Nếu là cùng một model xe mà có hai dòng số tự động (AT) và số cơ (MT) việc thay thế là khá dễ dàng (do thường các hãng hay tận dụng các chi tiết, cụm chi tiết.. chung nhất có thể).Việc chuyển đổi từ hộp số tự động sang hộp số cơ khí không quá khó, trong thực tế từ lâu các cơ sở sửa chữa xe ở VN đã chuyển đổi thành công từ số tự động sang số cơ rồi vì là chuyển từ cái phức tạp sang cái đơn giản hơn. Tuy nhiên việc làm ngược lại thường khó hơn nhiều, cụ thể như sau:
Về việc chuyển đổi từ số sàn sang số tự động thường phải giải quyết các vấn đề:
1- về bố trí lắp đặt:
- các kích thước hình học của hai loại hộp số (thường hộp số tự động lớn hơn hộp số cơ khí) để xem phần không gian trong khoang động cơ có bố trí được không?
- Vị trí chân máy có tương đương không, nếu không thì khi gia công (hàn) vị trí mới cần tương ứng với điểm có khả năng chịu tải trên thân xe.
2- về ghép nối với động cơ-bánh xe:
- các mặt bích, vị trí lắp buloong liên kết giữa hộp số và động cơ có phù hợp không? có thể gia công thêm được?
- bánh đà và biến mô(nếu có) có vừa với đầu trục khuỷu không?
- vị trí lắp các đăng với bánh xe hoặc cầu xe: mặt bích (hoặc then hoa), khoảng cách.. có phù hợp không?
3- về thông số kỹ thuật:
- số vòng quay động cơ có tương đương không? (VD:rất khó lắp được hộp số của xe dùng động cơ diesel với xe dùng động cơ xăng do vấn đề vòng quay hai loại động cơ khác nhau-ngày xưa ai đã từng chuyển lắp máy IFA W50 lên xe ZIL_130 thì biết)
- đường kính bánh xe, tỷ số truyền của truyền lực chính (đối với xe dẫn động bánh sau)
- trọng lượng cụm bánh đà..vấn đề cân bằng động của động cơ sau khi thay thế bánh đà.
4- về các vấn đề khác:
- các yêu cầu về cấp dầu, cấp điện( nếu có)
- các modul điều khiển (nếu có)
- vị trí bố trí (hoặc liên kết ) tay số..
Mà sau khi giải được ngần ấy bài toán nhưng kết quả còn là: kinh tế, vận hành... nữa!:77: :102: :21: