[Funland] Chuyên gia Nga phân tích thẳng sức mạnh quân sự Trung Quốc

inochi

Xe điện
Biển số
OF-28925
Ngày cấp bằng
11/2/09
Số km
2,786
Động cơ
510,625 Mã lực
Nơi ở
HCM
Vừa đọc bài này xong, đúng là Nga mà mất cảnh giác thì chắc một ngày nào đó một phần đất của Nga sẽ thuộc về TQ
TQ nó giỏi cách đánh này lắm rồi, Hoàng Sa của Việt Nam là một minh chứng cho đó còn gì, nói chung lái súng Nga du cẩn thận thì vẫn mất cả chì lẫn chài
 

0ba0j0iu

Xe đạp
Biển số
OF-159017
Ngày cấp bằng
2/10/12
Số km
34
Động cơ
350,520 Mã lực
theo e h thằng Nga cũng chỉ như thằng Mĩ hồi thế chiến, ở ngoài bán vk cho cả 2 bên(nếu có chiến tranh thật)
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
=)) chém gió dư lài lài
Trung Quốc 5 lần suýt bị tấn công hạt nhân

Xem tin gốc
Kienthuc.net.vn - 34 tháng trước 8368 lượt xem

- Sau hàng chục năm nằm trong vòng bí mật, mới đây chuyên đề Lịch sử tham khảo của tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc đã tiết lộ về 5 lần Trung Quốc bị đe dọa tấn công hạt nhân kể từ năm 1949 đến nay. Đây là lần tiết lộ hiếm hoi của một cơ quan truyền thông chính thống về những thời khắc nguy hiểm nhất mà Trung Quốc từng phải đối mặt.
Facebook Twitter 2 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Thời khắc nguy hiểm nhất
Trong 5 lần Trung Quốc bị bóng ma chiến tranh hạt nhân đe dọa, có tới 4 lần từ Mỹ và 1 lần từ Liên Xô. Lần nghiêm trọng nhất vào năm 1969, sau những đụng độ quân sự tháng 3 năm đó tại đảo Trần Bảo trên sông Ussuri, Hắc Long Giang - biên giới Đông Bắc Trung Quốc.
Ngày 2/3, quân Trung Quốc phục kích lính biên phòng Liên Xô. Liên Xô trả đũa ngày 15/3 bằng việc oanh tạc những điểm tập trung quân sự của Trung Quốc và tấn công đảo Trần Bảo. Theo số liệu của Trung Quốc, 58 lính Liên Xô thiệt mạng và 97 người bị thương. Vụ xung đột này đã châm ngòi cho phản ứng giận dữ công khai từ cả hai bên.
Ở Trung Quốc, khoảng 150 triệu binh lính và dân thường tham gia các cuộc biểu tình chống Liên Xô, truyền thông chính thống viết “đã đến lúc đánh bại Sa hoàng mới” và chuẩn bị tâm lý cho dư luận về một cuộc chiến tranh, bao gồm cả vũ khí hạt nhân. Nhân vật số hai Trung Quốc, Lâm Bưu đã hạ lệnh điều 940.000 binh lính, 4.000 máy bay và 600 tàu rời khỏi các căn cứ, đồng thời vận chuyển nhiều trang thiết bị quan trọng từ Bắc Kinh đến Tây Bắc, các tuyến đường đến những sân bay chính bị phong tỏa.
Liên Xô cũng tổ chức những cuộc biểu tình lớn chống Trung Quốc ở Moscow, đồng thời điều hàng nghìn quân đến vùng Viễn Đông và chuẩn bị tên lửa trang bị đầu đạn hạt nhân. Moscow thông báo với các đồng minh Đông Âu rằng Liên Xô dự định thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân “để quét sạch mối đe dọa Trung Quốc và loại bỏ kẻ gian hùng hiện đại này”.
Ngày 20/8/1969, đại sứ Liên Xô thông báo với Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger về các kế hoạch của họ và yêu cầu Mỹ giữ vai trò trung lập. Mong muốn chặn cuộc tấn công này, Nhà Trắng để lộ câu chuyện cho tờ “Washington Post”.
Số ra ngày 28/8 của tờ này đưa tin Liên Xô dự định phóng các tên lửa mang hàng trăm tấn nguyên liệu hạt nhân nhằm vào Bắc Kinh, Trường Xuân, Yên Sơn và các trung tâm phóng tên lửa của Trung Quốc như Tây Xương, Lop Nor. Cuối tháng 9 và tháng 10 năm đó, cơn sốt chiến tranh ở Trung Quốc lên đến đỉnh điểm. Lâm Bưu hạ lệnh cho quân đội rời khỏi các căn cứ còn người dân ở các thành phố lớn đào hầm trú ẩn, tích trữ lương thực.
Trong bước đi cuối trước cuộc tấn công, Moscow hỏi ý kiến của Washington. Tổng thống Mỹ Richard Nixon coi Liên Xô là mối đe dọa chính của ông ta và muốn một Trung Quốc mạnh hơn để chống lại Liên Xô.
Ngày 15/10/1969, Kissinger nói với đại sứ Liên Xô rằng Mỹ sẽ tấn công hạt nhân 130 thành phố Liên Xô nếu Liên Xô tấn công Trung Quốc. Dù đó là cảnh báo thực sự hay chỉ dọa suông, nó vẫn hiệu quả. Đại sứ Liên Xô tuyên bố: “Người Mỹ phản lại chúng ta”. Họ hủy bỏ tấn công và đàm phán với Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng chấm dứt.
Mỹ và kế hoạch bất thành
Việc Mỹ phản đối Liên Xô là để “báo thù” lại những gì xảy ra 5 năm trước, khi Liên Xô từ chối tham gia một cuộc tấn công mà Washington muốn phát động nhằm vào chương trình hạt nhân mới bắt đầu của Trung Quốc.
Tháng 1/1955, Mao Trạch Đông quyết định phát triển quả bom hạt nhân đầu tiên. Bắc Kinh chọn Lop Nur ở vùng sa mạc phía Đông Nam Tân Cương là trung tâm cho chương trình hạt nhân của mình. Các máy bay do thám U-2 từ Đài Loan chụp được các hình ảnh về Lop Nur và những cơ sở hạt nhân khác.
