[Funland] Chuyện kể đau thắt con tim của Nhạc sĩ Huy Du khi viết ca khúc Nổi lửa lên em

Archer

Xe container
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
5,344
Động cơ
552,710 Mã lực
Viết nhân ngày 27/7
Tác giả: Hồ Tĩnh Tâm
Photo: Sưu tầm
FB_IMG_1627091602458.jpg

Gần cuối thế kỷ 20, tôi và cô Hương giáo viên dạy nhạc Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Bình, đèo nhau bằng xe đạp đến thăm giáo sư âm nhạc Nguyễn Thị Nhung, tại đây chúng tôi may mắn gặp đại tá nhạc sĩ Huy Du đang ở nhà cùng vợ. Nhờ vậy tôi có hỏi về xuất xứ ca khúc “Nổi lửa lên em” của ông. Huy Du kể rất say sưa.
Năm ấy Huy Du cùng đoàn văn nghệ sĩ Miền Bắc đi thực tế chiến trường Trường Sơn. Vào một đêm mưa rừng, bên ngọn lửa chập chờn trong hang núi, cô cấp dưỡng nấu cho văn đoàn nghệ sĩ một nồi cháo cá suối ăn bồi dưỡng, vì có mấy người hâm hấp sốt. Thấy cô đang mang thai lùm lùm trong bụng, Huy Du hỏi chuyện và cô đã kể. Rằng cô mang thai với một anh thương binh trẻ lắm, là lính cao xạ pháo chốt trên đỉnh núi bảo vệ ngầm đá, gần nơi trạm quân y của cô đóng quân.
Hôm ấy mấy chục chiếc phản lực F105D đã thay nhau hơn mười lần nhào xuống đánh bom trận địa pháo. Bom nổ liên hồi, rung chuyển cả rừng núi. Chúng đánh cả bằng bom na pan và bom xăng, nên cây rừng bốc cháy ngùn ngụt, khói cuộn lên cao mù mịt. Đến sập chiều hoàng hôn, anh em cáng xuống một người binh nhất bị bỏng na pan rất nặng. Cả trạm quân y tập trung săn sóc cho người chiến sĩ ấy. Riêng cô là y tá có kinh nghiệm lâu năm, nên được phân công săn sóc các vết bỏng cho anh mỗi ngày. Khổ nhất là săn sóc các vết bỏng nặng ở phần mông và chỗ kín. Do vết cháy na pan ăn âm sâu vào da thịt, nên người thương binh phải cởi trần truồng, chỉ đắp trên người một miếng vải dù. Binh trạm tế nhị, nên việc bôi thuốc chỉ giao cho cô, vì cô đã ngoài ba mươi tuổi. Công việc không thể tránh được sự đụng chạm. Khi các vết bỏng đã lành được phần nào, sự đụng chạm da thịt đã đánh thức nỗi thèm khát rất đỗi con người của anh binh nhất pháo thủ cao xạ pháo. Và rồi pháo đã nổ giòn dã trong một đêm mưa rừng tầm tả. Chỉ một lần duy nhất trong đêm mưa rừng ấy, nhưng điểm hồng tâm đã báo bia điểm mười sáng chói.
Khi bụng cô thượng sĩ y tá lùm lên, trạm trưởng quân y đã họp cả trạm thông báo tội vi phạm kỷ luật chiến trường của cô y tá chị cả, và yêu cầu cô phải phá thai, để bảo vệ sự trong sạch của trạm. Khổ nhất là cả trạm trưởng và chính trị viên trạm, liên tục bằng các biện pháp mềm mỏng và cứng rắn, yêu cầu cô thượng sĩ phải khai ra tác giả là ai, bởi kẻ “xấu xa” cần bị kỷ luật đích đáng, chứ không thể tha thứ được. Ngoài ba mươi tuổi, có kinh nghiệm chục năm chiến trường, cô ý tá chẳng những khao khát được làm mẹ, mà còn biết đòn sấm sét sẽ giáng xuống đầu người binh nhất cao xạ pháo như thế nào. Bởi vậy cô chấp nhận mọi hình thức kỷ luật, chứ không hé răng một lời; ngay cả người pháo thủ cũng không hề biết mình sắp được làm cha. Trước sự cứng đầu lì lợm của cô, binh trạm quyết định hạ cấp thượng sĩ của cô xuống binh nhì, khai trừ cô khỏi Đảng, chuyển cô xuống làm anh nuôi.
