[Funland] Chuyện lạ!!!

black sky

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-434970
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
4,977
Động cơ
247,110 Mã lực
Hết nạc thì vạc đến xương. Làm kd ks chịu nhiều áp lức của các nghành ban lắm. Nay hội này xin tiền, mai lại hội kia. Xxx đủ ban bệ, pccc, văn hóa, môi trường, quản lý thị trường, an toàn vstp, thuế.........
Nay lại còn thu thuế tivi nữa. Ăn cả cặn thế này sống sao đc.
Rồi có ngày chúng mày đi thu thuế tivi của các hộ gia đình nữa hả.
Lũ khốn nạn
 

Phuco2007

Xe lăn
Biển số
OF-408915
Ngày cấp bằng
7/3/16
Số km
13,298
Động cơ
336,282 Mã lực
XH này đẻ ra nhiều quái thai dị dạng quá
 

Phonglantrang

Xe buýt
Biển số
OF-190032
Ngày cấp bằng
16/4/13
Số km
944
Động cơ
26,391 Mã lực
Nơi ở
Trăng và sao
Thật đúng là hôm qua đọc bài này mà e ko thể hiểu nổi sự ấu trĩ về hiểu biết pháp luật của mấy ông tác quyền
 

johnson321

Xe tải
Biển số
OF-454258
Ngày cấp bằng
19/9/16
Số km
431
Động cơ
208,516 Mã lực
Tuổi
32
Bọn này đúng là bấn quá làm liều rồi, kênh nào phát nhạc 'bản quyền' thì xin mời các anh lên tận đài truyền hình mà thu. Đúng là lũ chó đói cái gì cũng cắn. [-X
 

johnson321

Xe tải
Biển số
OF-454258
Ngày cấp bằng
19/9/16
Số km
431
Động cơ
208,516 Mã lực
Tuổi
32
Cụ ạ ở nước ngoài thì họ làm bản quyền ghê lắm, cụ trích 1 đoạn nhạc mà ko xin nó cũng kiện, đòi còn ở VN mình thì lâu nay quen xài chùa. Sau này dần dần có khi cụ muốn nghe cái gì đó đều phải bỏ tiền như tư bản, thế mới có người bảo sống ở nước mình tuy CNXH nghèo tí nhưng còn hơn chán tư bản đấy cụ (được xài miễn phí, làm ra chẳng thu được gì)
Thế thì đòi tiền kênh truyền hình phát nhạc, người ta chỉ đăng ký dịch vụ truyền hình rồi bật kênh 'chẳng may' kênh ấy có phát nhạc, chứ có ai dùng chùa 'nhạc' mà đòi tiền kiểu vô lý như thế? Hay xứ giãy chết cũng đến từng khách sạn, từng hộ gia đình thu tiền "bản quyền" âm nhạc qua kênh truyền hình??
 

BDS68

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
26,987
Động cơ
5,166,011 Mã lực
Các cụ xem chuyện này có lạ không?

TTO - Hàng trăm khách sạn bất ngờ nhận được một công văn: 'Chủ doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh sử dụng âm nhạc khẩn trương liên hệ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền sử dụng quyền tác giả khi sử dụng tác phẩm âm nhạc'.


Hàng trăm khách sạn ở Đà Nẵng nhận được công văn yêu cầu nộp tiền tác quyền âm nhạc - Ảnh: Trường Trung

Lý giải việc thu tiền của hàng trăm khách sạn tại Đà Nẵng, VCPMC cho rằng khách sạn nào chẳng có tivi cho khách coi, mà trên tivi thì có các kênh âm nhạc, chương trình giải trí có sử dụng nhạc.

Nhiều cơ sở lưu trú tại Đà Nẵng bất ngờ nhận được công văn của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN (VCPMC) yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc.

Ngoài việc bị ra “tối hậu thư” yêu cầu trả tiền, nhiều chủ khách sạn còn bất ngờ khi thấy trong văn bản gửi kèm khoản thu đối với khách sạn có sử dụng... tivi.