Tháng 1/1961, Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ nói rằng Trung Quốc sẽ kích nổ thiết bị hạt nhân đầu tiên của mình vào cuối năm 1962 và sau đó đến 1965 là có thể thử bom hạt nhân.
Tháng 10/1961, Tổng thống Mỹ John Kennedy nhận xét nếu trang bị thêm vũ khí hạt nhân, Trung Quốc sẽ “nuốt chửng” Đông Nam Á. Mỹ muốn tấn công các cơ sở hạt nhân Trung Quốc trước khi họ phát triển được bom hạt nhân và xem việc quan hệ Xô-Trung chia rẽ trong năm 1961 là cơ hội hoàn hảo cho một chiến dịch chung.
Ngày 14/7/1963, một phái viên Mỹ tại Moscow đưa ra giới thiệu chi tiết về chương trình hạt nhân của Trung Quốc đồng thời đề xuất một chiến dịch chung Mỹ-Liên Xô nhằm ngăn chặn tham vọng trên. Nhưng Tổng Bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khruschev đã từ chối.
Washington cũng xem xét những giải pháp khác như tấn công bằng lính Mỹ và Đài Loan, nhảy dù đổ bộ, ném bom thông thường hoặc bom hạt nhân. Tháng 8/1964, Washington dự đoán Trung Quốc sẽ kích nổ quả bom đầu tiên vào năm 1965. Nhưng chưa đầy 2 tháng sau, ngày 16/10/1964, Trung Quốc đã thử thành công quả bom hạt nhân đầu tiên của mình. Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson gọi đó là “ngày bi kịch và đen tối nhất cho thế giới tự do”.
Ba mối đe dọa hạt nhân còn lại
Ba mối đe dọa hạt nhân trước đó đối với Trung Quốc đều đến từ Mỹ. Lần đầu tiên là trong Chiến tranh Triều Tiên. Trước khi Trung Quốc can thiệp vào cuộc chiến, tháng 10/1950, Mỹ và quân đội Nam Triều Tiên đang di chuyển thoải mái hướng về biên giới Trung Quốc và binh lính còn hy vọng về nhà kịp Giáng sinh. Nhưng sự can thiệp của Trung Quốc, với cái giá khủng khiếp về con người, đã đẩy lùi Mỹ.
Cuối tháng 11 năm đó, Quốc hội Mỹ đề xuất xem xét mở các cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Bắc Triều Tiên, Đông Bắc Trung Quốc và các thành phố khác. Đề xuất đó được quân đội Mỹ ủng hộ. Ngày 30/11, Tổng thống Mỹ Harry Truman nói rằng ông đang xem xét giải pháp sử dụng hạt nhân. Kế hoạch này gây giận dữ ở nhiều thủ đô phương Tây. Anh và Pháp đi đầu trong việc phản đối kế hoạch trên. Trong khi đó, không quân Mỹ thực hiện một cuộc diễn tập giả định tấn công hạt nhân nhằm vào Bình Nhưỡng.
Tháng 3/1951, Truman điều 9 máy bay B-29 trang bị vũ khí hạt nhân đến đảo Guam. Đầu tháng 4, các máy bay trinh thám Mỹ bay qua Đông Bắc Trung Quốc và tỉnh Sơn Đông để lựa chọn những mục tiêu. Tuy nhiên, cuối cùng, Truman đổi ý cho rằng sử dụng vũ khí hạt nhân là quá nguy hiểm và cuối tháng 6 năm đó, những máy bay B-29 được gọi về.
Hai mối đe dọa hạt nhân còn lại là hậu quả từ những xung đột quân sự giữa Trung Quốc với Đài Loan. Chúng diễn ra sau khi Washington và Đài Bắc ký một hiệp ước phòng thủ chung vào tháng 12/1954. Trong tháng Giêng và tháng 2/1955, Quân Giải phóng nhân dân (PLA) chiếm 3 đảo ngoài khơi tỉnh Phúc Kiến. Với sự trợ giúp của hải quân Mỹ, quân đội Đài Loan sơ tán 25.000 lính và 15.000 dân trên các đảo này về Đài Loan và tập trung phòng thủ ở các đảo Quemoy và Matsu.
Ngày 6/3, Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles nói rằng nếu PLA buộc Quemoy và Matsu phải sơ tán nữa, đó sẽ là một thảm họa cho phòng thủ của Đài Loan và các nơi khác ở châu Á. Dulles cho biết Mỹ sẽ xem xét sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ các đảo này. Đến cuối tháng 3, các máy bay B-36 ở Guam được trang bị vũ khí hạt nhân và sẵn sàng hành động. Nhưng, cũng như 4 năm trước, lời đe dọa đó vấp phải chỉ trích rộng rãi trên thế giới rằng việc bảo vệ hai hòn đảo nhỏ không đáng phải sử dụng vũ khí hạt nhân. Mỹ bỏ ý tưởng đó và tổ chức các cuộc đàm phán cấp đại sứ với Trung Quốc ở Geneva trong tháng 8 năm đó.
Mối đe dọa cuối cùng là vào năm 1958, sau các vụ không kích của PLA vào Quemoy ngày 23/8 năm đó. Ngày kế tiếp, các tàu PLA tấn công những tàu rời đảo hướng về Đài Loan và bao vây Quemoy. Từ các căn cứ ở Guam và Nhật Bản, không quân Mỹ hỗ trợ quân sự và dân sự cho Quemoy.
Quân đội Mỹ đề xuất sử dụng bom hạt nhân đánh Trung Quốc. Đã có 5 máy bay B-47 ở Guam được đặt trong tình trạng sẵn sàng chờ lệnh ném bom xuống sân bay Hạ Môn với khả năng công phá không khác gì những trái bom nhằm vào Hiroshima tháng 8/1945. Nhưng cũng như người tiền nhiệm Truman, Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower quyết định rằng rủi ro là quá cao. Mỹ sẽ chỉ giúp Đài Loan bảo vệ Quemoy và Matsu bằng những vũ khí thông thường, và Trung Quốc một lần nữa thoát khỏi nguy cơ bị tấn công hạt nhân.
Minh Tâm (Theo LSTK)

