[Funland] Chuyện kể đau thắt con tim của Nhạc sĩ Huy Du khi viết ca khúc Nổi lửa lên em

Parejo_10

Xe điện
Biển số
OF-295803
Ngày cấp bằng
18/10/13
Số km
3,663
Động cơ
312,239 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ thế là may mắn rồi. Con bạn học của em bố nó mãi không về từ chiến trường K.
Vâng , con liệt sỹ thì cũng rất tự hào mà cụ. Nhưng cũng thiệt thòi hơn bạn bè cùng trang lứa 1 phần. Trường hợp của em xuôi chiều hơn 1 chút là bố em về mới xây dựng gia đình và em là thế hệ sau.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
29,230
Động cơ
900,086 Mã lực
Cá Tráp nói:
Em thì thấy tác giả không chỉ muốn nói đến sự tàn nhẫn của chiến tranh, mà còn nhắc đến sự tàn nhẫn khác.
Nó là thời điểm lịch sử, góc nhìn như bây giờ là tàn nhẫn
Nhưng em nghĩ, lúc đó mà không nghiêm khắc như vậy thì sẽ không có người ra trận
Cách đây hơn 1 tuần em có nhận 1 cuộc điện thoại.
Nghe giới thiệu nhận ra là cậu Hải Bệu. Mất liên lạc từ ngày ra quân đến giờ.
Tụi em 3 đứa thay nhau cõng cậu ấy từ trong hang Giơi ra. Vận tải đạn, lựu đạn, có khi cả tử sỹ không khó bằng cõng người còn sống. Với người sống phải cẩn thận, chứ không lao xuống đất, chui rúc vào kẽ đá khi pháo bắn. Các sỹ quan có thể vì thắng lợi dám hy sinh binh sỹ, chứ lính cùng sống, chết với nhau thì những lúc đó không thể bỏ được nhau!
 
Chỉnh sửa cuối:

Lasvegas83

Xe tải
Biển số
OF-583569
Ngày cấp bằng
6/8/18
Số km
444
Động cơ
141,486 Mã lực
Tuổi
41
Lên sách thời 8x,9x em nghĩ phải lược bớt 90% chi tiết - không có in được khối với nhân vật chính hủ hoá! Đọc 10 mẩu kỷ niệm trên sách thì hao hao cả 9! Kiểu sách này em đọc trong thư viện với kiểu Sự kiện và nhân chứng mãi cũng chán rồi!
Nên em tin câu chuyện của cụ Huy Du mà cụ chủ thớt up lên dễ mang cảm xúc sáng tác hơn!
Chỉ là những giai thoại cả thôi cụ hơi hư cấu đến 7-8 phần cả. Còn nói 8x 9x không in nv chính hủ hoá thì cũng chả phải vì thời đó cuốn Giữa Hai Chiều Gió nv chính hủ hoá còn vượt biên nữa kìa. Mà cuốn đó còn in những năm 198x
 

manhhung126

Xe hơi
Biển số
OF-101605
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
119
Động cơ
398,902 Mã lực
Nơi ở
1
Chiếc khăn màu lửa cháy

17:59 26/07/2009

Ngày ấy Lê Dung đang còn là một ca sĩ trẻ của Đoàn nghệ thuật Quân khu tả ngạn sông Hồng. Bởi đang giữa những ngày chiến tranh ác liệt, nên trụ sở của đoàn cô không còn ở TP Hải Phòng, mà chuyển vào một xóm vắng ngoại thành. Từ đây, đêm đêm, Lê Dung cùng các bạn đến biểu diễn tại các trận địa pháo cao xạ, mặt giáp mặt với máy bay quân thù, đến với các đơn vị bộ binh đóng ở những làng xa luyện quân để một mai vượt Trường Sơn đi chiến trường...