Huy Du và nhiều người nữa thức nghe chuyện đã khóc ngậm ngùi. Huy Du có hỏi, sao cô không cho người chiến sĩ ấy biết chuyện. Cô gái cúi đầu nói nhỏ. “Em lo sợ anh ấy sẽ nhận con mình, sẽ bị kỷ luật chiến trường, mình em biết là được rồi, sau này con lớn lên sẽ nói; với nữa, anh ấy đã hy sinh cách đây ba tuần ngay trên mâm pháo. Mãnh bom xé rách toang lồng ngực, quả tim văng cả ra ngoài. Một cánh tay của anh ấy không biết mất đi đằng nào, không tìm được”.
Đêm ấy nhạc sĩ Huy Du thao thức trằn trọc không thể nào nhắm mắt ngủ. Mấy lần ông ngồi dậy trên võng, mở sổ tay định viết cái gì đó, nhưng nỗi đau tình người cắt cứa và giằng xé, khiến ông không thể nào viết được. Sáng hôm sau, đoàn văn nghệ sĩ cuốn võng, tiếp tục đi xa hơn về phía nam, về phía tiếng súng. Suốt dọc đường, câu chuyện của người nữ ý tá Trường Sơn đeo đẳng trong tâm trí, khiến lồng ngực người nhạc sĩ quân đội lúc nào cũng đau thắt, đầu óc mung lung, không thể nào viết được một nốt nhạc.
Hơn hai tháng sau, đoàn văn nghệ sĩ trở lại binh trạm ấy, nghỉ lại đó hai ngày, nhưng người nấu cơm lại là một cô thanh niên xung phong trẻ măng. Huy Du hỏi thăm, cô gái trẻ bưng mắt cúi đầu khóc thổn thức, nói không nên lời. “Chị… chị Thủy… chị ấy… mất rồi”. Huy Du nghe xong ù cả hai tai, hoa cả hai mắt. Khó khăn lắm ông mới gặng hỏi để biết chuyện. Chuyện về cô thượng sĩ y tá bị kỷ luật, bị khai trừ Đảng, điều xuống làm anh nuôi. Chuyện về cô thượng sĩ y tá có gần mười năm chiến trường bị giáng chức xuống binh nhì, leo núi hái rau rừng, bị mãnh bom chém vào bụng, văng cả thai nhi ra ngoài, máu ướt sũng một đám lớn trên đất rừng Trường Sơn.
Hình ảnh cô y tá anh nuôi hiện lên bên bếp lửa chập chờn. Hình ảnh cái giỏ rau còn đeo sau lưng cô gái bị éo úa đen sạm khói bom hiện lên chập chờn. Huy Du không thể nào tin được sự khắc nghiệt và tàn nhẫn của chiến tranh. Quá nửa đêm vẫn không thể nào chợp mắt, nhìn thấy mảnh trăng thượng tuần nhô lên trên đỉnh núi, ông ngồi bật dậy, lôi sổ tay kẻ vội mấy dòng nhạc, viết ngay tứ nhạc vừa vụt hiện trong đầu. “Nổi lửa lên em! Nổi lửa lên em! Ánh trăng sáng ngời đưa ta vào trận đánh, núi rừng xanh dồn dập bước quân hành”. Về tới Hà Nội, Huy Du vùi đầu viết hai ngày hai đêm thì hoàn thành ca khúc nổi tiểng, “Nổi lửa lên em”.
Kể xong, Huy Du lặng đi một lúc, rồi bước qua gần góc nhà, từ từ ngồi xuống bên cây piano, vung hai bàn tay gân guốc, gầy guộc, gõ mạnh xuống bàn phím. Từng chùm hợp âm vang lên, bùng cháy và thúc giục. Hương bước tới, vịn một góc thành đàn cất tiếng hát. Giáo sư tiến sĩ âm nhạc Nguyễn Thị Nhung, giám đốc Nhạc viện Hà Nội cũng đến đứng sau lưng chồng. Hợp âm bùng lên chập chùng chập chùng. Giai điệu vang lên day dứt mà rạo rực, thiết tha mà bỏng cháy. Tiếng hát của hai cô trò một khàn một trong vút lên. Căn phòng nhỏ phút chốc biến thành cả một thế gới âm thanh sáng rực. “Nổi lửa lên em! Nổi lửa lên em!”.
 

TNLak

Xe điện
Biển số
OF-443315
Ngày cấp bằng
7/8/16
Số km
2,818
Động cơ
230,633 Mã lực
Chiến tranh ...
 

Parejo_10

Xe điện
Biển số
OF-295803
Ngày cấp bằng
18/10/13
Số km
4,095
Động cơ
312,349 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chiến tranh tàn ác và khốc liệt thật. Nơi mà sự sống và cái chết cách nhau chỉ gang tấc. Đằng sau
Mỗi người lính có rất nhiều câu chuyện bi hùng. Ông già em là là đội bên Campuchia giúp nước bạn khỏi nạn Polpot có kể lại mỗi khi vào trận đánh hoặc đi tuần tra khi đã khoác AK 47 và hành trang là gần như chẳng còn biết sợ. Ông già em sau là thương binh.
 

co moi xe dap

Xe tải
Biển số
OF-206940
Ngày cấp bằng
21/8/13
Số km
425
Động cơ
317,929 Mã lực
Chiến tranh bao giờ cũng khốc liệt. Vậy nên hãy luôn mong được sống trong hòa bình.
 

P H Ê QUÁ

Xe tăng
Biển số
OF-692671
Ngày cấp bằng
27/7/19
Số km
1,171
Động cơ
113,354 Mã lực
Giai thoại này khác và không hay như e đã đọc trong cuốn Chiếc khăn màu lửa cháy. Để xíu e tìm lại up lên
 

TNLak

Xe điện
Biển số
OF-443315
Ngày cấp bằng
7/8/16
Số km
2,818
Động cơ
230,633 Mã lực
Biển số
OF-738650
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
1,404
Động cơ
-58,798 Mã lực
Tuổi
51
Viết nhân ngày 27/7
Tác giả: Hồ Tĩnh Tâm
Photo: Sưu tầm
FB_IMG_1627091602458.jpg