 

okiela

Xe tải
Biển số
OF-174474
Ngày cấp bằng
31/12/12
Số km
425
Động cơ
345,400 Mã lực
A Gấu có nhiều hàng khủng để bù đắp nhưnng yếu kém trên lém
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Bác Ngố này viết khách quan đấy chứ. Thực sự em thấy Nga hơn TQ ở vũ khí phòng không, không quân và tàu ngầm. Cái hơn này chỉ là thằng 10 thằng 8 chứ cũng không chênh quá xa. Còn vũ khí lục quân hay tàu nổi thì TQ tương đương Nga.

Tất nhiên các cụ ghét Tàu kiểu cực đoan thì tìm mọi cách cá chê dìm hàng. Nhưng việc đó ngoài làm các cụ tự hả hê thì cũng chẳng thay đổi được thực tế là TQ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên nhiều mặt trận.

Em cá là TQ trong 10 năm tới đây sẽ đẻ ra thêm 2 con TSB nữa ngon hơn Liêu ninh cũng như sẽ tự chủ được con Tu22M3. Thật đáng lo cho các láng giềng và đáng buồn hơn vì chúng ta ngoài chửi đổng trên mạng ra thì chẳng làm được gì để ngăn chặn.

Mà em kết nhất câu cuối. Giống như 1 sự buông tay bất lực.
Có thể Nga viết bài này để kích động thế giới Ăng lê - Xắc Xông một lần nữa chia nát khựa.
Hoặc có thể một dấu hiệu ăn chia với Nato.
Nếu thực sự thế các nước xung quanh đồng lòng cô lập khựa thì nó chết chắc nhưng miếng bánh gần tỷ rưỡi dân nó ngon quá, chứ nếu không chắc khựa còn lâu mới có áp lực, nói trắng ra là các nước nó cần thị trường khựa để tiêu thụ hàng hóa thôi. Nuôi lớn rồi thịt nhưng nếu lớn quá thì nguy, ý tác giả chắc là thế. Nga thì ngoài vũ khí hạt nhân có còn gì mặc cả với các ông lớn được đâu.
 

CuChuoi12g

Xe điện
Biển số
OF-42078
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
2,010
Động cơ
486,103 Mã lực
đã có bài học tàu đánh nga, hậu quả thế nào ai cũng biết, nói phét thì thế, thằng ăn cắp thì làm sao giỏi bằng thằng nghĩ ra .
 

0ba0j0iu

Xe đạp
Biển số
OF-159017
Ngày cấp bằng
2/10/12
Số km
34
Động cơ
350,520 Mã lực
đã có bài học tàu đánh nga, hậu quả thế nào ai cũng biết, nói phét thì thế, thằng ăn cắp thì làm sao giỏi bằng thằng nghĩ ra .
em kết nhất câu "thằng ăn cắp sao giỏi bàng thằng nghĩ ra của bác" mà không biết VN mình có các điệp viên nằm vùng ở các quốc gia khác không nhỉ?
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Có thể Nga viết bài này để kích động thế giới Ăng lê - Xắc Xông một lần nữa chia nát khựa.
Hoặc có thể một dấu hiệu ăn chia với Nato.
Nếu thực sự thế các nước xung quanh đồng lòng cô lập khựa thì nó chết chắc nhưng miếng bánh gần tỷ rưỡi dân nó ngon quá, chứ nếu không chắc khựa còn lâu mới có áp lực, nói trắng ra là các nước nó cần thị trường khựa để tiêu thụ hàng hóa thôi. Nuôi lớn rồi thịt nhưng nếu lớn quá thì nguy, ý tác giả chắc là thế. Nga thì ngoài vũ khí hạt nhân có còn gì mặc cả với các ông lớn được đâu.
cát ống dẫn dầu với khí thìlại chả loạn lên
bác này hay quên lịch sử phết
 

ButHocGioi.com

Xe buýt
Biển số
OF-141321
Ngày cấp bằng
10/5/12
Số km
618
Động cơ
370,850 Mã lực
Nơi ở
40 Tạ Quang Bửu - Bút Chấm Đọc Thông Minh
Website
ducthanh.edu.vn
Chiến lược của NGA cũng ngon lắm đấy :D - căn cứ hậu cần tàu ngầm ở cam ranh xong rùi :D - Ấn độ cũng có cảng hậu cần tàu ngầm của Nga nữa - nó dùng vũ khí chiến lược chắc Tàu cũng ngán thôi - nhưng phải nói là sẽ THUA ĐỘ THÂM HIỂM CỦA THẰNG TÀU

chắc 50 năm nữa 2 thằng mới đánh nhau - thằng TÀU làm quả hạt nhân vào HA NỘI - mát lắm các cụ nhỉ :P
 

