- Biển số
- OF-112971
- Ngày cấp bằng
- 15/9/11
- Số km
- 279
- Động cơ
- 391,130 Mã lực
Các cụ đừng làm em sợ.Sao ngồi trước điều hòa mà e rét run cà người thế này.
mấy chuyện này e cũng có đọc bên OS( chuyện trên đường thiên lý...) nghe nhiều chuyện ghê phết, tối e còn ko dám đọcEm vừa đàm phán với Gấu, sáng mai Gấu cầm lái nên em vào hóng cùng các cụ
Cụ nào nếu chạy B - N khi qua đèo Cả (cua Đá Đen) có bao giờ gặp cảnh 1 người phụ nữ bị bẹp 1/2 đầu, tay sách 1 cái làn nhựa nhỏ, bên trong có 1 đứa trẻ sơ sinh cũng bị bẹp đầu chưa? Em gặp 2 lần rồi. Lần đó em đi đến đấy (buổi chiều _ là lần thứ 2) thì dừng lại hỏi 1 cụ già (khoảng 70 tuổi). Cụ già kể chi tiết về vong hồn 2 mẹ con đó. Trước khi đứng dậy, cụ già đó có dặn dò em 1 số thứ rồi lẳng lặng đi về chân đèo (phía Khánh Hòa) và biến mất. Thực sự từ lúc cụ đi cho đến lúc em lên xe là khoảng 15p mà em không hề đuổi kịp cụ già đó, không lẽ cụ trèo lên núi. Em đi cùng Gấu và F1.
Địa điểm gặp cụ già là 1 quán nước, chỗ rửa xe và cấp nước mui cho các xe đường dài
Sau đó gần đầy chỗ này người dân dựng 1 tượng Phật Bà ngay khúc cua
Công nhận cụ chủ lành, phải e thì e đốt cho mấy hình nhân kiểu 8k$/shoot để nó xuống đó vật cho vong kô thở được thì thôiCụ hiền thật, đế nó đè gấu nhà cụ mà cụ còn lên đây kể được
Chắc căn tọa độ bộ răng rồi cứ thế kéo đẩy ngó ngoáy quanh cái bộ đó thôi cụ. Nhưng thế thì buồn cừoi phết nhể. Còn đâu mà sợ nữaĐây rồi! Em há hốc mồm nghe cụ kể!
Đúng là chuyện ma, không có đầu mà vẫn ngồi đánh răng được, chắc là cầm hàm răng giả trên tay để đánh!
3 tiếng đồng hồ đủ để ban giải phóng mặt bằng giải tỏa căn nhà tranh đó cụ ơiChuyện thứ 2 (em đã cm bên thớt cầu thăng long có chuyện lạ)
Truyện em kể có thể hơi dài, các cụ chịu khó đọc nhá. Truyện thật 100%, nhân chứng còn sống và đang làm việc tại ban quản lý đường sắt trên cao.
Năm 2002, bọn em đi từ Phong Nha (chạy theo đường mòn) ngày đó đường mòn đang thi công. Em đến 1 cây cầu (chỗ này là ngã 3) thì gặp 1 căn nhà tranh vách đất, có 1 cụ già khoảng 80 tuổi tóc bạc phơ đang ngồi chải đầu trước ngôi nhà. Em tiến xe sát căn nhà và xuống gặp cụ già (đối mặt) hỏi đường đi Quảng Trị. Cụ già nói: "các con rẽ trái đi 60km nữa là đỉnh đèo U Bò, qua đỉnh đèo là sang đất Quảng Trị. Nếu con di thẳng thì vào động 8 cô. (cụ già chỉ đường theo hướng xe em đi). Tại cây cầu mà xe em đỗ có 1 chiếc gầu máy xúc khoảng 4m3 (tương đương với khoảng 2 tấn sắt) nằm ngay trên cầu.
Ngày đó chúng em đi con Crown 3.0, con này ăn uống thế nào các cụ hiểu. Đi đến đúng đỉnh đèo U Bò thì có cột mốc địa phận Quảng Trị. Do từ Phong Nha đến đỉnh dèo U Bò không có cây xăng nên chúng em không đủ xăng đi tiếp nên buộc phải quay đầu về Phong Nha. Về đến cây cầu cũ, vẫn cái gầu máy xúc nằm ở đó nhưng không thấy căn nhà và bà cụ ở chỗ cũ. Mấy anh em không ai bảo ai, lặng lẽ chạy ra Phong Nha và thuê khách sạn Công Đoàn ngủ qua đêm rồi mai đi tiếp.