Có một chiều, trong căn phòng nhỏ của mình, Lê Dung được tiếp một người khách lạ. Ông không còn trẻ, mặc một bộ đồ bà ba đen có nhiều vệt mốc loang lổ, sau lưng khoác một chiếc balô cóc và ở cổ quấn một chiếc khăn rằn. Nhìn ông, ai cũng hiểu rằng đó là một sĩ quan quân đội vừa từ chiến trường Nam Bộ ra.
- Xin lỗi, đồng chí là Lê Dung?
- Vâng ạ.
- Trời.
Ông ta thốt lên, thêm một lần nhìn ngắm Lê Dung, rồi xúc động nắm lấy tay cô.
- Thế là tôi tìm được đồng chí rồi...
Lê Dung chưa hết ngỡ ngàng, thì thấy ông ta lúi húi lôi từ ba lô cóc ra một gói giấy nhỏ:
- Tôi đã giữ cái này hơn cả mọi báu vật của mình để đưa tận tay đồng chí đây...
- Nhưng... cái gì thế ạ?...
- Tôi cũng không biết nữa, chỉ biết rằng trong mặt trận mãi tận trong B2 kia - có người nhờ tôi chuyển gói quà này đến đồng chí, bằng bất cứ giá nào cũng phải chuyển tận tay cho đồng chí...
Thực sự là Lê Dung hết sức ngạc nhiên. Bởi, ở mặt trận mà ông ta đã ở - Mặt trận Nam Bộ - Dung có một ai thân thiết để gửi quà cho cô đâu...
Dường như hiểu được niềm băn khoăn này, người sĩ quan quân đội nói với cô:
- "Thú thật với đồng chí là chính tôi cũng không biết ai là chủ nhân của gói quà này nữa. Được biết tôi ra Bắc công tác, ở Trạm giao liên kia có một cô gái giao liên đã gửi tôi và nhờ chuyển đến tận địa chỉ người có tên ghi ngoài bìa. Nhưng như cô gái đó tâm sự, cô cũng không phải là chủ nhân của gói quà, mà được nhận lại từ tay một đồng chí khác. Nghe đâu, đồng chí ấy cũng lại là người được một đồng chí khác gửi... Tôi chỉ biết mình là người được gửi gắm cuối cùng - Mà chưa chắc, bởi trên đường đồng chí biết rồi đấy, bao là bom đạn và tai họa, nên tôi có mệnh hệ gì thì gửi lại những người khác nữa...
Nhưng dù sao thì bây giờ tôi cũng đã tìm đến tận đồng chí rồi, thực hiện được lời gửi gắm của bao đồng chí khác. Mong đồng chí nhận cho...
Thoảng trong gió, nghe như có một tiếng còi tàu vọng lại từ rất xa. Người sĩ quan giật mình, khoác vội chiếc ba lô lên vai:
- Thú thực với đồng chí, tôi vừa chân ướt chân ráo xuống tàu ở Hà Nội. Thấy có tàu đi Hải Phòng, tôi leo vội lên để xuống đây đi tìm đồng chí! Giờ tôi phải quay ra ga ngay cho kịp tàu về. Hết đêm nay, ngày mai lại thêm một chuyến tàu nữa mới gặp được vợ con, làng xóm. Gần 10 năm xa cách rồi. Thôi tôi phải đi ngay không muộn nhé...
Nói rồi, ông đẩy cửa lao vội đi, không kịp uống ly nước Dung rót ra mời ông, cũng không kịp nhận từ Lê Dung lời cảm ơn - mà lẽ ra nếu không vì quá kinh ngạc và xúc động - Lê Dung phải nói ra thành lời sớm hơn.
***​
Còn lại một mình trong phòng, Lê Dung càng bàng hoàng hơn. Cô vẫn chưa dám mở gói quà ra, mà cứ cầm hoài trên tay để nhìn ngắm và băn khoăn tự hỏi: Của ai? Của ai thế nhỉ?
Một người bạn nào đó trong lũ bạn tuổi thơ ở các xóm thợ nghèo của thị xã Hòn Gai quê hương, nay đã vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu ư? Hay một người lính nào đó trong những đoàn quân mà Dung đã hát phục vụ trước lúc họ ra đi vào chiến trường? Thật ra, đã có một người bạn tuổi thơ, một người lính nào đã là của riêng cô, để thân thiết, để săn sóc và gửi quà cho cô vậy đâu.
Thế thì của ai?
Không thể nén được sự tò mò nữa, Dung mở gói quà và câu hỏi trên đã liền được giải đáp, khi cô thấy ở bên trong, ngoài một chiếc khăn nilon đỏ thắm, có một lá thư mà ở cuối không phải chỉ có một chữ ký:
"Đồng chí Lê Dung thân mến.
Chúng tôi là những người lính đang chiến đấu bên bờ sông Vàm Cỏ Đông xa xôi. Trong chúng tôi, có một số anh em vừa được tăng cường từ đồng bằng sông Hồng vào và đêm trước ngày lên đường, đã được nghe tiếng hát tiễn đưa đầy cảm xúc của đồng chí dưới chân đèo Yên Tử...
Cho đến hôm nay, tiếng hát tuyệt vời ấy vẫn đang cùng chúng tôi chiến đấu ở chiến trường ác liệt này. Dẫu là trong tiểu đội có anh em quê ở miền Nam chưa một lần được gặp gỡ, được thưởng thức tiếng hát của đồng chí, nhưng chỉ được nghe thuật lại đã đem lòng ái mộ...
Nếu có thể, đồng chí hãy đến với chúng tôi nhé. Chúng tôi rất thiết tha mong muốn có ngày được đón đồng chí ở mặt trận miền Đông xa xôi này và được nghe đồng chí hát những bài ca hay và đẹp nhất...
Biết ngoài đó mùa này nhiều gió lạnh, chúng tôi xin tặng lại đồng chí chiếc khăn nilon, chiến lợi phẩm của đơn vị, để đồng chí quàng cổ giữ gìn sức khỏe và giọng hát mỗi khi gió mùa Đông Bắc tràn về...".
Lá thư chỉ có vậy, ngắn gọn, mộc mạc. Và bên dưới có 11 chữ ký của các chiến sĩ trong tiểu đội, dưới một tên chung: Những người lính bên sông Vàm Cỏ...
Lá thư cùng chiếc khăn run lên trong tay Lê Dung. Trên đôi mắt cô, rơi xuống những dòng nước mắt. Cô bước vội ra bên ngoài. Bầu trời đêm đầy sao. Cô cứ đi, dù không biết sẽ đi về đâu. Trước mắt cô là bập bùng ngọn lửa, là cái đêm ấy dưới chân đèo Yên Tử, là ánh mắt các chiến sĩ sẽ lên đường vào Nam chiến đấu và đang lặng lẽ ngồi lắng nghe tiếng hát của cô. Đêm ấy cô đã hát - hát bằng cả tâm hồn mình để phục vụ các anh - những người sắp đi xa. Tiếng hát ấy của cô - thật không ngờ là các anh ấy đã mang theo cả vào những chiến dịch, những trận đánh. Và ở nơi xa xôi và ác liệt ấy, các anh đã không quên cô - một người đồng đội - một người em gái nhỏ hậu phương...