TaiMV

Xe điện
Biển số
OF-136764
Ngày cấp bằng
1/4/12
Số km
2,426
Động cơ
391,562 Mã lực
Nơi ở
Sáng ở Đồ Sơn & tối về Quất Lâm.
Chiến lược của NGA cũng ngon lắm đấy :D - căn cứ hậu cần tàu ngầm ở cam ranh xong rùi :D - Ấn độ cũng có cảng hậu cần tàu ngầm của Nga nữa - nó dùng vũ khí chiến lược chắc Tàu cũng ngán thôi - nhưng phải nói là sẽ THUA ĐỘ THÂM HIỂM CỦA THẰNG TÀU

chắc 50 năm nữa 2 thằng mới đánh nhau - thằng TÀU làm quả hạt nhân vào HA NỘI - mát lắm các cụ nhỉ :P
50 năm nữa, Đại Việt cũng có Hột Nhân để tương vào Bắc Kinh nhà nó.:D
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,274
Động cơ
440,911 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
vậy ko biết bao lâu nữa thằng Khựa quyết định tẩn thằng Ngố để nhà ta quan ngại sâu sắc nhỉ, vụ bắn tàu cá Khựa mà ko thấy nó gào lên nhỉ
TQ đã xếp cuộc chiến với Nga vào 1 trong 6 cuộc chiến tranh mà TQ phải thực hiện để hiện thực hóa giấc mơ bá chủ của nó

1. Thống nhất Đài Loan (2020-2025)
2. Chiếm quần đảo Trường Sa (2025-2030) Có ý kiến cho rằng nó sẽ diễn ra trước năm 2020
3. Xâm lược bang Anuchai Paradesh của Ấn Độ (2035-2040)
4. Xâm lược quần đảo Senkaku và Okinawa (2040-2045) Có ý kiến cho rằng Senkaku sẽ bị xâm lược sớm hơn, khoảng 2020
5. Xâm lược Mông Cổ (2045-2050)
6. Xâm lược Nga (2055-2060) Có ý kiến cho rằng nó sẽ diễn ra sớm hơn nhiều, tùy thuộc vào sự lớn mạnh của Trung Quốc và sự suy yếu tan rã của chú Gấu Nga

Như vậy có thể thấy là Trường Sa được xếp thứ tự thứ hai nhưng về tiến độ thời gian sẽ ưu tiên thứ nhất của TQ, có lẽ với độ nóng như bây giờ thì Senkaku và Biển Đông đang ngang nhau, nhưng phang thằng Nhật có Mỹ chống lưng thời điểm này hơi bị khoai nên TQ nó sẽ đưa lên bàn ăn món Biển Đông làm món khai vị cho bữa tiệc xâm lăng của mình.

Tiếc thay cho cái thằng Nga ngố không có kinh nghiệm nghìn năm bắc thuộc của Việt Nam nên cứ tự mài dao giúp thằng hàng xóm để một ngày đẹp trời nó mò sang cắt cổ mình.

Điều duy nhất đang an ủi Putin và Mevedev là đến lúc ấy mình chết *** nó rồi còn đâu, mà nếu mình còn sống, mấy thằng đệ của mình lúc ấy chơi bom hạt nhân cảm tử, thế giới sụt một hố to đùng giữa Siberi và cả loài người đều chết .... hehe Trạng chết thì chúa cũng băng hà. Tất nhiên nó ở tập cuối nên kết thúc thế kể còn có hậu hơn là việc cả thế giới này quỳ gối dưới chân anh Trung Quốc
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,274
Động cơ
440,911 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
=)) chém gió dư lài lài
Đọc bài này mới biết là thế giới có hai thằng Ngu chứ không phải mỗi chú gấu Nga. Xét theo sử Tàu mà nói thì TQ bây giờ giống như Tào Tháo, rốt cuộc nó sẽ lên ngôi thôi còn bọn tài giỏi như Lưu Bị với Khổng Minh, Quan Vũ, Trương Phi + cái đám Đông Ngô rồi chết ráo cả. Tất nhiên sau này thì nhà Ngụy cũng tan hàng bởi nhà anh em họ nhà Tư Mã nhưng trong lúc ấy chẳng biết thế giới này đi về đâu nhỉ.
 

kenvin_mec

Xe hơi
Biển số
OF-148402
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
189
Động cơ
360,790 Mã lực
các bác lo gì. Bác tưởng nhân loại không biết thằng Tàu khựa
 

SILVIC2007

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-42328
Ngày cấp bằng
4/8/09
Số km
131
Động cơ
466,980 Mã lực
Nga quá lớn để có thể bị xâm lược.
Khựa làm gì đủ sức để tấn công Nga, mà có đánh được rồi thì sau đó cũng bị phản công lại và thua thảm ( giống Napoleon và Hitler ngày xưa thôi)...
 