“Tối hậu thư” đòi tiền 
tác quyền


Đầu tháng 5-2017, hàng trăm khách sạn 1-3 sao tại Đà Nẵng bất ngờ nhận được công văn từ VCPMC chi nhánh phía Nam thông báo “chủ doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh sử dụng âm nhạc khẩn trương liên hệ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền sử dụng quyền tác giả khi sử dụng tác phẩm âm nhạc trong hoạt động kinh doanh”.

Công văn này nêu rõ sau ngày 10-5 nếu các đơn vị kinh doanh không phản hồi, VCPMC sẽ phối hợp với ngành chức năng tiến hành các thủ tục pháp lý.

Ông L.V.C., chủ khách sạn trên đường Hoàng Diệu (Q.Hải Châu), nói khách của ông chủ yếu là người nước ngoài nên không sử dụng âm nhạc.

“Họ chưa biết chúng tôi có dùng âm nhạc gì hay không mà gửi công văn “ra lệnh” chúng tôi đến trả tiền. Riêng khoản thu đối với phòng có sử dụng tivi càng vô lý vì tôi sắm để khách xem truyền hình, chứ không hề là công cụ phát nhạc đơn thuần” - ông C. nói.

Ông Trần Thành Quý, giám đốc điều hành khách sạn Sun River (đường Bạch Đằng, Q.Hải Châu), cũng bất ngờ với khoản thu “phòng ngủ/phòng khách có sử dụng tivi” với mức giá 25.000 đồng/phòng/năm.

“Đây chưa hẳn là khoản tiền lớn, nhưng tôi cho rằng đây là khoản tận thu vô lý. Khách sạn tôi sử dụng dịch vụ truyền hình cáp và đều thanh toán thuê bao hằng tháng.

Tôi là người đi mua dịch vụ của nhà đài thì tôi chỉ chịu trách nhiệm trả tiền cho nhà đài và tôi có quyền xem những chương trình trên ấy, vậy tại sao lại thu tiền của tôi?” - ông Quý nói.

Nơi nào cũng dùng nhạc!?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đinh Trung Cẩn, giám đốc VCPMC chi nhánh phía Nam (người ký gửi công văn), cho biết trước đó VCPMC đã phối hợp với một số đơn vị chức năng thông báo khoản thu này. Khách sạn bất ngờ vì không đi dự họp.

“Đa số khách sạn đều mở nhạc ở khu vực kinh doanh, phòng nghỉ thông qua tivi. Trên tivi còn có các kênh âm nhạc, chương trình truyền hình giải trí có sử dụng âm nhạc như chương trình game show, giới thiệu tác phẩm, tác giả...

Đây là việc sử dụng quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng của các tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả được quy định tại điểm b, khoản 1 điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ và hướng dẫn tại khoản 1, điều 23 nghị định 100/2006.

Khi sử dụng quyền này, khách sạn có nghĩa vụ phải xin phép và trả tiền nhuận bút thù lao cho tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định tại khoản 3 điều 20 của luật này” - nhạc sĩ Cẩn cho biết.

Chúng tôi đặt câu hỏi: Với những khách sạn dùng bài hát không nằm trong hợp đồng của tác giả với VCPMC tại sao phải trả tiền? Nhạc sĩ Cẩn cho rằng đó chỉ là nhận định chủ quan của chủ khách sạn.

Vì hiện nay VCPMC đang đại diện cho gần 4.000 tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả âm nhạc VN và hơn 4 triệu tác giả quốc tế.

Ông Cẩn cũng cho biết đối với các kênh truyền hình, VCPMC chỉ cấp phép giới hạn ở việc sử dụng quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng.

“Nội dung này được quy định trong hợp đồng sử dụng tác phẩm âm nhạc mà VCPMC ký kết với các đài không bao gồm quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng đối với việc sử dụng các tác phẩm âm nhạc trong khách sạn, nhà hàng, quán bar... thông qua các kênh truyền hình.

Khoản chi phí mà khách sạn phải trả cho truyền hình cáp chỉ là khoản tiền để được nhận tín hiệu hoặc đường truyền từ nhà cung cấp, không bao gồm tiền nhuận bút trả cho việc sử dụng tác phẩm âm nhạc” - ông Cẩn phân tích thêm.