Lê Dung vẫn cứ mải miết bước đi trên đường. Trong bóng đêm, chiếc khăn trong tay cô cứ bừng lên như một ngọn lửa nhỏ. Cô choàng nó lên ngực mình. Ước gì ngay từ bây giờ, với chiếc khăn cháy đỏ này, cô được băng tới những trận địa xa xôi ven dòng Vàm Cỏ Đông, hát cho các anh nghe những bài ca hay đẹp nhất của mình...
***​
Nhưng qua nhiều năm tháng, mong ước đêm ấy và của rất nhiều ngày sau của Lê Dung không một lần được thực hiện.
Bởi là ca sĩ của một đoàn quân khu, nên phạm vi hoạt động chính của Lê Dung chỉ trong vòng quân khu của mình. Thảng có lần đi xa hơn, cũng chỉ tới những trận địa Khu IV cũ (bao gồm Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh...). Có một lần, đoàn cô được lệnh tới Trường Sơn, để hát phục vụ những người lính vận tải, cao xạ, những cô gái giao liên ở đây. Và Lê Dung đã run người lên vì cảm động trước quyết định ấy, tưởng rằng cô sẽ có dịp vào tận cuối dãy Trường Sơn, tới cả dòng Vàm Cỏ xa xôi... nhưng thật đáng tiếc là chỉ đúng tới giữa Trường Sơn, đoàn của cô lại có lệnh quay về. Cái đêm chia tay ở Trường Sơn để quay lại ấy, Lê Dung đã lại khóc. Thế là thêm một lần, tắt đi niềm mong ước đến với những người lính bên sông Vàm Cỏ của mình...
Cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đoàn nghệ thuật của Dung mới được vào Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ. Buổi lên đường, tâm hồn Dung như được chắp cánh. Cô choàng ngay chiếc khăn đỏ vốn được cất giữ một cách nâng niu, trân trọng lên ngực. Cô hy vọng màu khăn sẽ như một lời vẫy gọi, một tín hiệu nhận biết với các anh. Cô hy vọng ở một sân khấu nào đó, với chiếc khăn đỏ này trước ngực, các anh sẽ nhận ra cô, sẽ chạy ào lên với cô và rồi cô sẽ xiết chặt tay các anh, sẽ ôm hôn thật thắm thiết các anh nữa và sẽ hát tặng các anh tất cả các bài hát mà cô ấp ủ trong tâm hồn biết bao ngày tháng qua dành để tặng các anh...
Nhưng kỳ lạ thay, đã qua nhiều đơn vị, qua nhiều sân khấu, đã gặp nhiều chiến sĩ, mà Dung vẫn chưa gặp được các anh. Không còn cách nào khác, cô đành đi đến một quyết định: Vào thẳng Bộ Tư lệnh quân khu để hỏi thăm...
... Nhưng rồi ít giờ sau, từ cửa Bộ Tư lệnh quân khu có một người con gái đi ra, chiếc khăn choàng đỏ thấm đầy nước mắt. Cô được người sĩ quan quân lực cho hay: Những người lính ấy - cả 11 người lính ấy - đã lần lượt ngã xuống anh dũng dọc đôi bờ Vàm Cỏ Đông

Trương Nguyên Việt
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,488
Động cơ
320,876 Mã lực
Tuổi
58
Sáng nay em nghe kỹ lại bài Đường Chúng Ta Đi của ns Huy Du - thơ Xuân Sách.
Phải nói là tuyệt đỉnh. Em nghĩ khi chiến nhau mà thấy đối thủ hát bài này thì thôi, bỏ...oánh sao nổi hehe.
Hào hùng mà vẫn có hình ảnh "đàn em vui ríu rít mái trường....m.Nam ơi, ôi những dòng sông với rặng dừa xanh.... Ta sẽ đến nơi đâu còn giặc... ta chưa về khi tổ quốc chưa yên.."
Ns Huy Du - nhà thơ Xuân Sách đỉnh thật. Với em đây là một trong vài bài hát hay nhất, nghe sướng nhất hehe.
 

hpderma

Xe hơi
Biển số
OF-575376
Ngày cấp bằng
22/6/18
Số km
146
Động cơ
143,054 Mã lực
Thật cảm động và tiếc thay! Sự tàn khốc của chiến tranh không làm lu mờ được lòng dũng cảm, sự hy sinh và tình yêu đôi lứa!
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,184
Động cơ
316,308 Mã lực
Viết nhân ngày 27/7
Tác giả: Hồ Tĩnh Tâm
Photo: Sưu tầm
FB_IMG_1627091602458.jpg