tan.bhjsc

Xe hơi
Biển số
OF-137998
Ngày cấp bằng
10/4/12
Số km
120
Động cơ
368,900 Mã lực
Nơi ở
Cầu giấy_ Hà Nội
Bài viết rất hay.Em thấy VN mình vẫn còn phụ thuộc quá nhều vào TQ không biết chiến tranh rồi thì nên KT của mình sẽ khó khăn đến cõ nào nếu không có cái ông Trung Wua
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ha ha bài viết từ năm 2010, bọn *** vịt xào lại từ VNDF tay tác giả là 1 tên Nga thân Tây, ko muốn Nga quá hợp tác với TQ mà thôi - bên TTVNOl đã nói lâu rồi, bài viết có nhiều cái phiến diện, lạc hậu lắm rồi. VD Type 98 là phiên bản thử để tạo tiền đề lên Type 99, ko được trang bị trong PLA, thậm chí còn "quên mất" bố trí quân khu Viễn Đông của Nga lớn tới mức nào, chưa kể đã trang bị Su-25SM, Su-35S, Su-27/30SM mới nhất các loại tới đây. Chưa kể Nga hiện giờ đã có chính xách hạn chế nhập cư vô tội vạ, chính phủ Nga ko cần những tay "chiên da" ăn tiền Tây "lo dùm" kiểu này :)), và hơn nữa TQ cũng ko ngu tới mức đánh vùng trống người, người TQ hãy nghĩ cách đem cả triệu quân các dãy núi hùng vĩ ở Sebiria đi đã, không vận của TQ cũng kém, KQ chỉ là cái số lượng hệ thống đánh chặn ICBM cũng chưa có, chỉ dựa vào "S300 nhái" HQ-9 thì DF31/41 cũng chưa hẳn đã đe dọa được A-135 hoặc S400/500 mà nếu dùng nuke thì chưa biết ai chết nhiều hơn à nha, vệ tinh còn chưa hoàn thiện, LQ đông đảo nhưng có đủ tiếp vận với cái lạnh và cái đói ko ? và quan trọng tank thiết giáp, LQ có bén mảng tới đất Nga được hay là đã được Su-25/24/34 "hỏa táng", đó là chưa nói Nga sẽ phản công bằng TLHT nếu lãnh thổ bị đe dọa và trên hết TQ ko có ngu mà đánh Nga :)).

Bài Gốc 2010 =))

Long hổ tranh hùng: Tàu làm thịt Nga

http://vietnamdefence.com/Home/quandoi/trungquoc/Long-ho-tranh-hung-Tau-lam-thit-Nga/20102/49084.vnd

Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh trên bộ với Nga?

http://vietnamdefence.com/Home/quandoi/trungquoc/Trung-Quoc-chuan-bi-chien-tranh-tren-bo-voi-Nga/20106/49396.vnd

1 vài trích đoạn: =))=))=))=))=))

Báo 2013:
Ngay cả đối với không quân, Trung Quốc cũng không còn phụ thuộc vào Nga. Nước này đã mua một khối lượng hạn chế các máy bay tiêm kích Su-27- tất cả chỉ có 76 chiếc, trong số đó có tới 40 chiếc Su-27 UB (máy bay tác chiến- huấn luyện).
Với một tỷ lệ đáng ngạc nhiên giữa số lượng máy bay chiến đấu và máy bay huấn luyện như vậy (36/40) không khó để nhận thấy rằng Su- 27 do Nga sản xuất mà Trung Quốc mua chỉ được sử dụng cho một mục đích là huấn luyện phi công. Sau đó, như mọi người đã biết Trung Quốc từ chối không sản xuất theo giấy phép Su-27 bằng các chi tiết đồng bộ của Nga nữa, họ chỉ sản xuất 105 máy bay trong tổng sô 200 chiếc theo hợp đồng.
Vì J-11B có các tính năng kỹ – chiến thuật coi như là tương đương với Su-27 và J-10 của Trung Quốc (được chế tạo dựa theo mẫu máy bay “Lavi” của Ixrael nhưng sử dụng công nghệ Nga và công nghệ của chính Trung Quốc) hoàn toàn ngang ngửa với Mig-29 cho nên Nga hoàn toàn không có một chút ưu thế chất lượng nào trong các cuộc không chiến. Còn ưu thế về số lượng thì rõ ràng đã thuộc về phía Trung Quốc, đặc biệt là nếu tính tới sự yếu kém của hệ thống phòng không Nga (nhất là ở khu vực Viễn Đông). Về Su-30 thì ưu thế về số lượng của Trung Quốc là áp đảo: Trung Quốc có 120 trong khi Nga chỉ có 4 chiếc (ở khu vực Viễn Đông-ND).
Nhược điểm chủ yếu của phía Trung Quốc – không có máy bay cường kích và máy bay lên thẳng tấn công, nhưng đấy cũng không phải là thảm họa đối với nước này, bởi vì trên mặt đất tình hình của phía Nga còn tệ hơn nhiều.