Công văn đòi thu tác quyền âm nhạc 25 ngàn đồng/phòng/năm đối với khách sạn sử dụng tivi - Ảnh: Trường Trung
Thu sai đối tượng

Ông Hà Vỹ, trưởng Phòng quản lý văn hóa Sở VH-TT Đà Nẵng, cho biết việc thu tiền tác quyền là giao dịch dân sự, tự thỏa thuận giữa các bên với nhau.

“Số tiền thu, thu như thế nào thì hai bên tự thỏa thuận với nhau. Chỉ khi nào VCPMC có chứng cứ hoặc văn bản đề nghị thanh tra, kiểm tra việc thực thi quyền tác quyền, chúng tôi mới đến kiểm tra các khách sạn” - ông Vỹ nói.

Về việc thu tiền tác quyền đối với khách sạn sử dụng tivi, ông Vỹ nói sẽ nghiên cứu lại bởi việc thực hiện tác quyền âm nhạc trong trường hợp này không giống như trường hợp các chương trình trình diễn trên sân khấu.

Theo luật sư Lê Cao (Đoàn luật sư TP Đà Nẵng), việc thu tiền tác quyền âm nhạc thực ra là chuyện bình thường.

Nhưng cách mà VCPMC đang triển khai thu tiền tác quyền khiến nhiều cơ sở kinh doanh phản ứng bởi thiếu rõ ràng và pháp luật sở hữu trí tuệ chưa cụ thể được các nghĩa vụ trả phí tác quyền.

“VCPMC đang đổ đồng thu mỗi tivi ở khách sạn 25.000 đồng/phòng/năm và họ giải thích là thu quyền sử dụng quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng.

Các cơ sở kinh doanh chỉ sử dụng tivi như một công cụ thường dùng, như một vật dụng thường nhật trong đời sống và rõ ràng họ không đặt hàng các nhà đài phải phát bài nhạc gì cho mục đích kinh doanh của họ, việc thụ hưởng các tác phẩm âm nhạc của khách lưu trú nếu có là thụ động.

Khách sạn không chủ động trong việc sử dụng tác phẩm để trình chiếu cho khách lưu trú” - luật sư Cao phân tích.

Cũng theo luật sư Cao, theo nội dung của luật và đối chiếu thực tế thì nên hiểu các đài truyền hình mới là bên sử dụng quyền biểu diễn tác phẩm, là người làm chương trình, chủ động trình chiếu tới công chúng và việc họ sử dụng tác phẩm âm nhạc là để đảm bảo chương trình của họ hấp dẫn, thu hút khách hàng lựa chọn dịch vụ truyền hình của họ, hưởng lợi từ hoạt động quảng cáo...

Luật cụ thể hơn

“Để quyền sở hữu trí tuệ về âm nhạc hoặc các quyền khác về sở hữu trí tuệ được thực thi tốt, luật cần cụ thể hơn liên quan đến việc quy định rõ chủ thể nào có các nghĩa vụ gì khi sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ.

Việc gõ vào từng phòng khách sạn để đếm tivi mà thu tiền về quyền biểu diễn tác phẩm dường như đang thu sai đối tượng thực sự đang sử dụng quyền biểu diễn tác phẩm âm nhạc”.

Luật sư Lê Cao
http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20170524/chuyen-la-mo-tivi-bi-thu-ban-quyen-bai-hat/1319577.html
Hay nhỉ. Ngày xưa bố nào nghĩ ra thế doggy bây giờ còn sống mà thu tiền Bản quyền Tác giả thì cỡ Bill Gates chắc là muỗi :D
 

Thao_Nguyen308

Xe buýt
Biển số
OF-175601
Ngày cấp bằng
7/1/13
Số km
808
Động cơ
346,345 Mã lực
Việc thu tác quyền khi sử dụng phục vụ kd thì ko sai nhưng luật shtt chưa có hướng dẫn rõ và cách làm của trung tâm ko ổn. Việc trả phí trên cơ sở
thỏa thuận chứ ko thể đè ngửa con nhà ngưòi ta ra đòi 25k/phòng theo kiểu như vậy. Thế khác gì trèo lên luật.
Vậy cụ ơi e bỏ tiền ra sử dụng dv truyền hình làn ji? Mà khi e sử dụng dich vụ đó còn phải trả thêm tiền. Chúng nó thu thì nên thu từ nhà đài, nhà đài ko phát người sd dịch vụ khỏi xem
 