Thời gian bọn em gặp cụ già (lúc hỏi đường) là khoảng 13h và khi quay lại là 16h. Lúc đó trời hoàn toàn sáng và các anh em trên xe hoàn toàn tỉnh táo.
Chuyện thật, em không hề chém
Đúng rồi.Còn cái biệt thự to tướng góc đường Hai Bà Trưng cắt Lý Thường Kiệt nữa.Bỏ hoang suốt.
Cụ hượm đã! Cái chỗ em bôi đỏ ấy là chỗ nào vậy? Nhà em cũng ở Nguyễn An Ninh đâyChuyện thứ 3.
Sau khi bố vợ em mất (năm 2008). Em và gia đình (bố mẹ đẻ của em) có đến số 1 Đông Tác để gọi vong ông bà ngoại của em. Tất cả các vong của các cnhaf có mặt tại đó về chỉ khóc, khóc ầm ĩ mà không hề nói được. Sau 1 lúc có 1 cô ở đó bấm đốt ngón tay rồi tuyên bố: "trong này có người mang bùa ngải, ai mang trong người thì đứng dậy ra khỏi địa chỉ này thì các vong mới về được". Người thân các gia đình lặng lẽ nhìn nhau. Em giật mình đứng dậy đi ra khỏi phòng và xuống tầng 1 uống nước. Lúc về nhà em kể, từ khi em đi ra, các vong của các nhà nói như khiếu .. blo ... bla ... trong đó có cả ông bà ngoại em
Việc em có cái ngải thì cũng rất tình cờ, em xin không pulic.
Sự việc trên lặp lại khi năm 2009 nhà Gấu cũng đi áp vong bố của Gấu, em cũng có mặt và cũng phải đi ra.
Sau 1 thời gian, em và Gấu cùng đại gia đình nhà Gấu đến chỗ chị Hà ở Nguyễn An Ninh, kết quả vừa vào đến cửa, chị ý chỉ mặt em và đuổi thẳng cổ. Không khí cực nặng nề.
Ngày xưa đọc Doraemon e nhớ Nobita đi chôn kho báu đánh dấu vị trí theo con chó, tờ giấy...tiếc là kô có cái máy xúc nàoChắc căn tọa độ bộ răng rồi cứ thế kéo đẩy ngó ngoáy quanh cái bộ đó thôi cụ. Nhưng thế thì buồn cừoi phết nhể. Còn đâu mà sợ nữa
3 tiếng đồng hồ đủ để ban giải phóng mặt bằng giải tỏa căn nhà tranh đó cụ ơi
Cụ ấy nhầm nhọt, chắc định nói đến cái biệt thự ở góc đường Trần Hưng Đạo cắt Hàng Bài đây mà
Cắt chỗ nào hả kụ? Hai đường này song song mà? Hay cụ ở ...
Hình như nhà cô đồng "Hà Thanh lương" ???Cụ hượm đã! Cái chỗ em bôi đỏ ấy là chỗ nào vậy? Nhà em cũng ở Nguyễn An Ninh đây
Nâu còm menNhững dấu hỏi lớn về 'huyền thoại ngoại cảm' Phan Thị Bích Hằng
Trong giới ngoại cảm, bà Phan Thị Bích Hằng được nhiều người mặc định là thương hiệu uy tín nhất. Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến đặt ra nghi ngờ về tính xác thực của những câu chuyện mà nhà ngoại cảm này từng kể để tạo dựng nên "thương hiệu".
LTS: Chiến tranh đã lùi xa nhưng trên suốt dải đất hình chữ S vẫn còn hàng chục vạn hài cốt liệt sỹ nằm lại nơi rừng sâu, núi thẳm. Và cũng từng đó thân nhân gia đình liệt sỹ luôn khắc khoải mang theo bên mình nỗi đau không gì bù đắp nổi. Công tác tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sỹ vừa là trách nhiệm, vừa là tâm nguyện của cả một dân tộc để tri ân những người đã vì nước quên thân. Trong suốt quá trình đó, không thể phủ nhận đóng góp của nhiều nhà ngoại cảm.