Hiệu ứng số đông
Các xe tăng tốt nhất của Trung Quốc – Type 96 và Type 99 ( cũng là Type 98G) – hầu như không thua kém chút nào so với các xe tăng của chúng ta( Nga) như – T-72B, T- 80U và T-90.
Quả thật, các loại tăng trên của cả hai bên là “anh em họ hàng gần”, chính vì thế mà các tính năng kỹ- chiến thuật của chúng là tương đương nhau. Trong bối cảnh đó giới lãnh đạo Bộ quốc phòng Nga thời gian gần đây lại có những tính toán gần như giải tán Binh chủng tăng – thiết giáp với quyết định chỉ giữ lại trong Quân đội Nga 2000 chiếc (dưới thời bộ trưởng A. Serdiukov- mới bị cách chức 06/11/2012-ND).
Hiện nay số lượng tăng hiện đại của Trung Quốc cũng vào khoảng từng ấy chiếc. Còn những chiếc xe tăng cũ theo mẫu của T-54 (loại Type 59 đến Type 80) thì có số lượng lớn hơn nhiều (không dưới 6000 chiếc).
Những chiếc tăng này có thể sử dụng rất hiệu quả chống lại các xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân cũng như để tạo ra “hiệu ứng số đông“. Hoàn toàn rất có thể là Bộ tổng tư lệnh Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa sẽ sử dụng chính những chiếc xe tăng tương đối cũ này để tiến hành đòn tấn công đầu tiên.
Chúng dù sao chăng nữa cũng sẽ gây cho Nga ít nhiều thiệt hại, nhưng điều quan trọng hơn- thu hút về phía mình hỏa lực chống tăng của ta (Nga), và sau đó Trung Quốc sẽ sử dụng các xe tăng hiện đại hơn tấn công tuyến phòng thủ lúc này đã bị tiêu hao và yếu đi của Nga.
Cũng tương tự như vậy, trên không các máy bay tiêm kích kiểu cũ như J-7 và J-8 cũng sẽ tạo ra “hiệu ứng đám đông” theo đúng kịch bản trên.
Như vậy có nghĩa là trong tương quan so sánh các mẫu vũ khí hiện đại thì Nga và Trung Quốc là tương đương nhau (cả về cả chất lượng và số lượng) và đang ngày càng lệch cán cân về phía Trung Quốc.
Trong khi đó, Quân đội Trung Quốc có một khối lượng lớn các “bức rèm” làm từ các mẫu vũ khí – trang bị kỹ thuật cũ nhưng còn rất hiệu quả, hoàn toàn có thể sử dụng như là vật tư “tiêu hao” để làm cạn kiệt khả năng phòng ngự của Quân đội Nga.
Trong điều kiện hiện nay khi mà Trung Quốc đang phải đối mặt với một vấn đề nan giải là “thiếu hụt cô dâu” thì việc mất một vài trăm nghìn các chiến binh nam giới trẻ đối với giới lãnh đạo Trung Quốc không những không phải là một vấn đề mà có khi lại là một “phúc lợi”. Cũng tương tự như vậy đối với việc “thanh lý” trong chiến tranh vài nghìn đơn vị phương tiện tăng thiết giáp đã lạc hậu.
Hiện nay chỉ cần 2 trong số 7 quân khu của Quân đội Trung Quốc- Quân khu Bắc Kinh và Quân khu Lan Châu (đây là 02 quân khu mạnh nhất của Trung Quốc, có tới 4/9 sư đoàn tăng, 6/9 sư đoàn bộ binh cơ giới, 6/12 lữ đoàn tăng của toàn bộ Lục quân Trung Quốc) - bố trí gần biên giới với nước Nga, là đã đủ mạnh hơn toàn bộ Lực lượng vũ trang Nga (từ Kaliningrad đến Camchatka).
Và trên chiến trường tiềm năng (Ngoại Baikal và Viễn Đông) thì sức mạnh của hai bên là không tương đương một chút nào. Trung Quốc có ưu thế hơn Nga không phải vài lần mà là hàng chục lần.
Hơn nữa, việc chuyển quân từ phía Tây sang phía đông khi có chiến tranh thực sự xảy ra trên thực tế là không thể thực hiện được vì lính biệt kích Trung Quốc chắc chắn sẽ chia cắt được ngay tuyến vận tải xuyên Xibiri trên nhiều địa điểm dọc tuyến, trong khi các tuyến vận tải khác nối với phía đông chúng ta không có (tuyến đường hàng không chỉ có thể vận tải được người chứ không vận tải được các phương tiện kỹ thuật hạng nặng).



Các xe tăng của đối phương nhanh hơn
Không những thế, về mặt huấn luyện kỹ năng tác chiến, đặc biệt là tại các đơn vị và binh đoàn được trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại thì Quân đội Trung Quốc đã vượt Quân đội Nga từ lâu.
Ví dụ, tại Tập đoàn quân xe tăng sô 38 của Quân khu Bắc Kinh, tất cả pháo binh đã được tự động hóa, nó tuy kém Mỹ về độ chính xác khi bắn nhưng đã vượt Nga. Tốc độ tấn công của Tập đoàn quân xe tăng sô 38 đạt tới 1.000 km/ tuần (tức 150 km/ ngày đêm).
Như vậy, trong một cuộc chiến tranh thông thường, Nga không hề có một cơ hội nào. Tuy rất đáng tiếc nhưng vũ khí hạt nhân cũng không phải là cứu cánh của Nga vì Trung Quốc cũng có vũ khí hạt nhân. Quả thực là Nga đang có ưu thế về lực lượng hạt nhân chiến lược nhưng ưu thế này cũng đang nhanh chóng giảm dần.
Không những thế, chúng ta không có tên lửa đạn đạo tầm trung là loại vũ khí mà Trung Quốc đang sở hữu và điều đó đã là quá đủ để bù lại sự tụt hậu của Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (sự tụt hậu này cũng đang giảm dần).
Các số liệu xác thực về tương quan vũ khí hạt nhân chiến thuật (giữa Trung Quốc và Nga) hiện không rõ, nhưng chỉ cần nhớ một điều là chúng ta (Nga) buộc phải sử dụng loại vũ khí này ngay trên lãnh thổ của mình.
Còn nếu hai bên sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược để tấn công lẫn nhau thì tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc đủ để tiêu diệt các thành phố chủ yếu ở phần Châu Âu của nước Nga mà Trung Quốc không cần đến (vì có quá nhiều dân và quá ít tài nguyên).
Rất có thể là phía Nga cũng hiểu điều đó nên sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân trước. Chính vì vậy mà việc kiềm chế hạt nhân đối với Trung Quốc – cũng là chuyện hoang đường không kém gì việc cho rằng Trung Quốc phụ thuộc vào công nghệ Nga. Tốt nhất là hãy học tiếng Tàu đi.
(Đây là quan điểm riêng của tác giả và cũng thể hiện quan điểm của một bộ phận lớn giới phân tích chính trị- quân sự Nga và rất đáng để tham khảo).

