- Biển số
- OF-792935
- Ngày cấp bằng
- 10/10/21
- Số km
- 4,757
- Động cơ
- 335,591 Mã lực
- Tuổi
- 30
Vô cùng cảm phục và biết ơn 3 Bác
Ba người Thụy Sĩ treo cờ Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris 55 năm trước
TP HCMKhông quản hiểm nguy, ba thanh niên Thụy Sĩ trèo lên chóp tháp Nhà thờ Đức Bà Paris cao gần 100 m treo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam phản đối chiến tranh.
Ngày 19/1/1969, lá cờ hai màu xanh dương, đỏ với ngôi sao vàng ở trung tâm tung bay trên chóp tháp cao nhất của nhà thờ Đức Bà Paris gây xôn xao dư luận. Các hãng thông tấn loan tin khắp nơi về lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam xuất hiện ở biểu tượng nước Pháp vào ngày diễn ra phiên trù bị Hội nghị Paris. Đây là hội nghị bốn bên gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mỹ, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên chóp tháp Nhà thờ Đức Bà Paris ngày 19/1/1969. Ảnh: AP
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 425.219px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên chóp tháp Nhà thờ Đức Bà Paris ngày 19/1/1969. Ảnh: AP
Trong khi đó, cách Paris hơn 600 km, tại Lucerne (Thụy Sĩ), ba thanh niên vừa về tới quê nhà, thở phào vì trải qua 30 giờ nghẹt thở bất chấp nguy hiểm để treo lá cờ, ủng hộ một dân tộc cách mình gần 10.000 km. Đó là Bernard Bachelard, 26 tuổi, giáo viên thể dục, Noé Graff, 24 tuổi, sinh viên luật và Olivier Parriaux, 25 tuổi, sinh viên vật lý.
"Chúng tôi muốn ủng hộ Mặt trận giải phóng miền nam Việt Nam trước thềm Hội nghị Paris, hạ uy tín của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và lên án tội ác chiến tranh", ông Olivier Parriaux, vừa bước vào tuổi 80, kể lại câu chuyện vào chiều 18/11, khi cùng Bernard lần đầu thăm TP HCM (từ ngày 15-19/11).
Theo ông Olivier, từ năm 1960 những cuộc đình công, biểu tình, kêu gọi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam diễn ra khắp thế giới với hàng triệu người tham gia. Ông cùng những người bạn nằm trong số đó, luôn thôi thúc có hành động quyết liệt hơn nữa. Thời cơ đến khi đầu năm 1969, thế giới có nhiều sự kiện quan trọng chuẩn bị diễn ra, gồm Hội nghị Paris (dự kiến 25/1) và Tổng thống Mỹ Nixon nhậm chức (20/1).
Ba thanh niên quyết định treo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và chọn Nhà thờ Đức Bà Paris để gây tiếng vang. Công trình hơn 700 năm tuổi này là biểu tượng của nước Pháp, được cả thế giới biết đến. Chóp tháp (la flèche) cao 94 m sẽ là nơi nhóm treo cờ.
Do chưa từng đặt chân đến Nhà thờ Đức Bà Paris nên ba thanh niên phải tìm hiểu qua sách. May mắn họ tìm được cuốn Atlat mô tả đầy đủ cấu trúc, thiết kế nhà thờ giúp tìm ra cách tiếp cận chóp tháp.
Cùng lúc đó, vợ của Bernard Bachelard nhận công việc may lá cờ rộng 17,5 m2, bằng vải lụa. Theo lời Olivier, kích thước, chất liệu cũng được chọn kỹ để đảm bảo lá cờ mỏng, bền, nhẹ và bay tốt nhất. Việc cột, xếp lá cờ cũng được tính toán vừa đảm bảo chắc chắn suốt quá trình leo nhưng chỉ cần một thao tác nhẹ cũng giật được dây, làm cờ bung ra.
Chuẩn bị xong, 6h ngày 18/1, cả ba rời nhà, lên ôtô nhằm Paris thẳng tiến. Khoảng 18h, khi khách du lịch đã vãn, cả nhóm tiếp cận Nhà thờ Đức Bà.