Gần cuối thế kỷ 20, tôi và cô Hương giáo viên dạy nhạc Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Bình, đèo nhau bằng xe đạp đến thăm giáo sư âm nhạc Nguyễn Thị Nhung, tại đây chúng tôi may mắn gặp đại tá nhạc sĩ Huy Du đang ở nhà cùng vợ. Nhờ vậy tôi có hỏi về xuất xứ ca khúc “Nổi lửa lên em” của ông. Huy Du kể rất say sưa.
Năm ấy Huy Du cùng đoàn văn nghệ sĩ Miền Bắc đi thực tế chiến trường Trường Sơn. Vào một đêm mưa rừng, bên ngọn lửa chập chờn trong hang núi, cô cấp dưỡng nấu cho văn đoàn nghệ sĩ một nồi cháo cá suối ăn bồi dưỡng, vì có mấy người hâm hấp sốt. Thấy cô đang mang thai lùm lùm trong bụng, Huy Du hỏi chuyện và cô đã kể. Rằng cô mang thai với một anh thương binh trẻ lắm, là lính cao xạ pháo chốt trên đỉnh núi bảo vệ ngầm đá, gần nơi trạm quân y của cô đóng quân.
Hôm ấy mấy chục chiếc phản lực F105D đã thay nhau hơn mười lần nhào xuống đánh bom trận địa pháo. Bom nổ liên hồi, rung chuyển cả rừng núi. Chúng đánh cả bằng bom na pan và bom xăng, nên cây rừng bốc cháy ngùn ngụt, khói cuộn lên cao mù mịt. Đến sập chiều hoàng hôn, anh em cáng xuống một người binh nhất bị bỏng na pan rất nặng. Cả trạm quân y tập trung săn sóc cho người chiến sĩ ấy. Riêng cô là y tá có kinh nghiệm lâu năm, nên được phân công săn sóc các vết bỏng cho anh mỗi ngày. Khổ nhất là săn sóc các vết bỏng nặng ở phần mông và chỗ kín. Do vết cháy na pan ăn âm sâu vào da thịt, nên người thương binh phải cởi trần truồng, chỉ đắp trên người một miếng vải dù. Binh trạm tế nhị, nên việc bôi thuốc chỉ giao cho cô, vì cô đã ngoài ba mươi tuổi. Công việc không thể tránh được sự đụng chạm. Khi các vết bỏng đã lành được phần nào, sự đụng chạm da thịt đã đánh thức nỗi thèm khát rất đỗi con người của anh binh nhất pháo thủ cao xạ pháo. Và rồi pháo đã nổ giòn dã trong một đêm mưa rừng tầm tả. Chỉ một lần duy nhất trong đêm mưa rừng ấy, nhưng điểm hồng tâm đã báo bia điểm mười sáng chói.
Khi bụng cô thượng sĩ y tá lùm lên, trạm trưởng quân y đã họp cả trạm thông báo tội vi phạm kỷ luật chiến trường của cô y tá chị cả, và yêu cầu cô phải phá thai, để bảo vệ sự trong sạch của trạm. Khổ nhất là cả trạm trưởng và chính trị viên trạm, liên tục bằng các biện pháp mềm mỏng và cứng rắn, yêu cầu cô thượng sĩ phải khai ra tác giả là ai, bởi kẻ “xấu xa” cần bị kỷ luật đích đáng, chứ không thể tha thứ được. Ngoài ba mươi tuổi, có kinh nghiệm chục năm chiến trường, cô ý tá chẳng những khao khát được làm mẹ, mà còn biết đòn sấm sét sẽ giáng xuống đầu người binh nhất cao xạ pháo như thế nào. Bởi vậy cô chấp nhận mọi hình thức kỷ luật, chứ không hé răng một lời; ngay cả người pháo thủ cũng không hề biết mình sắp được làm cha. Trước sự cứng đầu lì lợm của cô, binh trạm quyết định hạ cấp thượng sĩ của cô xuống binh nhì, khai trừ cô khỏi Đảng, chuyển cô xuống làm anh nuôi.
Huy Du và nhiều người nữa thức nghe chuyện đã khóc ngậm ngùi. Huy Du có hỏi, sao cô không cho người chiến sĩ ấy biết chuyện. Cô gái cúi đầu nói nhỏ. “Em lo sợ anh ấy sẽ nhận con mình, sẽ bị kỷ luật chiến trường, mình em biết là được rồi, sau này con lớn lên sẽ nói; với nữa, anh ấy đã hy sinh cách đây ba tuần ngay trên mâm pháo. Mãnh bom xé rách toang lồng ngực, quả tim văng cả ra ngoài. Một cánh tay của anh ấy không biết mất đi đằng nào, không tìm được”.
Đêm ấy nhạc sĩ Huy Du thao thức trằn trọc không thể nào nhắm mắt ngủ. Mấy lần ông ngồi dậy trên võng, mở sổ tay định viết cái gì đó, nhưng nỗi đau tình người cắt cứa và giằng xé, khiến ông không thể nào viết được. Sáng hôm sau, đoàn văn nghệ sĩ cuốn võng, tiếp tục đi xa hơn về phía nam, về phía tiếng súng. Suốt dọc đường, câu chuyện của người nữ ý tá Trường Sơn đeo đẳng trong tâm trí, khiến lồng ngực người nhạc sĩ quân đội lúc nào cũng đau thắt, đầu óc mung lung, không thể nào viết được một nốt nhạc.
Hơn hai tháng sau, đoàn văn nghệ sĩ trở lại binh trạm ấy, nghỉ lại đó hai ngày, nhưng người nấu cơm lại là một cô thanh niên xung phong trẻ măng. Huy Du hỏi thăm, cô gái trẻ bưng mắt cúi đầu khóc thổn thức, nói không nên lời. “Chị… chị Thủy… chị ấy… mất rồi”. Huy Du nghe xong ù cả hai tai, hoa cả hai mắt. Khó khăn lắm ông mới gặng hỏi để biết chuyện. Chuyện về cô thượng sĩ y tá bị kỷ luật, bị khai trừ Đảng, điều xuống làm anh nuôi. Chuyện về cô thượng sĩ y tá có gần mười năm chiến trường bị giáng chức xuống binh nhì, leo núi hái rau rừng, bị mãnh bom chém vào bụng, văng cả thai nhi ra ngoài, máu ướt sũng một đám lớn trên đất rừng Trường Sơn.
Hình ảnh cô y tá anh nuôi hiện lên bên bếp lửa chập chờn. Hình ảnh cái giỏ rau còn đeo sau lưng cô gái bị éo úa đen sạm khói bom hiện lên chập chờn. Huy Du không thể nào tin được sự khắc nghiệt và tàn nhẫn của chiến tranh. Quá nửa đêm vẫn không thể nào chợp mắt, nhìn thấy mảnh trăng thượng tuần nhô lên trên đỉnh núi, ông ngồi bật dậy, lôi sổ tay kẻ vội mấy dòng nhạc, viết ngay tứ nhạc vừa vụt hiện trong đầu. “Nổi lửa lên em! Nổi lửa lên em! Ánh trăng sáng ngời đưa ta vào trận đánh, núi rừng xanh dồn dập bước quân hành”. Về tới Hà Nội, Huy Du vùi đầu viết hai ngày hai đêm thì hoàn thành ca khúc nổi tiểng, “Nổi lửa lên em”.
Kể xong, Huy Du lặng đi một lúc, rồi bước qua gần góc nhà, từ từ ngồi xuống bên cây piano, vung hai bàn tay gân guốc, gầy guộc, gõ mạnh xuống bàn phím. Từng chùm hợp âm vang lên, bùng cháy và thúc giục. Hương bước tới, vịn một góc thành đàn cất tiếng hát. Giáo sư tiến sĩ âm nhạc Nguyễn Thị Nhung, giám đốc Nhạc viện Hà Nội cũng đến đứng sau lưng chồng. Hợp âm bùng lên chập chùng chập chùng. Giai điệu vang lên day dứt mà rạo rực, thiết tha mà bỏng cháy. Tiếng hát của hai