Việc tìm kiếm mộ liệt sỹ bằng phương pháp ngoại cảm (khả năng đặc biệt) là một vấn đề mang tính khoa học và khả năng này có ở rất ít người. Trên hết, kết quả tìm kiếm mộ liệt sỹ bằng phương pháp ngoại cảm phải dựa trên nhiều chứng cứ khoa học.
Trong giới ngoại cảm, bà Phan Thị Bích Hằng được nhiều người mặc định là một trong rất ít thương hiệu uy tín. Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến đặt ra nghi ngờ về tính xác thực của những câu chuyện mà nhà ngoại cảm này từng kể để tạo dựng nên "thương hiệu".
Nỗi trăn trở thế kỷ trong gia tộc của vị tướng đầu tiên
Phùng Chí Kiên, tên khai sinh là Nguyễn Vỹ, còn có tên khác là Mạnh Văn Liễu, sinh năm 1901 tại làng Mỹ Quan, tổng Vạn Phần (nay là xã Diễn Yên), huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Thời kỳ 1925-1927, Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) đã cử hội viên về Nghệ Tĩnh hoạt động. Nhiều thanh niên, học sinh được đưa sang Quảng Châu học tập. Tháng 10 năm 1926, Phùng Chí Kiên cùng một số hội viên được giới thiệu sang Quảng Châu, dự lớp huấn luyện đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc tổ chức rồi vào học trường Quân sự Hoàng Phố. Ông gia nhập **** Cộng sản Việt Nam năm 1930.
Nhiều tài liệu khẳng định, Phùng Chí Kiên là Ủy viên Thường vụ T.Ư **** khóa I (1935). Như vậy, Phùng Chí Kiên được coi như bậc khai quốc công thần và cũng chính Phùng Chí Kiên là người đầu tiên chính thức được phong hàm Tướng bằng Sắc lệnh 89/SL do Hồ Chủ tịch ký ngày 23/9/1947.
Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Phùng Chí Kiên cùng Hồ Quang về Pác Bó, tỉnh Cao Bằng. Ông tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ Việt Minh cho các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và các tỉnh miền xuôi. Ông tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì và được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương; được cử trực tiếp tổng chỉ huy Khu căn cứ Bắc Sơn, thành lập và là Chỉ huy trưởng Đội Cứu quốc quân 1, tham gia khởi nghĩa Bắc Sơn.
Cuối tháng 6 năm 1941, chính quyền thực dân Pháp huy động tới 4.000 quân tổ chức thành ba mũi tấn công mở cuộc càn quét lớn vào khu căn cứ nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của Việt Minh và lực lượng vũ trang mới hình thành. Các cơ sở bí mật của Trung ương **** và Cứu quốc quân bị uy hiếp nghiêm trọng. Trong cuộc họp khẩn cấp tại Khuổi Nọi (xã Vũ Lễ), Ban chỉ huy Cứu quốc quân quyết định cử một tổ bảo vệ và dẫn các cán bộ lãnh đạo Trung ương **** Cộng sản qua Tràng Xá về xuôi an toàn.
Phùng Chí Kiên chỉ huy đội Cứu quốc quân Bắc Sơn chiến đấu, phá một số trận càn lớn của Pháp. Do chênh lệch lực lượng và vũ khí, Ban lãnh đạo căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai quyết định để lại một tiểu đội chặn địch, còn hai tiểu đội phá vòng vây, rút lên Cao Bằng để bảo toàn lực lượng. Ngày 19 tháng 8 năm 1941, cánh quân của Phùng Chí Kiên và Lương Văn Tri qua Pò Kép (châu Na Rì, Bắc Kạn) thì bị đối phương phục kích nhưng thoát được.
Ngày 21 tháng 8 năm 1941, đơn vị lại bị phục kích và bị bao vây tại xã Bằng Đức trên đường đi Cao Bằng. Lương Văn Tri bị thương rồi hy sinh. Mặc dù bị thương nặng, Phùng Chí Kiên vẫn bắn chặn quân địch để đồng đội thoát khỏi vòng vây. Bắn hết viên đạn cuối cùng, ông bị bắt. Ngày 22 tháng 8 năm 1941, địch chặt đầu ông rồi bêu ở đầu cầu Ngân Sơn hòng uy hiếp tinh thần cán bộ, nhân dân địa phương.
Cũng kể từ đó, phần hài cốt này đã bị thất lạc. Năm 1990, phần hài cốt không đầu của ông Phùng Chí Kiên được đưa về an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.