Gần cuối thế kỷ 20, tôi và cô Hương giáo viên dạy nhạc Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Bình, đèo nhau bằng xe đạp đến thăm giáo sư âm nhạc Nguyễn Thị Nhung, tại đây chúng tôi may mắn gặp đại tá nhạc sĩ Huy Du đang ở nhà cùng vợ. Nhờ vậy tôi có hỏi về xuất xứ ca khúc “Nổi lửa lên em” của ông. Huy Du kể rất say sưa.
Năm ấy Huy Du cùng đoàn văn nghệ sĩ Miền Bắc đi thực tế chiến trường Trường Sơn. Vào một đêm mưa rừng, bên ngọn lửa chập chờn trong hang núi, cô cấp dưỡng nấu cho văn đoàn nghệ sĩ một nồi cháo cá suối ăn bồi dưỡng, vì có mấy người hâm hấp sốt. Thấy cô đang mang thai lùm lùm trong bụng, Huy Du hỏi chuyện và cô đã kể. Rằng cô mang thai với một anh thương binh trẻ lắm, là lính cao xạ pháo chốt trên đỉnh núi bảo vệ ngầm đá, gần nơi trạm quân y của cô đóng quân.
Hôm ấy mấy chục chiếc phản lực F105D đã thay nhau hơn mười lần nhào xuống đánh bom trận địa pháo. Bom nổ liên hồi, rung chuyển cả rừng núi. Chúng đánh cả bằng bom na pan và bom xăng, nên cây rừng bốc cháy ngùn ngụt, khói cuộn lên cao mù mịt. Đến sập chiều hoàng hôn, anh em cáng xuống một người binh nhất bị bỏng na pan rất nặng. Cả trạm quân y tập trung săn sóc cho người chiến sĩ ấy. Riêng cô là y tá có kinh nghiệm lâu năm, nên được phân công săn sóc các vết bỏng cho anh mỗi ngày. Khổ nhất là săn sóc các vết bỏng nặng ở phần mông và chỗ kín. Do vết cháy na pan ăn âm sâu vào da thịt, nên người thương binh phải cởi trần truồng, chỉ đắp trên người một miếng vải dù. Binh trạm tế nhị, nên việc bôi thuốc chỉ giao cho cô, vì cô đã ngoài ba mươi tuổi. Công việc không thể tránh được sự đụng chạm. Khi các vết bỏng đã lành được phần nào, sự đụng chạm da thịt đã đánh thức nỗi thèm khát rất đỗi con người của anh binh nhất pháo thủ cao xạ pháo. Và rồi pháo đã nổ giòn dã trong một đêm mưa rừng tầm tả. Chỉ một lần duy nhất trong đêm mưa rừng ấy, nhưng điểm hồng tâm đã báo bia điểm mười sáng chói.
Khi bụng cô thượng sĩ y tá lùm lên, trạm trưởng quân y đã họp cả trạm thông báo tội vi phạm kỷ luật chiến trường của cô y tá chị cả, và yêu cầu cô phải phá thai, để bảo vệ sự trong sạch của trạm. Khổ nhất là cả trạm trưởng và chính trị viên trạm, liên tục bằng các biện pháp mềm mỏng và cứng rắn, yêu cầu cô thượng sĩ phải khai ra tác giả là ai, bởi kẻ “xấu xa” cần bị kỷ luật đích đáng, chứ không thể tha thứ được. Ngoài ba mươi tuổi, có kinh nghiệm chục năm chiến trường, cô ý tá chẳng những khao khát được làm mẹ, mà còn biết đòn sấm sét sẽ giáng xuống đầu người binh nhất cao xạ pháo như thế nào. Bởi vậy cô chấp nhận mọi hình thức kỷ luật, chứ không hé răng một lời; ngay cả người pháo thủ cũng không hề biết mình sắp được làm cha. Trước sự cứng đầu lì lợm của cô, binh trạm quyết định hạ cấp thượng sĩ của cô xuống binh nhì, khai trừ cô khỏi Đảng, chuyển cô xuống làm anh nuôi.
Huy Du và nhiều người nữa thức nghe chuyện đã khóc ngậm ngùi. Huy Du có hỏi, sao cô không cho người chiến sĩ ấy biết chuyện. Cô gái cúi đầu nói nhỏ. “Em lo sợ anh ấy sẽ nhận con mình, sẽ bị kỷ luật chiến trường, mình em biết là được rồi, sau này con lớn lên sẽ nói; với nữa, anh ấy đã hy sinh cách đây ba tuần ngay trên mâm pháo. Mãnh bom xé rách toang lồng ngực, quả tim văng cả ra ngoài. Một cánh tay của anh ấy không biết mất đi đằng nào, không tìm được”.
Đêm ấy nhạc sĩ Huy Du thao thức trằn trọc không thể nào nhắm mắt ngủ. Mấy lần ông ngồi dậy trên võng, mở sổ tay định viết cái gì đó, nhưng nỗi đau tình người cắt cứa và giằng xé, khiến ông không thể nào viết được. Sáng hôm sau, đoàn văn nghệ sĩ cuốn võng, tiếp tục đi xa hơn về phía nam, về phía tiếng súng. Suốt dọc đường, câu chuyện của người nữ ý tá Trường Sơn đeo đẳng trong tâm trí, khiến lồng ngực người nhạc sĩ quân đội lúc nào cũng đau thắt, đầu óc mung lung, không thể nào viết được một nốt nhạc.
Hơn hai tháng sau, đoàn văn nghệ sĩ trở lại binh trạm ấy, nghỉ lại đó hai ngày, nhưng người nấu cơm lại là một cô thanh niên xung phong trẻ măng. Huy Du hỏi thăm, cô gái trẻ bưng mắt cúi đầu khóc thổn thức, nói không nên lời. “Chị… chị Thủy… chị ấy… mất rồi”. Huy Du nghe xong ù cả hai tai, hoa cả hai mắt. Khó khăn lắm ông mới gặng hỏi để biết chuyện. Chuyện về cô thượng sĩ y tá bị kỷ luật, bị khai trừ Đảng, điều xuống làm anh nuôi. Chuyện về cô thượng sĩ y tá có gần mười năm chiến trường bị giáng chức xuống binh nhì, leo núi hái rau rừng, bị mãnh bom chém vào bụng, văng cả thai nhi ra ngoài, máu ướt sũng một đám lớn trên đất rừng Trường Sơn.
Hình ảnh cô y tá anh nuôi hiện lên bên bếp lửa chập chờn. Hình ảnh cái giỏ rau còn đeo sau lưng cô gái bị éo úa đen sạm khói bom hiện lên chập chờn. Huy Du không thể nào tin được sự khắc nghiệt và tàn nhẫn của chiến tranh. Quá nửa đêm vẫn không thể nào chợp mắt, nhìn thấy mảnh trăng thượng tuần nhô lên trên đỉnh núi, ông ngồi bật dậy, lôi sổ tay kẻ vội mấy dòng nhạc, viết ngay tứ nhạc vừa vụt hiện trong đầu. “Nổi lửa lên em! Nổi lửa lên em! Ánh trăng sáng ngời đưa ta vào trận đánh, núi rừng xanh dồn dập bước quân hành”. Về tới Hà Nội, Huy Du vùi đầu viết hai ngày hai đêm thì hoàn thành ca khúc nổi tiểng, “Nổi lửa lên em”.
Kể xong, Huy Du lặng đi một lúc, rồi bước qua gần góc nhà, từ từ ngồi xuống bên cây piano, vung hai bàn tay gân guốc, gầy guộc, gõ mạnh xuống bàn phím. Từng chùm hợp âm vang lên, bùng cháy và thúc giục. Hương bước tới, vịn một góc thành đàn cất tiếng hát. Giáo sư tiến sĩ âm nhạc Nguyễn Thị Nhung, giám đốc Nhạc viện Hà Nội cũng đến đứng sau lưng chồng. Hợp âm bùng lên chập chùng chập chùng. Giai điệu vang lên day dứt mà rạo rực, thiết tha mà bỏng cháy. Tiếng hát của hai cô trò một khàn một trong vút lên. Căn phòng nhỏ phút chốc biến thành cả một thế gới âm thanh sáng rực. “Nổi lửa lên em! Nổi lửa lên em!”.
cái này gửi cho đội Mỹ đọc họ mới hiểu vì sao họ không thắng được
 