cô trò một khàn một trong vút lên. Căn phòng nhỏ phút chốc biến thành cả một thế gới âm thanh sáng rực. “Nổi lửa lên em! Nổi lửa lên em!”.
Đa tạ phản hồi cẩn thận của Cụ ạ. Chiến tranh ???
Lịch sử Việt Nam hiện đại gắn liền với chuỗi binh lửa đau thương và bi hùng. Đây chỉ là một câu chuyện nhỏ bên lề cuộc chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam bảo vệ Tổ quốc.
Sắp đến ngày 27/7, đọc những câu chuyện như thế này càng thấy cảm phục trước những mất mát hy sinh của bao thế hệ trước. Những góc khuất và hậu quả đau thương vô cùng to lớn của chiến tranh...
Thế mới thấy hoà bình vô giá biết nhường nào...


Khổ đau gian khó không nao núng.​
Chịu đựng kiên gan quyết chí hùng!​
Bom tấn hàng ngày, chẳng khuất phục​
Mềm lòng nghe chuyện, lắm người cùng​
Lời ca, vang mãi trên nòng súng!
Chiến địa, dịu dần dưới hố bom.
Nhớ mãi tháng ngày tang tóc ấy:​
Báo đền liệt sĩ, góp tay chung!​
(Tri ơn người trước ta cùng chung)
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,184
Động cơ
316,308 Mã lực
Em chụp cả up lên cho cccm xem. Cái này e đọc thấy hay hơn
8952C09C-7D78-4B0C-8830-162507A755A7.jpeg
A214E028-B33B-422A-991C-48074EB68272.jpeg
A15A6248-08AF-4E49-8915-DB3303B1505F.jpeg
DDA07B67-7E85-45C0-9CF2-5482A491CBBC.jpeg
87A62177-970C-4A88-BD8A-A54C338CF1FC.jpeg
0D02102A-3061-4920-AD86-C2CD605D6060.jpeg
896D5245-F596-4036-8409-030BA3E8F192.jpeg
D708E779-78A7-40FD-A7C4-D12F9616BAF5.jpeg
Đọc xong bài báo, em chỉ biết nghĩ rằng . Trong thời chiến, tình người không có .
Nó là thời điểm lịch sử, góc nhìn như bây giờ là tàn nhẫn
Nhưng em nghĩ, lúc đó mà không nghiêm khắc như vậy thì sẽ không có người ra trận
Thật cảm động và tiếc thay! Sự tàn khốc của chiến tranh không làm lu mờ được lòng dũng cảm, sự hy sinh và tình yêu đôi lứa!


Câu ca thắm đậm tình người:​
Đậm, sâu, nhưng đố ai cười khi xem! :-?
Đắng lòng nghe chuyện của em,​
Chiến tranh là thế! Chớ đem so bì! [-X
 

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
2,991
Động cơ
451,413 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
Nội dung của bài hát không phản ánh được cốt truyện, vậy nên coi là giai thoại.
 

qbtokyo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-323226
Ngày cấp bằng
11/6/14
Số km
2,508
Động cơ
40,537 Mã lực
Website
ltf.com.vn
Viết nhân ngày 27/7
Tác giả: Hồ Tĩnh Tâm
Photo: Sưu tầm
FB_IMG_1627091602458.jpg