Trải suốt hàng chục năm, dòng tộc Nguyễn Văn tại xã Diễn Yên không nguôi niềm trăn trở tìm kiếm phần di cốt trên. Ngay từ những năm 70, hàng năm, tranh thủ thời gian nghỉ phép, thân nhân ông Phùng Chí Kiến đã tìm lên Bắc Kạn, la cà khắp các ngõ ngách, hỏi han dân chúng trong địa bàn mà ngày xưa "chú Vỹ" đã chiến đấu và hy sinh, nhưng đều không thu lượm được kết quả gì. Phần hài cốt bị thất lạc của ông Phùng Chí Kiên vẫn chưa có manh mối nào.
“Điều đó khiến cả dòng họ nhà tôi trăn trở. Mấy chục năm trời, dòng họ này cứ trăn trở khôn nguôi mong ngóng tìm được phần hài cốt bị thất lạc, làm các thủ tục công nhận danh hiệu liệt sỹ, danh phận cho cụ Phùng Chí Kiên. Năm 1994, cụ được tặng Huân chương chiến công hạng 3. Năm 2003, cụ được truy tặng danh hiệu liệt sỹ. Tuy nhiên, phần hài cốt bị thất lạc thì vẫn bặt mối thông tin”, một người con cháu của cụ Phùng Chí Kiên kể lại với phóng viên.
Việc tìm thấy di cốt còn thất lạc của ông Phùng Chí Kiên vừa là ước nguyện vừa là nghĩa vụ của ****, Nhà nước, của nhân dân và gia đình người chiến sĩ cách mạng Phùng Chí Kiên.
Niềm hy vọng về việc tìm được phần hài cốt của liệt sỹ Phùng Chí Kiên tưởng như vơi dần rồi tắt lịm thì gia tộc họ Nguyễn đã may mắn có duyên được bà Phan Thị Bích Hằng đứng ra góp sức tìm mộ bằng phương pháp ngoại cảm vào đầu năm 2008. Việc tìm thấy phần hài cốt bị thất lạc của vị tướng đầu tiên tưởng như chỉ còn là vấn đề thời gian.
Hỗ trợ tối đa, trùng khớp từng chi tiết, chỉ sai... ADN
Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Đậu, người đang trông coi khu thờ tự của cụ Phùng Chí Kiên tại quê nhà Nghệ An thì ông Phùng Chí Kiên là anh em với ông nội ông. Việc tìm mộ của cụ Phùng Chí Kiên khiến gia đình nhiều lần trăn trở: “Nhưng gia đình không có điều kiện đâu cháu ạ! Phải thông qua những mối liên hệ, sự giúp đỡ của các nhà báo và một số mối quan hệ đặc biệt khác thì gia đình mới có chi phí đi tìm và gặp được Phan Thị Bích Hằng. Việc tìm kiếm ngày bấy giờ có cả sự chỉ đạo, cho ý kiến của Bộ Quốc phòng”.
Một đoàn tìm kiếm được thành lập vào khoảng tháng 4/2008, bao gồm một số nhà báo, đại diện gia đình, một vị đại tá quân đội. Đoàn tìm kiếm này tất nhiên không thể thiếu Phan Thị Bích Hằng. Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Quang, cháu gọi Phùng Chí Kiên là ông thì trước khi đi tìm mộ của cụ Phùng Chí Kiên, đại diện gia đình, đoàn tìm kiếm cùng Phan Thị Bích Hằng đã ra cúng bái vong hồn cụ Phùng Chí Kiên tại nghĩa trang Mai Dịch và vào làm lễ tại chùa Phúc Khánh.
“Thông qua" bà Phan Thị Bích Hằng, ông nhà mình còn nhắn lại với con cháu: "Khi các con đi đến Ngân Sơn, nhớ đi qua chùa Thành Long để cúng anh em đồng đội ở đó cho ông. Đầu tháng 4/2008, đoàn tìm kiếm chính thức lên Bắc Kạn. Bà Hằng có việc bận nên phải ở lại Hà Nội”, ông Nguyễn Văn Quang cho biết.
“Vì ông tôi là một chí sỹ cách mạng lão thành, anh dũng hy sinh nên việc tìm kiếm phần hài cốt bị thất lạc rất được lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn, lãnh đạo huyện Ngân Sơn quan tâm, tạo điều kiện. Họ còn cử người đi theo dẫn đường, giúp đỡ. Dù có sự đóng góp của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, có những thời điểm, việc tìm kiếm gần như lâm vào bế tắc.