ah99x6

Xe điện
Biển số
OF-354153
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
3,733
Động cơ
-203,383 Mã lực
Câu chuyện làm e nổi da gà và rất xúc động!
 

tuha_vt2015

Xe tăng
Biển số
OF-355104
Ngày cấp bằng
23/2/15
Số km
1,356
Động cơ
305,502 Mã lực
Em thì thấy tác giả không chỉ muốn nói đến sự tàn nhẫn của chiến tranh, mà còn nhắc đến sự tàn nhẫn khác.
Nó là thời điểm lịch sử, góc nhìn như bây giờ là tàn nhẫn
Nhưng em nghĩ, lúc đó mà không nghiêm khắc như vậy thì sẽ không có người ra trận
 

Cá Tráp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-452824
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
15,251
Động cơ
322,599 Mã lực
Tuổi
48
Nó là thời điểm lịch sử, góc nhìn như bây giờ là tàn nhẫn
Nhưng em nghĩ, lúc đó mà không nghiêm khắc như vậy thì sẽ không có người ra trận
Vâng Cụ, em còn đọc câu chuyện của các cô gái giao liên Trường Sơn cũng tương tự.
Em đang tìm lại để đọc mà chưa ra.
Cũng cảm động và đau xót lắm.
 

Trần Đoành.

Xe container
Biển số
OF-668894
Ngày cấp bằng
9/6/19
Số km
8,736
Động cơ
437,696 Mã lực
-Chúng ta nghe những bản nhạc ntn thì mới là ng chiến thắng, chứ cái bọn nghe nhạc vàng thì thua là phải?:D
Bọn tàu khựa có nghe nhạc vàng đâu mà vẫn thua đấy cụ... Túm cái váy lại là VN ko ngán bố con thằng nào, động đến đất nước VN là chúng nó xác định một đi ko trở lại :))
 

RAVA

Xe ba gác
Biển số
OF-24857
Ngày cấp bằng
27/11/08
Số km
21,147
Động cơ
695,150 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó quanh Bờ Hồ
Bọn tàu khựa có nghe nhạc vàng đâu mà vẫn thua đấy cụ... Túm cái váy lại là VN ko ngán bố con thằng nào, động đến đất nước VN là chúng nó xác định một đi ko trở lại :))
-Bọn Tàu nó hay nghe Bát âm nên nhanh về nơi chín suối là phải roài? :))
 

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
11,839
Động cơ
305,368 Mã lực
Giai thoại này khác và không hay như e đã đọc trong cuốn Chiếc khăn màu lửa cháy. Để xíu e tìm lại up lên
Em thì nhớ đã đọc giai thoại khác về bài hát này:

"Sau bài hát Anh vẫn hành quân (phỏng thơ Trần Hữu Thung), ông được một người bạn tặng bài thơ có tên Em cũng hành quân nói về sự vất vả của người cấp dưỡng nơi chiến trường. Bài thơ ấy cũng như bao bài thơ khác luôn được ông mang theo bên mình.
Năm 1967, ông vào chiến dịch Đường 9 Khe Sanh. Cùng đoàn văn nghệ với nhạc sĩ lúc đó còn có nhà thơ Xuân Sách, nhà viết kịch Đào Hồng Cẩm… Nhóm văn nghệ sĩ được ở cùng một đơn vị đóng giữa khu rừng phía Tây tỉnh Quảng Trị. Đơn vị có một cô cấp dưỡng còn rất trẻ, xinh, tên là Sạn. Khi ấy, nhạc sĩ cũng chỉ biết cô là người Hà Tĩnh, là con một nhưng vẫn xung phong ra trận.
Cô rất chăm chỉ và đặc biệt yêu quý các văn nghệ sĩ. Mỗi lần đoàn ông đi thực tế, cô lại chuẩn bị gạo rang, cơm khô, rau, muối ăn cho mấy ngày đường. Thỉnh thoảng, khi đi thực tế trở về, các văn nghệ sĩ lại được cô “ưu ái” chiêu đãi món rau tươi. Thuở ấy, ở chiến trường, bữa cơm có rau tươi là một sự kì diệu và kỳ công của đầu bếp. Để có đĩa rau ấy, Sạn đã phải vào tận rừng sâu, qua bao điểm có cài bom nổ chậm để hái rau. ":

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top