Gần cuối thế kỷ 20, tôi và cô Hương giáo viên dạy nhạc Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Bình, đèo nhau bằng xe đạp đến thăm giáo sư âm nhạc Nguyễn Thị Nhung, tại đây chúng tôi may mắn gặp đại tá nhạc sĩ Huy Du đang ở nhà cùng vợ. Nhờ vậy tôi có hỏi về xuất xứ ca khúc “Nổi lửa lên em” của ông. Huy Du kể rất say sưa.
Năm ấy Huy Du cùng đoàn văn nghệ sĩ Miền Bắc đi thực tế chiến trường Trường Sơn. Vào một đêm mưa rừng, bên ngọn lửa chập chờn trong hang núi, cô cấp dưỡng nấu cho văn đoàn nghệ sĩ một nồi cháo cá suối ăn bồi dưỡng, vì có mấy người hâm hấp sốt. Thấy cô đang mang thai lùm lùm trong bụng, Huy Du hỏi chuyện và cô đã kể. Rằng cô mang thai với một anh thương binh trẻ lắm, là lính cao xạ pháo chốt trên đỉnh núi bảo vệ ngầm đá, gần nơi trạm quân y của cô đóng quân.
Hôm ấy mấy chục chiếc phản lực F105D đã thay nhau hơn mười lần nhào xuống đánh bom trận địa pháo. Bom nổ liên hồi, rung chuyển cả rừng núi. Chúng đánh cả bằng bom na pan và bom xăng, nên cây rừng bốc cháy ngùn ngụt, khói cuộn lên cao mù mịt. Đến sập chiều hoàng hôn, anh em cáng xuống một người binh nhất bị bỏng na pan rất nặng. Cả trạm quân y tập trung săn sóc cho người chiến sĩ ấy. Riêng cô là y tá có kinh nghiệm lâu năm, nên được phân công săn sóc các vết bỏng cho anh mỗi ngày. Khổ nhất là săn sóc các vết bỏng nặng ở phần mông và chỗ kín. Do vết cháy na pan ăn âm sâu vào da thịt, nên người thương binh phải cởi trần truồng, chỉ đắp trên người một miếng vải dù. Binh trạm tế nhị, nên việc bôi thuốc chỉ giao cho cô, vì cô đã ngoài ba mươi tuổi. Công việc không thể tránh được sự đụng chạm. Khi các vết bỏng đã lành được phần nào, sự đụng chạm da thịt đã đánh thức nỗi thèm khát rất đỗi con người của anh binh nhất pháo thủ cao xạ pháo. Và rồi pháo đã nổ giòn dã trong một đêm mưa rừng tầm tả. Chỉ một lần duy nhất trong đêm mưa rừng ấy, nhưng điểm hồng tâm đã báo bia điểm mười sáng chói.
Khi bụng cô thượng sĩ y tá lùm lên, trạm trưởng quân y đã họp cả trạm thông báo tội vi phạm kỷ luật chiến trường của cô y tá chị cả, và yêu cầu cô phải phá thai, để bảo vệ sự trong sạch của trạm. Khổ nhất là cả trạm trưởng và chính trị viên trạm, liên tục bằng các biện pháp mềm mỏng và cứng rắn, yêu cầu cô thượng sĩ phải khai ra tác giả là ai, bởi kẻ “xấu xa” cần bị kỷ luật đích đáng, chứ không thể tha thứ được. Ngoài ba mươi tuổi, có kinh nghiệm chục năm chiến trường, cô ý tá chẳng những khao khát được làm mẹ, mà còn biết đòn sấm sét sẽ giáng xuống đầu người binh nhất cao xạ pháo như thế nào. Bởi vậy cô chấp nhận mọi hình thức kỷ luật, chứ không hé răng một lời; ngay cả người pháo thủ cũng không hề biết mình sắp được làm cha. Trước sự cứng đầu lì lợm của cô, binh trạm quyết định hạ cấp thượng sĩ của cô xuống binh nhì, khai trừ cô khỏi Đảng, chuyển cô xuống làm anh nuôi.
Huy Du và nhiều người nữa thức nghe chuyện đã khóc ngậm ngùi. Huy Du có hỏi, sao cô không cho người chiến sĩ ấy biết chuyện. Cô gái cúi đầu nói nhỏ. “Em lo sợ anh ấy sẽ nhận con mình, sẽ bị kỷ luật chiến trường, mình em biết là được rồi, sau này con lớn lên sẽ nói; với nữa, anh ấy đã hy sinh cách đây ba tuần ngay trên mâm pháo. Mãnh bom xé rách toang lồng ngực, quả tim văng cả ra ngoài. Một cánh tay của anh ấy không biết mất đi đằng nào, không tìm được”.
