm hơi, lần trục cơ, lần mặt máy, lần tay biên...cứ như vậy sửa quanh năm và rơi vào cảnh bỏ thì thương vương thì tội. Nhìn ông đó mà phát thương bởi không phải khổ mà là quá khổ với cái xe. Qua câu chuyện của đám chủ và thợ nói với nhau mới biết có nguyên cả con máy tổng thành phục vụ cho cái xe đó nhưng đội thợ cứ chăn dắt kiên quyết không để người bán máy và người cần gặp nhau và luôn phải đến thợ sửa chưa biết đến bao giờ mới ngon. Cả con máy tổng thành đó nghe nói chỉ độ 60-70 triệu nhưng hơn năm qua anh nghệ sĩ đó đã phải bỏ ra cả hàng trăm triệu mà xe vẫn chưa ổn. Sửa được chỗ nọ lại hỏng chỗ kia và bổ máy nhiều quá lại sinh ra hỏng đủ thứ. Hi hi....chưa biết anh đó đến bao giờ mới thoát nạn với con xe và đội thợ.
Chuyện 4
Tây bổ máy
Cậu em mua được cái máy hàng bãi hình như từ Lào về. Tự tháo máy ra kiểm tra và biết máy đã được bổ ra để sửa chữa và người thợ Tây là một tay vô cùng cẩn thận và làm cực đúng quy trình tháo lắp. Những đánh dấu trên máy và cả cách anh ta thay thế, phục hồi rất chuẩn máy hoạt động như mới.
Vẫn là thợ sửa chữa tại sao hội Tây làm thì cẩn thận thế ? và bằng chứng là dù họ có bổ máy sửa chữa, thay thế, khắc phục chi tiết nào đó trong máy thì khi lắp lại máy dùng vẫn rất bền và ổ định. Còn ở Việt Nam và đặc biệt ở Hà Nội thì dân ta quá sợ mua phải những xe đã bị bổ máy và nếu xe đã được bổ máy, sửa chữa thì cũng rất nhanh hỏng lại ? Võ đoán chút ...có lẽ tại thợ của ta ?
Lý do từ đâu? Công tác đào tạo thợ ở Việt Nam chăng ? Mấy anh nông dân mất ruộng đi phụ việc và học nghề theo kiểu kinh nghiệm từ các quán sửa chữa rồi tự về mở quán, rồi trường lớp đào tạo chất lượng cả thầy và trò ra sao mà yếu vậy. Chắc đó chỉ là mấy con sâu chứ không phải tất cả thợ ở Việt Nam đều kém đâu các bác nhỉ ?
Em chỉ chứng kiến những chuyện đó và không khỏi thấy buồn về những người thợ mà em đã gặp.
Cảm ơn cụ ! Vậy mỗi người như mình có thể làm được việc gì ? Có lẽ là nên thông tin thật minh bạch những cơ sở uy tín và không uy tín để từ đó tạo sự phát triển cho hệ thống các cơ sở sửa chữa. Hơi bị lý thuyết quá phải không ạ ?Cụ đã nói trúng vấn đề nghiêm trọng mà em cho đã thành thảm họa của cả một thế hệ người Việt. Đấy là sự vô cảm, vô trách nhiệm đã trở nên bình thừong. Câu chuyện của cụ nó giống như chuyện trồng rau bẩn để bán còn ít rau sạch cho mình ăn vậy. Người trồng rau họ coi đó không phải là tội ác mà là chuyện bình thường bởi ai cũng làm vậy, xã hội này nó thế .... Buồn quá cụ chủ ạ, Vn bao giờ mới khá lên được đây nếu ý thức xã hội cứ thế này.
Cụ nói chuẩn đấy. Có khi còn phải đánh đổi cả mạng người đấy chứ. Em cũng bị một phát rồi đưa xe vào gara bảo thay giảm xóc thanh toán xong bon bon ra về. Giảm xóc mới đi êm ghê được 200m qua gờ giảm tốc thấy uỳnh một phát mở cửa xuống xe thấy xe mình như thằng thọt một chân. Các cụ biết không bọn thợ nó đặt con kê của thanh xoắn lệch đi qua chỗ xóc nó tuột ra thế là vợ mình thọt 1 chân. May cho đời em chứ lúc ấy mà phóng 80km/h thì đời cô lựuĐạo đức nghề nghiệp và đạo đức con người cụ ạ...