DUONGLAM

Xe điện
Biển số
OF-28299
Ngày cấp bằng
3/2/09
Số km
4,982
Động cơ
418,578 Mã lực
Đệt mợ em về bán ti vi khẩn trương thôi lỡ mai anh nghẹo lại ra cái văn bản thu tiền vì tối nào anh ấy cũng hát trên ti vi thì bỏ mợ
 

tientaninfotech

Xe tăng
Biển số
OF-373036
Ngày cấp bằng
9/7/15
Số km
1,888
Động cơ
518,246 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ôi Việt Nam quê hương tôi đang hướng người dân về thời kỳ đồ đá :(
B52 giải thảm để Miền Bắc quay về thời kỳ đồ đá được. Ấy vậy mà chỉ cần cái văn bản này thôi là đủ mọi người dân VN dừng dùng toàn bộ các thiết bị hiện đại để không phải trả phí.
Tôi cúi lạy các Bố trên giời hạ xuống trần thế cái. Chả còn gì để nói ạ.
 

thesun142

Xe tải
Biển số
OF-352069
Ngày cấp bằng
23/1/15
Số km
437
Động cơ
269,507 Mã lực
Nơi ở
Vu Trong Phung - Ha Noi
Website
linkcat.net
Cái ngu của 1 thằng làm ảnh hưởng đến cả bộ máy.
Cho em chửi vào cái CHUM tý. TSB thằng nào nghĩ ra cái ngu kiến này.
 
Biển số
OF-435767
Ngày cấp bằng
8/7/16
Số km
1,066
Động cơ
220,342 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
tiên sư cái xứ sở thiên đường, toàn luật giời
 

phamhung2409

Xe tải
Biển số
OF-422731
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
468
Động cơ
221,270 Mã lực
Tuổi
34
Em éo biết nói gì nữa :)) các bố thánh thần vãi
 

tuanquang105

Xe buýt
Biển số
OF-207369
Ngày cấp bằng
23/8/13
Số km
584
Động cơ
323,528 Mã lực
Viễn cảnh là nhà nhà có máy ghi âm lén, các cụ chỉ cần bật tivi, đài đóm, điện thoại phát ra bài hát nào là có đội phi đến thu phí bài đấy. Đôi lúc trộm nghĩ, oánh rắm mà theo nhịp vớ vẫn cũng mất tiền >"<
 

otothanglong

Xe điện
Biển số
OF-65579
Ngày cấp bằng
5/6/10
Số km
4,560
Động cơ
493,963 Mã lực
Các cụ xem chuyện này có lạ không?

TTO - Hàng trăm khách sạn bất ngờ nhận được một công văn: 'Chủ doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh sử dụng âm nhạc khẩn trương liên hệ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền sử dụng quyền tác giả khi sử dụng tác phẩm âm nhạc'.


Hàng trăm khách sạn ở Đà Nẵng nhận được công văn yêu cầu nộp tiền tác quyền âm nhạc - Ảnh: Trường Trung

Lý giải việc thu tiền của hàng trăm khách sạn tại Đà Nẵng, VCPMC cho rằng khách sạn nào chẳng có tivi cho khách coi, mà trên tivi thì có các kênh âm nhạc, chương trình giải trí có sử dụng nhạc.

Nhiều cơ sở lưu trú tại Đà Nẵng bất ngờ nhận được công văn của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN (VCPMC) yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc.

Ngoài việc bị ra “tối hậu thư” yêu cầu trả tiền, nhiều chủ khách sạn còn bất ngờ khi thấy trong văn bản gửi kèm khoản thu đối với khách sạn có sử dụng... tivi.