Đêm ấy nhạc sĩ Huy Du thao thức trằn trọc không thể nào nhắm mắt ngủ. Mấy lần ông ngồi dậy trên võng, mở sổ tay định viết cái gì đó, nhưng nỗi đau tình người cắt cứa và giằng xé, khiến ông không thể nào viết được. Sáng hôm sau, đoàn văn nghệ sĩ cuốn võng, tiếp tục đi xa hơn về phía nam, về phía tiếng súng. Suốt dọc đường, câu chuyện của người nữ ý tá Trường Sơn đeo đẳng trong tâm trí, khiến lồng ngực người nhạc sĩ quân đội lúc nào cũng đau thắt, đầu óc mung lung, không thể nào viết được một nốt nhạc.
Hơn hai tháng sau, đoàn văn nghệ sĩ trở lại binh trạm ấy, nghỉ lại đó hai ngày, nhưng người nấu cơm lại là một cô thanh niên xung phong trẻ măng. Huy Du hỏi thăm, cô gái trẻ bưng mắt cúi đầu khóc thổn thức, nói không nên lời. “Chị… chị Thủy… chị ấy… mất rồi”. Huy Du nghe xong ù cả hai tai, hoa cả hai mắt. Khó khăn lắm ông mới gặng hỏi để biết chuyện. Chuyện về cô thượng sĩ y tá bị kỷ luật, bị khai trừ Đảng, điều xuống làm anh nuôi. Chuyện về cô thượng sĩ y tá có gần mười năm chiến trường bị giáng chức xuống binh nhì, leo núi hái rau rừng, bị mãnh bom chém vào bụng, văng cả thai nhi ra ngoài, máu ướt sũng một đám lớn trên đất rừng Trường Sơn.
Hình ảnh cô y tá anh nuôi hiện lên bên bếp lửa chập chờn. Hình ảnh cái giỏ rau còn đeo sau lưng cô gái bị éo úa đen sạm khói bom hiện lên chập chờn. Huy Du không thể nào tin được sự khắc nghiệt và tàn nhẫn của chiến tranh. Quá nửa đêm vẫn không thể nào chợp mắt, nhìn thấy mảnh trăng thượng tuần nhô lên trên đỉnh núi, ông ngồi bật dậy, lôi sổ tay kẻ vội mấy dòng nhạc, viết ngay tứ nhạc vừa vụt hiện trong đầu. “Nổi lửa lên em! Nổi lửa lên em! Ánh trăng sáng ngời đưa ta vào trận đánh, núi rừng xanh dồn dập bước quân hành”. Về tới Hà Nội, Huy Du vùi đầu viết hai ngày hai đêm thì hoàn thành ca khúc nổi tiểng, “Nổi lửa lên em”.
Kể xong, Huy Du lặng đi một lúc, rồi bước qua gần góc nhà, từ từ ngồi xuống bên cây piano, vung hai bàn tay gân guốc, gầy guộc, gõ mạnh xuống bàn phím. Từng chùm hợp âm vang lên, bùng cháy và thúc giục. Hương bước tới, vịn một góc thành đàn cất tiếng hát. Giáo sư tiến sĩ âm nhạc Nguyễn Thị Nhung, giám đốc Nhạc viện Hà Nội cũng đến đứng sau lưng chồng. Hợp âm bùng lên chập chùng chập chùng. Giai điệu vang lên day dứt mà rạo rực, thiết tha mà bỏng cháy. Tiếng hát của hai cô trò một khàn một trong vút lên. Căn phòng nhỏ phút chốc biến thành cả một thế gới âm thanh sáng rực. “Nổi lửa lên em! Nổi lửa lên em!”.
Xin cảm ơn cuộc đời vì em là dân 8x vẫn hằng ngày đi làm và mở nhạc đỏ, nhạc bolero nghe say sưa trên đường đi làm. Tất nhiên là những giai điệu của những bài hát như thế này thì phải thuộc rồi.
Những trải nghiệm, những mối tình, những xúc cảm của thế hệ trước nó biến thành thơ thành nhạc sao mà khác biệt thế nhỉ? Em chợt nhớ đến lời kể của một nhạc sỹ, ca sỹ trẻ của VN bây h: bạn ấy hình như ở phòng trọ, hết tiền ăn, chỉ đủ tiền ăn bánh mì và mơ về nhà lầu xe hơi. Thế là có 1 bài rap.
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
21,818
Động cơ
622,206 Mã lực
Viết nhân ngày 27/7
Tác giả: Hồ Tĩnh Tâm
Photo: Sưu tầm
FB_IMG_1627091602458.jpg

Gần cuối thế kỷ 20, tôi và cô Hương giáo viên dạy nhạc Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Bình, đèo nhau bằng xe đạp đến thăm giáo sư âm nhạc Nguyễn Thị Nhung, tại đây chúng tôi may mắn gặp đại tá nhạc sĩ Huy Du đang ở nhà cùng vợ. Nhờ vậy tôi có hỏi về xuất xứ ca khúc “Nổi lửa lên em” của ông. Huy Du kể rất say sưa.
Năm ấy Huy Du cùng đoàn văn nghệ sĩ Miền Bắc đi thực tế chiến trường Trường Sơn. Vào một đêm mưa rừng, bên ngọn lửa chập chờn trong hang núi, cô cấp dưỡng nấu cho văn đoàn nghệ sĩ một nồi cháo cá suối ăn bồi dưỡng, vì có mấy người hâm hấp sốt. Thấy cô đang mang thai lùm lùm trong bụng, Huy Du hỏi chuyện và cô đã kể. Rằng cô mang thai với một anh thương binh trẻ lắm, là lính cao xạ pháo chốt trên đỉnh núi bảo vệ ngầm đá, gần nơi trạm quân y của cô đóng quân.
Hôm ấy mấy chục chiếc phản lực F105D đã thay nhau hơn mười lần nhào xuống đánh bom trận địa pháo. Bom nổ liên hồi, rung chuyển cả rừng núi. Chúng đánh cả bằng bom na pan và bom xăng, nên cây rừng bốc cháy ngùn ngụt, khói cuộn lên cao mù mịt. Đến sập chiều hoàng hôn, anh em cáng xuống một người binh nhất bị bỏng na pan rất nặng. Cả trạm quân y tập trung săn sóc cho người chiến sĩ ấy. Riêng cô là y tá có kinh nghiệm lâu năm, nên được phân công săn sóc các vết bỏng cho anh mỗi ngày. Khổ nhất là săn sóc các vết bỏng nặng ở phần mông và chỗ kín. Do vết cháy na pan ăn âm sâu vào da thịt, nên người thương binh phải cởi trần truồng, chỉ đắp trên người một miếng vải dù. Binh trạm tế nhị, nên việc bôi thuốc chỉ giao cho cô, vì cô đã ngoài ba mươi tuổi. Công việc không thể tránh được sự đụng chạm. Khi các vết bỏng đã lành được phần nào, sự đụng chạm da thịt đã đánh thức nỗi thèm khát rất đỗi con người của anh binh nhất pháo thủ cao xạ pháo. Và rồi pháo đã nổ giòn dã trong một đêm mưa rừng tầm tả. Chỉ một lần duy nhất trong đêm mưa rừng ấy, nhưng điểm hồng tâm đã báo bia điểm mười sáng chói.
Khi bụng cô thượng sĩ y tá lùm lên, trạm trưởng quân y đã họp cả trạm thông báo tội vi phạm kỷ luật chiến trường của cô y tá chị cả, và yêu cầu cô phải phá thai, để bảo vệ sự trong sạch của trạm. Khổ nhất là cả trạm trưởng và chính trị viên trạm, liên tục bằng các biện pháp mềm mỏng và cứng rắn, yêu cầu cô thượng sĩ phải khai ra tác giả là ai, bởi kẻ “xấu xa” cần bị kỷ luật đích đáng, chứ không thể tha thứ được. Ngoài ba mươi tuổi, có kinh nghiệm chục năm chiến trường, cô ý tá chẳng những khao khát được làm mẹ, mà còn biết đòn sấm sét sẽ giáng xuống đầu người binh nhất cao xạ pháo như thế nào. Bởi vậy cô chấp nhận mọi hình thức kỷ luật, chứ không hé răng một lời; ngay cả người pháo thủ cũng không hề biết mình sắp được làm cha. Trước sự cứng đầu lì lợm của cô, binh trạm quyết định hạ cấp thượng sĩ của cô xuống binh nhì, khai trừ cô khỏi Đảng, chuyển cô xuống làm anh nuôi.
Huy Du và nhiều người nữa thức nghe chuyện đã khóc ngậm ngùi. Huy Du có hỏi, sao cô không cho người chiến sĩ ấy biết chuyện. Cô gái cúi đầu nói nhỏ. “Em lo sợ anh ấy sẽ nhận con mình, sẽ bị kỷ luật chiến trường, mình em biết là được rồi, sau này con lớn lên sẽ nói; với nữa, anh ấy đã hy sinh cách đây ba tuần ngay trên mâm pháo. Mãnh bom xé rách toang lồng ngực, quả tim văng cả ra ngoài. Một cánh tay của anh ấy không biết mất đi đằng nào, không tìm được”.
Đêm ấy nhạc sĩ Huy Du thao thức trằn trọc không thể nào nhắm mắt ngủ. Mấy lần ông ngồi dậy trên võng, mở sổ tay định viết cái gì đó, nhưng nỗi đau tình người cắt cứa và giằng xé, khiến ông không thể nào viết được. Sáng hôm sau, đoàn văn nghệ sĩ cuốn võng, tiếp tục đi xa hơn về phía nam, về phía tiếng súng. Suốt dọc đường, câu chuyện của người nữ ý tá Trường Sơn đeo đẳng trong tâm trí, khiến lồng ngực người nhạc sĩ quân đội lúc nào cũng đau thắt, đầu óc mung lung, không thể nào viết được một nốt nhạc.
Hơn hai tháng sau, đoàn văn nghệ sĩ trở lại binh trạm ấy, nghỉ lại đó hai ngày, nhưng người nấu cơm lại là một cô thanh niên xung phong trẻ măng. Huy Du hỏi thăm, cô gái trẻ bưng mắt cúi đầu khóc thổn thức, nói không nên lời. “Chị… chị Thủy… chị ấy… mất rồi”. Huy Du nghe xong ù cả hai tai, hoa cả hai mắt. Khó khăn lắm ông mới gặng hỏi để biết chuyện. Chuyện về cô thượng sĩ y tá bị kỷ luật, bị khai trừ Đảng, điều xuống làm anh nuôi. Chuyện về cô thượng sĩ y tá có gần mười năm chiến trường bị giáng chức xuống binh nhì, leo núi hái rau rừng, bị mãnh bom chém vào bụng, văng cả thai nhi ra ngoài, máu ướt sũng một đám lớn trên đất rừng Trường Sơn.
Hình ảnh cô y tá anh nuôi hiện lên bên bếp lửa chập chờn. Hình ảnh cái giỏ rau còn đeo sau lưng cô gái bị éo úa đen sạm khói bom hiện lên chập chờn. Huy Du không thể nào tin được sự khắc nghiệt và tàn nhẫn của chiến tranh. Quá nửa đêm vẫn không thể nào chợp mắt, nhìn thấy mảnh trăng thượng tuần nhô lên trên đỉnh núi, ông ngồi bật dậy, lôi sổ tay kẻ vội mấy dòng nhạc, viết ngay tứ nhạc vừa vụt hiện trong đầu. “Nổi lửa lên em! Nổi lửa lên em! Ánh trăng sáng ngời đưa ta vào trận đánh, núi rừng xanh dồn dập bước quân hành”. Về tới Hà Nội, Huy Du vùi đầu viết hai ngày hai đêm thì hoàn thành ca khúc nổi tiểng, “Nổi lửa lên em”.
Kể xong, Huy Du lặng đi một lúc, rồi bước qua gần góc nhà, từ từ ngồi xuống bên cây piano, vung hai bàn tay gân guốc, gầy guộc, gõ mạnh xuống bàn phím. Từng chùm hợp âm vang lên, bùng cháy và thúc giục. Hương bước tới, vịn một góc thành đàn cất tiếng hát. Giáo sư tiến sĩ âm nhạc Nguyễn Thị Nhung, giám đốc Nhạc viện Hà Nội cũng đến đứng sau lưng chồng. Hợp âm bùng lên chập chùng chập chùng. Giai điệu vang lên day dứt mà rạo rực, thiết tha mà bỏng cháy. Tiếng hát của hai cô trò một khàn một trong vút lên. Căn phòng nhỏ phút chốc biến thành cả một thế gới âm thanh sáng rực. “Nổi lửa lên em! Nổi lửa lên em!”.
chiến tranh tàn khốc thật
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top