Báo 2010
:
Thậm chí trong lĩnh vực không quân, TQ cũng đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga. Họ đã mua của Nga một số lượng hạn chế máy bay tiêm kích Su-27 - chỉ vẻn vẹn 76 chiếc, trong đó có 40 Su-27UB. Từ tương quan giữa máy bay chiến đấu và huấn luyện chiến đấu hiếm có đó, hoàn toàn thấy rõ là Su-27 của Nga được mua để huấn luyện phi công. Sau đó, như ta đã biết, TQ từ chối sản xuất theo giấy phép Su-27 bằng linh kiện Nga sau khi đã sản xuất được 105 chiếc trong 200 chiếc dự kiến.
Bởi lẽ J-11B về tính năng kỹ-chiến thuật gần như tương đương Su-27, còn J-10 chế tạo trên cơ sở máy bay Lavi của Israel có sử dụng các công nghệ của Nga và của TQ hoàn toàn có thể sánh với MiG-29 nên Nga chẳng hề có ưu thế chất lượng gì hết trên không trung. Còn ưu thế số lượng thì sẽ chắc chắn thuộc về TQ, nhất là khi xét đến sự tan rã hoàn toàn của hệ thống phòng không Nga, mà trước hết lại chính là ở Viễn Đông. Về Su-30, TQ có ưu thế áp đảo: TQ có 120 chiếc, Nga có 4 chiếc.
Nhược điểm chính của không quân TQ là không có các máy bay cường kích và trực thăng tiến công thông thường, nhưng đây không phải là tai họa lớn với họ bởi vì tình hình còn tồi tệ hơn với Nga.



Hiệu ứng số đông

Các loại xe tăng tốt nhất của TQ - Туре 96 và Туре 99 (chính là Type 98С) - trên thực tế chẳng hề thua kém gì các xe tăng tốt nhất Т-72B, Т-80U, Т-90 của Nga. Hơn nữa, tất cả chúng đều là “họ hàng gần gũi", bởi vậy và tính năng kỹ-chiến thuật của chúng cũng rất gần nhau.

Trong khi đó, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga đã tuyên cáo việc thủ tiêu thực tế bộ đội xe tăng Nga. Xe tăng cho toàn nước Nga sẽ chỉ còn 2000 chiếc. Hiện tại, TQ cũng có chừng đó xe tăng hiện đại. Còn có các loại xe tăng cũ (Туре 59 đến Туре 80) được chế tạo dựa trên Т-54 của Liên Xô đông đảo hơn nhiều (không dưới 6000). Chúng khá hiệu quả khi tác chiến chống xe chiến đấu bộ binh BMP, xe bọc thép chở quân BTR, cũng như để tạo ra “hiệu ứng số đông”.

Hoàn toàn có khả năng bộ chỉ huy quân đội TQ sử dụng chính các xe tăng này cho đòn tấn công đầu tiên. Chúng kiểu gì cũng gây ra tổn thấy nào đó cho Nga, mà quan trọng nhất là hút về mình các phương tiện chống tăng của Nga, sau đó là đến đòn tiến công bằng xe tăng hiện đại nhằm vào bên đã bị tiêu hao và suy yếu. Bên cạnh đó, ở trên không thì các máy bay tiêm kích cũ kiểu J-7, J-8 cũng có thể tạo ra “hiệu ứng số đông” tương tự. Tức là về các mẫu vũ khí hiện đại, quân đội Nga và TQ hiện nay gần như ngang nhau (chất lượng và số lượng), và nó đang chắc chắn (và không quá chậm) biến thành ưu thế của quân đội TQ. Trong khi đó quân đội TQ có một “màn chắn” to lớn bằng các mẫu vũ khí còn “ngon”, rất thích hợp để làm “vật hy sinh” để tiêu hao lực lượng phòng thủ của quân đội Nga.

Do TQ có một vấn đề hiếm có là “thiếu cô dâu” nên việc mất mấy trăm ngàn nam thanh niên đối với lãnh đạo TQ không phải là vấn đề mà còn là việc tốt. Cũng chẳng phải là vấn đề khi “thanh lý” trong chiến đấu mấy ngàn xe tăng thiết giáp đã lỗi thời. Hệ thống pháo-TLPK PGZ95 với pháo sao chép mẫu SIDAM-25 của Italia,

còn tên lửa sao chép mẫu TLPK vác vai Igla-1 của Nga

Ngay hiện tại, chỉ 2 trong 7 đại quân khu của quân đội TQ là Bắc Kinh và Thẩm Dương tiếp giáp với Nga cũng đã mạnh hơn toàn bộ quân đội Nga (từ Kaliningrad đến Kamchatka). Còn trên chiến trường tiềm tàng (Zabaikalie và Viễn Đông), lực lượng các bên đơn giản là không nên so sánh, TQ vượt trội Nga không phải mấy lần mà mấy chục lần.

Hơn nữa, việc chuyển quân từ phía Tây trong tình huống chiến tranh thật sự sẽ hầu như không thể, bởi vì biệt kích của TQ chắc chắn sẽ cắt đứt tuyến đường trục xuyên Siberia lập tức ở nhiều điểm trên toàn chiều dài của nó, còn các tuyến đường khác với khu vực phía Đông thì Nga không có (bằng đường không có thể vận chuyển người, nhưng không vận chuyển được trang bị nặng).



Xe tăng của TQ cũng rất nhanh

Bên cạnh đó, cả về huấn luyện chiến đấu, nhất là ở các đơn vị, binh đoàn được trang bị hiện đại nhất, quân đội TQ cũng vượt Nga từ lâu. Chẳng hạn, tập đoàn quân 38 của đại quân khu Bắc Kinh, pháo binh đã hoàn toàn tự động hóa, về độ chính xác thì còn thua kém pháo binh Mỹ, song lại vượt trội so với pháo binh Nga. Tốc độ tiến công của tập đoàn quân 38 đạt 1000 km trong 1 tuần (150 km trong 1 ngày đêm).