Ông Olivier Parriaux kể về quá trình treo lá cờ trên chóp tháp Nhà thờ Đức Bà Paris tối 18/1/1969. Ảnh: Lê Tuyết
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 453.328px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Ông Olivier Parriaux kể về quá trình treo lá cờ trên chóp tháp Nhà thờ Đức Bà Paris tối 18/1/1969. Ảnh: Lê Tuyết
Ba thanh niên đều có dáng người mảnh khảnh, lại là dân cạnh dãy Alps (dãy núi cao nhất châu Âu) nên có kỹ năng leo núi. Trong ba người, Bernard dáng nhỏ nhất lại là giáo viên thể dục, thân hình dẻo dai, nên được giao nhiệm vụ treo cờ. Olivier sẽ leo cùng hỗ trợ. Noé Graff nhận nhiệm vụ ở dưới cảnh giới.
Bernard đi trước, Olivier theo sau. Cả hai bắt đầu từ một gốc cây, men theo mái nhà thờ, vượt qua một tháp chuông rồi mới đến đỉnh chóp ở phía sau nhà thờ, nằm trên phần mái giữa trung tâm. Để lên đến đỉnh, cả hai phải vượt qua bốn tượng tông đồ (các vị thánh Kito giáo), tiếp tục trèo lên các tầng bên trong tháp.
Dù nghiên cứu nhà thờ qua Atlat, song giữa sách và thực tế có nhiều điểm khác nhau khiến cả hai đối mặt những tình huống nguy hiểm. Đầu tiên, khoảng cách từ tháp chuông thứ nhất qua phần rìa mái không đúng như sách. Theo mô tả chỉ tầm một mét nhưng thực tế khoảng 2,5-3 m. Với khoảng cách xa, muốn nhảy phải chạy đà. Tuy nhiên, ở trên mái nhà thờ là điều không thể.
Bernard nhảy trước, vượt qua nhẹ nhàng. Olivier theo sau và bị hụt chân. May mắn tay ông bám nhanh vào rìa mái và được bạn hỗ trợ kéo lên. "Chúng tôi cách mặt đất 36 m, chiều cao đủ để nguy hiểm tính mạng nếu rơi xuống", Olivier nói.
Một thử thách cũng vượt xa sách vở là các bức tượng tông đồ. Theo sách, tượng chỉ to 2 m nhưng thực tế gấp đôi. Chưa kể các mái rất dốc và không có gì để bám. Cả hai phải mất gần một giờ để vượt qua được các bức tượng.
"Chúng tôi phải đi rất chậm vì công trình được xây cách đây hàng trăm năm, không còn chắc nữa", ông Bernard nhớ lại. Càng lên cao tháp càng thu hẹp, đến gần phần thánh giá chỉ còn vừa một vòng tay khép kín. Lúc này, Olivier dừng lại và Bernard tiếp tục bám từng chút một để lên đến chóp gắn hai móc lá cờ.
"Trời mùa đông nhiều gió. Cách mặt đất gần 100 m và không có bảo hộ càng khiến người lạnh hơn. Việc leo lên, tay bám vào những chiếc vòng khiến tay chúng tôi đau đớn. Mặt mũi đen thui vì gỉ đồng lâu ngày bám chặt", Bernard nhớ lại. Tuy nhiên, khi giật được sợi dây cột, lá cờ tung bay trên đỉnh tháp khiến cả nhóm quên hết khó khăn, "trong lòng chỉ còn niềm hạnh phúc".
Ông Bernard Bachelard kể lại hành trình treo lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên chóp tháp Nhà thờ Đức Bà Paris. Ảnh: Lê Tuyết
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 453.328px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Ông Bernard Bachelard kể lại hành trình treo lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên chóp tháp Nhà thờ Đức Bà Paris. Ảnh: Lê Tuyết
Khi trở xuống, Olivier dùng cưa cắt bỏ các thanh sắt làm bậc thang để leo lên đỉnh chóp. "Tôi cắt khoảng 10 m, đủ để người khác không thể trèo lên tháo cờ ngay được", ông nói.