Manh mối về những người có thể biết thông tin về phần hài cốt của ông nhà tôi được các cơ quan, cá nhân tại tỉnh Bắc Kạn hết mực tạo điều kiện, lần tìm ra. Ví dụ như trường hợp của ông thợ cắt tóc, người được cho là đã ăn trộm phần đầu của cụ Phùng Chí Kiên rồi đem chôn cất vì cảm kích trước sự hy sinh anh dũng của cụ cũng được các nhà báo, công an tìm thấy dù đã đổi tên, chuyển nhà đi nơi khác. Mọi động thái, tiến độ tìm kiếm đều được báo cáo lại với Bí thư tỉnh ủy Bắc Kạn hồi bấy giờ.
Bà Hằng đi cùng đoàn nhưng đến tối 7/5 thì bà Hằng có việc bận phải về gấp. Tuy bà Hằng không đi nhưng mọi chỉ đạo đều do Bích Hằng. Ví như đi giờ nào là do cô ấy quyết định hết. Đoàn tìm kiếm và các ban ngành chỉ việc nghe theo. Đối với tôi, tôi rất tin bà Hằng vì bà ấy nói rất đúng về các chi tiết liên quan tới ông nhà tôi”, ông Quang cho hay.
Việc khai quật vị trí được cho là có hài cốt của cụ Phùng Chí Kiên được định vào ngày 7/5/2008. Trước khi khai quật, có sự tham gia chứng kiến của đầy đủ ban, ngành, đoàn thể tỉnh Bắc Kạn. Vị trí khai quật thuộc địa bàn Tiểu khu 1, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn. 1h30 ngày 8/5, việc khai quật chính thức bắt đầu.
“Phần di cốt bị thất lạc của cụ Phùng Chí Kiên nhanh chóng được tìm thấy nhưng trước đó, khi làm việc với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn, họ đã nói rõ tìm thấy đầu mà không thấy răng thì không phải đầu người. Vì thế, đến 4h sáng, việc tìm kiếm chưa thể kết thúc vì không thấy chiếc răng nào. Đúng lúc đó thì bị mất điện. Gọi điện cho Bích Hằng thì cô ấy bảo là cụ Phùng Chí Kiên bảo để cho mọi người nghỉ. Sáng mai đúng 7h sẽ tìm thấy. Đúng như lời bà Hằng, 7h sáng hôm sau thì tìm thấy mẩu xương được cho là răng của cụ nhà tôi. Việc tìm kiếm kết thúc. Trong quá trình đi tìm thì đường đi như thế nào, bà Hằng miêu tả chính xác luôn. Tất cả các chi tiết, từ đường xá, địa hình và đặc điểm phần hài cốt đựng trong cái gì đều rất chuẩn xác...”, ông Quang nhớ lại.
Công văn Viện Pháp y Quân đội 108 trả lời về việc giám định một phần hài cốt được tìm thấy theo sự chỉ dẫn của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.
Sau đó, Biên bản đào bới, khai quật mộ liệt sĩ được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Kạn lập, các cơ quan chức năng và đoàn thể địa phương cùng đại diện gia đình là ông Nguyễn Văn Quang ký vào biên bản. Cùng ngày, tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, thay mặt Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Kạn, Trung tá Hoàng Bình Tĩnh bàn giao bọc đỏ được niêm phong cho ông Đào Tất Vinh, đại diện Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng dưới sự chứng kiến của Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Cạn Hoàng Thị Tảo, đại diện gia đình và đoàn tìm kiếm.
Sau khi đăng tải loạt bài "Bi hài chuyện áp vong tìm mộ" "vạch mặt" một số nhà ngoại cảm rởm, báo Giáo dục Việt Nam đã nhận được ý kiến của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu III, Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Cựu chiến binh Việt Nam, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI.
Tướng Thước cho biết, do tính chất ác liệt của chiến tranh, số chiến sỹ của ta hi sinh rất lớn. Riêng quân đoàn III, trong vòng 10 năm chiến đấu ở mặt trận Tây Nguyên (1965-1975), có khoảng 3 vạn liệt sỹ. Trong đó, trên 1 vạn chưa xác định được hài cốt, còn số hài cốt tìm thấy, chủ yếu chưa có tên. Điều này cho thấy, việc tìm và xác định hài cốt của các liệt sỹ là điều nan giải.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước khẳng định: "Tìm hài cốt liệt sỹ là một việc hết sức thiêng liêng. Nếu vì năng lực kém, tìm sai hài cốt hoặc không tìm thấy, thì có thể thông cảm một phần. Nhưng nếu là ngoại cảm “rởm” và lợi dụng vấn đề tìm hài cốt liệt sỹ thiêng liêng ấy để kiếm tiền thì không chấp nhận được. Đó là hành động tội lỗi với những anh linh đã hi sinh vì độc lập dân tộc, là một tội ác không thể tha thứ. Và việc này cần phải đưa ra pháp luật trừng trị”.
Như vậy, 68 năm sau ngày hi sinh, phần hài cốt của cụ Phùng Chí Kiên tưởng như đã được tìm thấy thông qua sự vào cuộc nhiệt tình của đoàn tìm kiếm và sự hỗ trợ của lãnh đạo các ban, ngành tỉnh Bắc Cạn và nhất là sự “chỉ đạo” của Bích Hằng. Phần hài cốt trên đã được đưa đi giám định tại Viện pháp y quân đội. Tuy nhiên, khi mà mọi người đều tin chắc rằng phần hài cốt được tìm thấy chính là di cốt từng thất lạc của cụ Phùng Chí Kiên, thì ngày 16/9/2008, theo công văn số 288 của Viện Pháp y Quân đội trả lời việc giám định đã nêu rõ: “Những mẫu vật mà Viện này nhận được sau khi giám định đã xác định bao gồm: Đất lẫn đá vụn, 13 mảnh sành và 3 mảnh đá nhỏ, 1 răng lợn rừng. Theo kết quả đó, công văn này kết luận: Mẫu vật gửi tại Khoa giải phẫu Bệnh viện 108 không phải là một phần hài cốt của đồng chí Phùng Chí Kiên”.
Hành trình tìm một phần hài cốt của cụ Phùng Chí Kiên lại rơi vào bế tắc.
...Nhưng làng quê, bạn bè không ai biết
Cái chết “hụt” của bà Phan Thị Bích Hằng được nhiều tờ báo dẫn lại. Thậm chí, không hiểu bằng cách gì, nó còn được in thành những bộ đĩa bán rất chạy bên ngoài thị trường.
Tuy nhiên, khi phóng viên tìm về ngôi làng nơi bà Hằng và gia đình từng sinh sống, nhiều người lại không hề hay biết về câu chuyện này, và đó thực sự là một khoảng tối cần làm rõ.
“Vợ chồng tôi và ông bà Thọ (bố mẹ của Bích Hằng – PV) vốn rất thân thiết. Mối quan hệ giữa hai gia đình lại càng thêm thân khi thằng Thuần, con trai tôi và Bích Hằng học cùng nhau và giữa hai đứa có nảy sinh tình cảm yêu đương. Tuy nhiên, sau này vì cái duyên, cái số mà hai chúng nó không đến được với nhau”, bà Cạnh, vợ của ông Vũ Văn Trai, là người cùng xóm với nhà bà Phan Thị Bích Hằng tâm sự.
Tuy nhiên, khi cộng tác viên báo Giáo dục Việt Nam dò hỏi về đám tang đầy màu sắc huyền bí với những phát súng chát chúa thì người hàng xóm thân mật, sống cách nhà gia đình bà Phan Thị Bích Hằng ở quê chưa đầy 300m này lại lắc đầu: “Đám tang nào nhỉ? Tôi không biết! Cái Hằng nó có chết thực vật hồi nào đâu mà bảo nó có đám tang”.
“Ngày xưa, tôi và Bích Hằng có học cùng một lớp. Tôi cũng từng có mối quan hệ yêu đương với Bích Hằng nhưng quả thực về cái chết hụt của cô ấy và cái đám tang như lời anh kể thì tôi không biết gì”, anh Thuần, con trai của bác Cạnh tiếp lời.
Khi phóng viên – trong vai 1 sinh viên ngành nhân văn tìm tư liệu viết bài về Bích Hằng đặt câu hỏi: “Vậy còn nhân vật nữ là người cùng làng bị chó dại cắn rồi sau đó tử vong mà chị Bích Hằng kể thì anh có biết không? Theo lời chị Hằng, người này là bạn học cùng lớp, lại là chỗ bạn thân thì chắc anh phải biết chứ?” anh Thuần suy tư một hồi rồi nói: “Nhân vật nữ nào nhỉ? Lớp tôi học không hề có bạn nào bị chó dại cắn chết. Làng tôi sống cũng không có ai học cùng tôi bị chó dại cắn cả”.
Chúng tôi tiếp tục nhập vai sinh viên ngành nhân văn, tìm gặp thầy Nguyễn Tử Nhiên, giáo viên chủ nhiệm 3 năm cấp 3 của Bích Hằng và anh Thuần (Lớp A2 khóa 1986 – 1988 Trường cấp 3 Yên Khánh B - PV). Khi được hỏi về cô học trò Phan Thị Bích Hằng, người thầy giáo già trầm ngâm nhớ lại: Bích Hằng là một học trò thông minh, có đôi mắt sáng và khả năng cảm thụ văn học rất tốt.
Tuy nhiên, cũng như bà Cạnh và anh Thuần, thầy Nhiên tỏ ra vô cùng ngạc nhiên khi phóng viên hỏi những thông tin về cái chết lâm sàng của bà Phan Thị Bích Hằng do chó dại cắn. Thầy Nhiên nói: “Tôi không biết nhưng chắc là không có thông tin này. Học sinh của tôi cũng không có ai bị chó dại cắn chết cả”.
Tiếp tục bổ sung thêm thông tin, chúng tôi được thầy Nhiên cho số điện thoại của anh Vũ Văn Chinh, là học trò cũ của thầy Nhiên và là bạn cùng lớp cấp 3 với Bích Hằng. Qua nói chuyện, anh Chinh cũng khẳng định: “Tôi cũng chỉ mới nghe kể là Bích Hằng bị chó dại cắn rồi chết lâm sàng. Lớp tôi học cũng không có ai bị chó dại cắn chết cả”.
Trong khi đó, ông Phạm Gia Huấn, nguyên cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình lại cho hay: “Tôi là người cùng xã với cô Hằng, vợ tôi lại công tác cùng với dì ruột và bố cô Hằng ở xã. Việc cô Hằng bị chết lâm sàng và có tổ chức đám tang thì tôi không biết nhưng việc cô Hằng bị chó dại cắn là có. Hồi đó, tôi có đến nhà thăm cô Hằng. Tuy nhiên, thông tin về người bạn học cùng, là người cùng làng bị chó dại cắn chết thì tôi cũng không biết”.
Khi có được thông tin trên, phóng viên đã đến gặp trực tiếp mẹ đẻ của Phan Thị Bích Hằng là bà Thọ. Trong vai một người có người nhà bị chó dại cắn, phóng viên khẩn khoản nhờ bà Thọ: “Cháu đến đây là vì cháu đọc báo đài thấy bảo cô Phan Thị Bích Hằng từng bị chó dại cắn rồi nhờ được một ông lang cho uống vị thuốc lạ có gỗ ván thôi. Vậy mong bà chỉ bảo giúp địa chỉ của ông lang mà cô Hằng hay kể tới trên báo đài để cháu tới lấy thuốc”.
Sau ít giây ngập ngừng, bà Thọ nói: “Đó là ông lang Rồng, nhà ở Ninh Sơn, Ninh Bình. Nhưng ông ấy chết được mấy năm rồi”.
Theo lời chỉ dẫn của bà Thọ, phóng viên tìm đến phường Ninh Sơn, thành phố Ninh Bình. Nếu căn cứ theo lời kể của bà Phan Thị Bích Hằng, có thể hiểu đây là vị thầy lang đã nói với bà Hằng câu: “Chúa sẽ ban phước lành cho con”. Đúng như lời bà Thọ nói, ông lang Rồng đã qua đời. Phóng viên tìm đến hiệu thuốc mang tên ông nhưng đang được quản lý bởi anh Phạm Văn Hà, là con trai thứ hai của ông lang Rồng. Anh Hà cho biết: “Đúng là bố tôi có chữa chó dại cắn cho bà Phan Thị Bích Hằng. Tuy nhiên, bố tôi là người theo đạo Phật chứ không phải đạo Thiên chúa và Bích Hằng cũng chưa hề đến nhà tôi mà chỉ có người nhà của cô ấy đến lấy thuốc nên bố tôi không thể nói với cô ấy câu: “Chúa sẽ ban phước lành cho con”.