Vì vậy, trong chiến tranh thông thường, quân đội Nga không có cơ hội nào hết. Đáng tiếc là cả vũ khí hạt nhân cũng không bảo đảm chắc chắc cứu vãn được tình thế bởi vì TQ cũng có vũ khí hạt nhân. Đúng là hiện tại Nga có ưu thế về lực lượng hạt nhân chiến lược, nhưng nó đang bị cắt giảm nhanh. Trong khi đó, Nga không có tên lửa đường đạn tầm trung, còn TQ lại có chúng và điều đó gần như xóa bỏ sự tụt hậu về tên lửa đường đạn xuyên lục địa (sự tụt hậu này cũng đang giảm đi).

Tương quan lực lượng về vũ khí hạt nhân chiến thuật thì chưa rõ, chỉ có điều phải hiểu rằng, Nga phải sử dụng nó ngay trên lãnh thổ của mình. Liên quan đến việc trao đổi các đòn đánh bằng lực lượng hạt nhân chiến lược thì tiềm lực của TQ là quá đủ để tiêu diệt các thành phố lớn ở phần lãnh thổ châu Âu của Nga mà TQ không cần (ở đó có đông người và ít tài nguyên). Có những nghi vấn rất mạnh rằng, vì hiểu điều đó nên Kremlin sẽ không dám sử dụng vũ khí hạt nhân. Bởi vậy, kiềm chế TQ bằng vũ khí hạt nhân cũng ảo tưởng như nói họ phụ thuộc công nghệ vào Nga. Hãy học tiếng Trung đi là vừa.


Phân bố 2 quân khu gần anh khựa


Quân khu Siberi



Quân khu Viễn Đông và hạm đội Thái Bình Dương:

 
Chỉnh sửa cuối:

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Cắt có dám cắt hay không? Kiểu chí phèo quốc tế thì Nga chắc đầu bảng vàng.
Cắt hẳn thì chưa có song đóng bớt van cho dòng khí nó chảy từ từ thì đã có chẳng ít lần.
Hồi í em ở bển chịu rét pỏ miệ. Đêm, sở nó cắt nước nóng sưởi, rét sun cả trym. Nằm ôm cái gối ho sù sụ, rên hừ hừ vừa chửi thằng bán gaz mất dạy.
Nó mờ cắt hẳn gaz chắc chít rét cả :P
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ha ha bài viết từ năm 2010, bọn *** vịt xào lại từ VNDF tay tác giả là 1 tên Nga thân Tây, ko muốn Nga quá hợp tác với TQ mà thôi - bên TTVNOl đã nói lâu rồi, bài viết có nhiều cái phiến diện, lạc hậu lắm rồi. VD Type 98 là phiên bản thử để tạo tiền đề lên Type 99, ko được trang bị trong PLA, thậm chí còn "quên mất" bố trí quân khu Viễn Đông của Nga lớn tới mức nào, chưa kể đã trang bị Su-25SM, Su-35S, Su-27/30SM mới nhất các loại tới đây. Chưa kể Nga hiện giờ đã có chính xách hạn chế nhập cư vô tội vạ, chính phủ Nga ko cần những tay "chiên da" ăn tiền Tây "lo dùm" kiểu này :)), và hơn nữa TQ cũng ko ngu tới mức đánh vùng trống người, người TQ hãy nghĩ cách đem cả triệu quân các dãy núi hùng vĩ ở Sebiria đi đã, không vận của TQ cũng kém, KQ chỉ là cái số lượng hệ thống đánh chặn ICBM cũng chưa có, chỉ dựa vào "S300 nhái" HQ-9 thì DF31/41 cũng chưa hẳn đã đe dọa được A-135 hoặc S400/500 mà nếu dùng nuke thì chưa biết ai chết nhiều hơn à nha, vệ tinh còn chưa hoàn thiện, LQ đông đảo nhưng có đủ tiếp vận với cái lạnh và cái đói ko ? và quan trọng tank thiết giáp, LQ có bén mảng tới đất Nga được hay là đã được Su-25/24/34 "hỏa táng", đó là chưa nói Nga sẽ phản công bằng TLHT nếu lãnh thổ bị đe dọa và trên hết TQ ko có ngu mà đánh Nga :)).

Bài Gốc 2010 =))

Long hổ tranh hùng: Tàu làm thịt Nga

http://vietnamdefence.com/Home/quandoi/trungquoc/Long-ho-tranh-hung-Tau-lam-thit-Nga/20102/49084.vnd

Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh trên bộ với Nga?

http://vietnamdefence.com/Home/quandoi/trungquoc/Trung-Quoc-chuan-bi-chien-tranh-tren-bo-voi-Nga/20106/49396.vnd

1 vài trích đoạn: =))=))=))=))=))

Báo 2013:





Báo 2010
:







Phân bố 2 quân khu gần anh khựa


Quân khu Siberi



Quân khu Viễn Đông và hạm đội Thái Bình Dương:

Cụ đừng nghĩ đơn giản thế, ngày hôm nay chưa đánh được, nhưng ai dám chắc ngày mai với cái đà quân sự hóa nhanh chóng và tham vọng bá quyền nó sẽ không chơi Nga.
Nga không đánh nhau trận lớn khá lâu rồi, tiềm lực kinh tế yếu hơn nó kiểu gì cũng tụt hậu, vả lại với số đầu đạn hạt nhân trực chiến hiện giờ e rằng dọa khựa hơi khó, mà nếu bắn khựa trước chắc cũng rách việc đấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top