“Tối hậu thư” đòi tiền 
tác quyền


Đầu tháng 5-2017, hàng trăm khách sạn 1-3 sao tại Đà Nẵng bất ngờ nhận được công văn từ VCPMC chi nhánh phía Nam thông báo “chủ doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh sử dụng âm nhạc khẩn trương liên hệ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền sử dụng quyền tác giả khi sử dụng tác phẩm âm nhạc trong hoạt động kinh doanh”.

Công văn này nêu rõ sau ngày 10-5 nếu các đơn vị kinh doanh không phản hồi, VCPMC sẽ phối hợp với ngành chức năng tiến hành các thủ tục pháp lý.

Ông L.V.C., chủ khách sạn trên đường Hoàng Diệu (Q.Hải Châu), nói khách của ông chủ yếu là người nước ngoài nên không sử dụng âm nhạc.

“Họ chưa biết chúng tôi có dùng âm nhạc gì hay không mà gửi công văn “ra lệnh” chúng tôi đến trả tiền. Riêng khoản thu đối với phòng có sử dụng tivi càng vô lý vì tôi sắm để khách xem truyền hình, chứ không hề là công cụ phát nhạc đơn thuần” - ông C. nói.

Ông Trần Thành Quý, giám đốc điều hành khách sạn Sun River (đường Bạch Đằng, Q.Hải Châu), cũng bất ngờ với khoản thu “phòng ngủ/phòng khách có sử dụng tivi” với mức giá 25.000 đồng/phòng/năm.

“Đây chưa hẳn là khoản tiền lớn, nhưng tôi cho rằng đây là khoản tận thu vô lý. Khách sạn tôi sử dụng dịch vụ truyền hình cáp và đều thanh toán thuê bao hằng tháng.

Tôi là người đi mua dịch vụ của nhà đài thì tôi chỉ chịu trách nhiệm trả tiền cho nhà đài và tôi có quyền xem những chương trình trên ấy, vậy tại sao lại thu tiền của tôi?” - ông Quý nói.

Nơi nào cũng dùng nhạc!?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đinh Trung Cẩn, giám đốc VCPMC chi nhánh phía Nam (người ký gửi công văn), cho biết trước đó VCPMC đã phối hợp với một số đơn vị chức năng thông báo khoản thu này. Khách sạn bất ngờ vì không đi dự họp.

“Đa số khách sạn đều mở nhạc ở khu vực kinh doanh, phòng nghỉ thông qua tivi. Trên tivi còn có các kênh âm nhạc, chương trình truyền hình giải trí có sử dụng âm nhạc như chương trình game show, giới thiệu tác phẩm, tác giả...

Đây là việc sử dụng quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng của các tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả được quy định tại điểm b, khoản 1 điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ và hướng dẫn tại khoản 1, điều 23 nghị định 100/2006.

Khi sử dụng quyền này, khách sạn có nghĩa vụ phải xin phép và trả tiền nhuận bút thù lao cho tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định tại khoản 3 điều 20 của luật này” - nhạc sĩ Cẩn cho biết.

Chúng tôi đặt câu hỏi: Với những khách sạn dùng bài hát không nằm trong hợp đồng của tác giả với VCPMC tại sao phải trả tiền? Nhạc sĩ Cẩn cho rằng đó chỉ là nhận định chủ quan của chủ khách sạn.

Vì hiện nay VCPMC đang đại diện cho gần 4.000 tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả âm nhạc VN và hơn 4 triệu tác giả quốc tế.

Ông Cẩn cũng cho biết đối với các kênh truyền hình, VCPMC chỉ cấp phép giới hạn ở việc sử dụng quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng.

“Nội dung này được quy định trong hợp đồng sử dụng tác phẩm âm nhạc mà VCPMC ký kết với các đài không bao gồm quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng đối với việc sử dụng các tác phẩm âm nhạc trong khách sạn, nhà hàng, quán bar... thông qua các kênh truyền hình.

Khoản chi phí mà khách sạn phải trả cho truyền hình cáp chỉ là khoản tiền để được nhận tín hiệu hoặc đường truyền từ nhà cung cấp, không bao gồm tiền nhuận bút trả cho việc sử dụng tác phẩm âm nhạc” - ông Cẩn phân tích thêm.


Công văn đòi thu tác quyền âm nhạc 25 ngàn đồng/phòng/năm đối với khách sạn sử dụng tivi - Ảnh: Trường Trung
Thu sai đối tượng

Ông Hà Vỹ, trưởng Phòng quản lý văn hóa Sở VH-TT Đà Nẵng, cho biết việc thu tiền tác quyền là giao dịch dân sự, tự thỏa thuận giữa các bên với nhau.

“Số tiền thu, thu như thế nào thì hai bên tự thỏa thuận với nhau. Chỉ khi nào VCPMC có chứng cứ hoặc văn bản đề nghị thanh tra, kiểm tra việc thực thi quyền tác quyền, chúng tôi mới đến kiểm tra các khách sạn” - ông Vỹ nói.

Về việc thu tiền tác quyền đối với khách sạn sử dụng tivi, ông Vỹ nói sẽ nghiên cứu lại bởi việc thực hiện tác quyền âm nhạc trong trường hợp này không giống như trường hợp các chương trình trình diễn trên sân khấu.

Theo luật sư Lê Cao (Đoàn luật sư TP Đà Nẵng), việc thu tiền tác quyền âm nhạc thực ra là chuyện bình thường.

Nhưng cách mà VCPMC đang triển khai thu tiền tác quyền khiến nhiều cơ sở kinh doanh phản ứng bởi thiếu rõ ràng và pháp luật sở hữu trí tuệ chưa cụ thể được các nghĩa vụ trả phí tác quyền.

“VCPMC đang đổ đồng thu mỗi tivi ở khách sạn 25.000 đồng/phòng/năm và họ giải thích là thu quyền sử dụng quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng.

Các cơ sở kinh doanh chỉ sử dụng tivi như một công cụ thường dùng, như một vật dụng thường nhật trong đời sống và rõ ràng họ không đặt hàng các nhà đài phải phát bài nhạc gì cho mục đích kinh doanh của họ, việc thụ hưởng các tác phẩm âm nhạc của khách lưu trú nếu có là thụ động.

Khách sạn không chủ động trong việc sử dụng tác phẩm để trình chiếu cho khách lưu trú” - luật sư Cao phân tích.

Cũng theo luật sư Cao, theo nội dung của luật và đối chiếu thực tế thì nên hiểu các đài truyền hình mới là bên sử dụng quyền biểu diễn tác phẩm, là người làm chương trình, chủ động trình chiếu tới công chúng và việc họ sử dụng tác phẩm âm nhạc là để đảm bảo chương trình của họ hấp dẫn, thu hút khách hàng lựa chọn dịch vụ truyền hình của họ, hưởng lợi từ hoạt động quảng cáo...

Luật cụ thể hơn

“Để quyền sở hữu trí tuệ về âm nhạc hoặc các quyền khác về sở hữu trí tuệ được thực thi tốt, luật cần cụ thể hơn liên quan đến việc quy định rõ chủ thể nào có các nghĩa vụ gì khi sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ.

Việc gõ vào từng phòng khách sạn để đếm tivi mà thu tiền về quyền biểu diễn tác phẩm dường như đang thu sai đối tượng thực sự đang sử dụng quyền biểu diễn tác phẩm âm nhạc”.

Luật sư Lê Cao
http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20170524/chuyen-la-mo-tivi-bi-thu-ban-quyen-bai-hat/1319577.html

Xong tiếp rồi ông bà nào đi mà ngêu ngao người đường nó cũng bắt nộp tiền bản quyền luôn :))
 

glai11.h

Xe buýt
Biển số
OF-324006
Ngày cấp bằng
18/6/14
Số km
531
Động cơ
292,313 Mã lực
Riêng em thấy HÀI VL. Nếu thu được cái nầy, thì xem phim trên TV, nghe nhạc ở các thiết bị khác: Radio, USB, điện thoại, đĩa CD, VCD ... cũng đều bị thu tất.
- Các cụ rành về luật vào ý kiến đi. Bây giờ chúng ta phải nói theo luật (và các văn bản dưới luật) các cụ ạ.
- Trên thế giới có nước nào đã làm như nầy chưa?
Các cụ cho em thông não với
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top