Việc treo cờ được hoàn thành vào 2h ngày 19/1. Cả nhóm lên xe ngựa thẳng tiến đến tòa soạn báo Le Monde để gửi thông cáo báo chí về việc có lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam xuất hiện ở đỉnh Nhà thờ Đức Bà.
Tuy nhiên, thử thách vẫn chưa hết, xe đi được một đoạn, khi ngang qua quảng trường lớn, cả nhóm gặp cảnh sát tuần tra. "Tôi nghĩ cả ba sẽ bị bắt", Olivier nói. Tình hình lúc đó khá căng thẳng, việc bắt bớ những người phản đối được chính quyền sở tại ở Pháp thực hiện ráo riết.
"Tôi chỉ lo cho Bernard vì đang làm cho nhà nước và đã có vợ, còn chúng tôi chỉ là những thanh niên độc thân", Olivier nói. Tuy nhiên, khi cảnh sát thấy biển số xe Thụy Sĩ thì mỉm cười và ra hiệu tiếp tục đi. Cả nhóm thoát nguy.
4h, cảnh sát gần nhà thờ Đức Bà đã nhìn thấy lá cờ phất phới trên đỉnh và bật còi báo động. Tuy nhiên, họ không thể tiếp cận chóp tháp bởi các thanh sắt leo lên đã bị Olivier cắt mất. Đến 15h, chính quyền điều trực thăng đưa người tiếp cận chóp tháp mới gỡ được lá cờ.
Chính quyền Pháp phải điều trực thăng thả người xuống gỡ lá cờ treo trên đỉnh nhà thờ, ngày 19/1/1969. Nguồn: AP
GS.TS Trình Quang Phú, Viện trưởng Nghiên cứu phát triển phương Đông, có mặt ở Paris vào thời điểm đó với tư cách nhà báo, nói rằng rất xúc động khi nhìn thấy cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay.
"Tôi và các nhà báo nhiều nước cùng đưa máy ảnh lên chụp. Khoảnh khắc đó thật đặc biệt và tràn đầy cảm xúc. Tôi tự hỏi người hùng nào đã treo lá cờ, họ đến từ đâu", GS Phú hồi tưởng. Lá cờ tung bay như lời hiệu triệu người dân yêu hòa bình trên thế giới chống lại chiến tranh.
Trong khi dư luận, truyền thông xôn xao, nhóm ba thanh niên Thụy Sĩ giữ im lặng. Theo ông Olivier ban đầu cả ba buộc phải giữ bí mật để đảm bảo an toàn. Sau khi Mỹ rút quân, hòa bình lập lại ở Việt Nam, các ông cũng không lên tiếng bởi nghĩ "việc mình làm không đáng gì, quan trọng là sự việc đã lan tỏa thời điểm đó".
Tuy nhiên, cách đây 5 năm, nhà thờ Đức Bà ở Paris bị hỏa hoạn. Cả nhóm nhìn thấy đỉnh tháp cháy, rơi vào đám lửa đã rất xúc động và nghĩ rằng cần phải kể lại câu chuyện này như một phần ký ức của nhà thờ. Các ông đã viết cuốn sách Le Viet Cong au sommet de Notre - Dame (tạm dịch: Cờ Việt Cộng trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà), công bố chi tiết về sự kiện.
Sau 55 năm, nhận lời mời của Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên, hai trong ba thanh niên ngày ấy đã đến thăm Việt Nam - đất nước mà các ông từng âm thầm đấu tranh, ủng hộ.
"Những ngày ở đây, đi thăm nhiều nơi chúng tôi thấy rằng hậu quả của chiến tranh vẫn còn quá ám ảnh", ông Olivier nói. Biểu hiện ở việc bom mìn chưa được gỡ hết, vẫn làm chết nhiều người, chất độc da cam ảnh hưởng con người, thiên nhiên Việt Nam. Do đó, các ông quyết định sẽ dấn thân vào cuộc chiến mới để đòi công bằng cho những nạn nhân nhiễm chất độc da cam thông qua gây quỹ, tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý...
Lê Tuyết
Chỉnh sửa cuối: