- Biển số
- OF-3248
- Ngày cấp bằng
- 29/1/07
- Số km
- 2,869
- Động cơ
- 585,920 Mã lực
- Tuổi
- 41
- Nơi ở
- Linh đàm
- Website
- www.muaxetragop.vn
Trạm cấp gas đầu tiên tại Hà Nội vừa đi vào hoạt động với 30 xe taxi gas ''khách hàng'' đầu tiên. Xe chạy bằng gas có chi phí tiết kiệm 15-30% so với nhiên liệu xăng và có những ưu điểm rõ rệt về môi trường; nhưng để phổ biến loại hình này không đơn giản, mà điều cần nhất chính là một sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Nhà nước.
Taxi Ngô Gia Tự - những vị khách hàng đầu tiên của trạm tiếp gas Hà Nội. Ảnh: PT.
Thị trường Autogas VN sẽ phát triển nhanh chóng
Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, trong thời gian tới, Autogas tại Việt Nam sẽ phát triển nhanh chóng. Với dân số 80 triệu người, thu nhập bình quân đầu người là 400 USD/người, số lượng xe hơi tại Việt Nam là 0,35 triệu chiếc, đặc biệt sẽ gia tăng do đà tăng trưởng kinh tế trong những năm tới.
Ông Trần Văn Thanh: ''Cần 5-10 năm nữa để xây dựng hệ thống phân phối autogas hoàn chỉnh''. Ảnh: PT
Vấn đề kỹ thuật của chuyển đổi từ xe chạy xăng dầu sang dùng Autogas không phức tạp, với chi phí thấp (từ 5-10 triệu với xe ôtô). Đối với nguồn nhiên liệu, từ năm 1999, Việt Nam đã có thể cung cấp autogas từ nguồn nội địa của Nhà máy chế biến khí Dinh Cố. Sắp tới, Việt Nam sẽ có Nhà máy lọc dầu số 1, số 2 và các chương trình khí Tây Nam, nên nguồn Autogas của Việt Nam khá dồi dào.
Những thử nghiệm ban đầu cho thấy, nếu xe chạy 100km ''ăn'' khoảng 10 lít xăng thì với gas sẽ tốn khoảng 12 lít, tuy nhiên giá gas chỉ 3.900 đồng/lít trong khi xăng là 6.000 đồng (chưa kể giá xăng sẽ còn phải tăng trong thời gian tới). Với xe taxi, tiết kiệm tối thiểu là 864.300 đồng/xe/tháng - một chi phí không nhỏ với DN.
Tuy nhiên, khó khăn chính là việc tạo dựng cơ sở hạ tầng - hệ thống phân phối gas thuận tiện cho các phương tiện giao thông. Theo ông Trần Văn Thanh, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Gas Petrolimex, ''chúng tôi cần một thời gian lâu dài để xây dựng hệ thống mạng lưới phân phối gas trên toàn quốc, như xăng dầu là 15 năm thì đối với gas cũng phải 5-10 năm''.
Về trước mắt, ông Thanh cho biết: ''Bộ chuyển đổi của chúng tôi chạy được với cả 2 nguyên liệu. Nếu đi xa ngoài Hà Nội, ôtô có thể tạm thời chuyển sang dùng nhiên liệu xăng. Việc sử dụng cả 2 hệ thống này rất đơn giản''. Trong thời gian tới, Công ty Cổ phần Gas Petrolimex sẽ tập trung vào việc mở rộng mạng lưới phục vụ Autogas trong phạm vi toàn quốc, mà trước tiên là các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM. Ngoài ra, Công ty sẽ khẩn trương hoàn thành các dự án Taxi gas Petrolimex với 100 xe, trong đó 80 xe của Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự và 20 xe của Taxi Mai Linh, Taxi Hàng không.
''Chúng tôi cần sự hỗ trợ của Nhà nước''
''Cây gas'' cũng hiện giá tiền và số lít như xăng. Ảnh: PT.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Giám đốc Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự kiến nghị: ''Trước đây, giá nhiên liệu về gas rất hợp lý khoảng 5.500-6.000 đồng/kg, nhưng bây giờ, Nhà nước chỉ hỗ trợ chi phí cho xăng nên giá gas đã bị đội lên bất hợp lý, lên tới 10.000 đồng/kg trong khi giá xăng vẫn chỉ 6.000 đồng/lít. Giá 3.900 đồng/lít gas hiện nay đã là giá ưu đãi của Công ty Cổ phần Petrolimex gas (1kg gas = 1,81 lít gas)''.
Ôtô chạy gas tại Việt Nam đang đi những bước chập chững ban đầu. Cái lợi cả về môi trường và nguồn nhiên liệu đều đã được thừa nhận. Tuy nhiên, loại hình mới mẻ này cần một sự ''đỡ đầu'' của Nhà nước như một chính sách khuyến khích lâu dài, ổn định; hỗ trợ cho hệ thống xe bus và taxi chuyển sang sử dụng Autogas; cho phép khấu hao nhanh lượng đầu tư cho thiết bị Autogas; ưu đãi thuế nhập khẩu, VAT với thiết bị dùng Autogas, hay có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước sản xuất thiết bị ôtô sử dụng Autogas; ban hành cơ sở pháp lý về quản lý xe hoán cải sử dụng gas, các tiêu chuẩn cho thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, cấp phép, kiểm định thiết bị Autogas. Quan trọng hơn cả là tuyên truyền, vận động, khuyến khích để người tiêu dùng thấy được lợi ích và tích cực ủng hộ việc ứng dụng Autogas.
Chính phủ nhiều nước trên thế giới như Anh, Italy, Ba Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc...đang có những chính sách ưu đãi với xe chạy bằng nhiên liệu gas. Trung Quốc thành lập một Ủy ban Phụ trách về Autogas trực thuộc Chính phủ. Riêng tại Thượng Hải, Nhà nước không chỉ hỗ trợ về giá gas mà còn hỗ trợ mỗi ôtô chuyển đổi 1.000 tệ, và qui định bắt buộc 100% taxi phải chạy bằng gas. Một số nước còn có quy định, chủ phương tiện đi vào trong nội thành bắt buộc phải chạy bằng gas.
Đặc điểm nổi trội nhất của autogas (khí dầu mỏ hóa lỏng) là không gây ô nhiễm đối với đất và nguồn nước, do khả năng hóa hơi nhanh (khác với xăng dầu gây ô nhiễm đất và nguồn nước). So với động cơ xăng, khí phát thải của autogas có hàm lượng CO thấp hơn 50%, CO2 thấp hơn 12%, NOx thấp hơn 35%, các loại hydrocarbon không cháy thấp hơn 40% và nguy cơ ảnh hưởng tầng ozon giảm 50%. Mặt khác, đối với phương tiện giao thông, loại nhiên liệu này khi đốt cháy có độ sạch cao, ít làm biến chất dầu bôi trơn, kéo dài tuổi thọ động cơ xe. Đây là điều đặc biệt có ý nghĩa với Việt Nam, một nước đang phát triển và ''lo lắng'' trước tình trạng ô nhiễm môi trường do sự quá tải các phương tiện giao thông tại các đô thị lớn. Đặc tính ''sạch'' của nhiên liệu autogas đã được các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ GTVT, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Đường bộ, các sở Giao thông Công chánh, Hiệp hội kỹ sư Ôtô Việt nam... ủng hộ.
Năm 1997, tại TP.HCM, lần đầu tiên SaiGon Petro liên kết với một số đơn vị cho chạy 20 đầu xe taxi tải trong nội thành và xây dựng trạm nạp LPG cho ôtô. Công ty Universal Petroleum đã triển khai trong năm 2002 đội xe 7-12 chỗ chạy liên tỉnh từ TP.HCM và đặt 2 trạm cấp autogas tại TP.HCM và Cần Thơ. Tiếp đó, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã nghiên cứu và thử nghiệm nhiên liệu LPG cho xe máy và xe minibus hoán cải, sử dụng bình gas dân dụng 12kg. Công ty dầu khí sông Hồng và Công ty Vận tải và Dịch vụ công cộng Hà Nội đã hợp tác, nghiên cứu xây dựng lộ trình chuyển đổi, phát triển đội xe bus sử dụng gas tại Hà Nội. Và từ năm 2002, Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự đã thử nghiệm thành công, đưa vào sử dụng 30 chiếc taxi chạy gas.
Bài này ra lâu roài em post lai cho các bác cùng xem và bình loạn ạ
không biết tình hình bây giờ thế nào ạ bài này đăng từ 16/06/2004 theo Vietnamnet
KHông biết khi chậy ga có ảnh hưởng nhiều đến máy không ạ. mà ở HN thì chỗi nào chuyên làm? các bác gúp em phát nhé
Taxi Ngô Gia Tự - những vị khách hàng đầu tiên của trạm tiếp gas Hà Nội. Ảnh: PT.
Thị trường Autogas VN sẽ phát triển nhanh chóng
Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, trong thời gian tới, Autogas tại Việt Nam sẽ phát triển nhanh chóng. Với dân số 80 triệu người, thu nhập bình quân đầu người là 400 USD/người, số lượng xe hơi tại Việt Nam là 0,35 triệu chiếc, đặc biệt sẽ gia tăng do đà tăng trưởng kinh tế trong những năm tới.
Ông Trần Văn Thanh: ''Cần 5-10 năm nữa để xây dựng hệ thống phân phối autogas hoàn chỉnh''. Ảnh: PT
Vấn đề kỹ thuật của chuyển đổi từ xe chạy xăng dầu sang dùng Autogas không phức tạp, với chi phí thấp (từ 5-10 triệu với xe ôtô). Đối với nguồn nhiên liệu, từ năm 1999, Việt Nam đã có thể cung cấp autogas từ nguồn nội địa của Nhà máy chế biến khí Dinh Cố. Sắp tới, Việt Nam sẽ có Nhà máy lọc dầu số 1, số 2 và các chương trình khí Tây Nam, nên nguồn Autogas của Việt Nam khá dồi dào.
Những thử nghiệm ban đầu cho thấy, nếu xe chạy 100km ''ăn'' khoảng 10 lít xăng thì với gas sẽ tốn khoảng 12 lít, tuy nhiên giá gas chỉ 3.900 đồng/lít trong khi xăng là 6.000 đồng (chưa kể giá xăng sẽ còn phải tăng trong thời gian tới). Với xe taxi, tiết kiệm tối thiểu là 864.300 đồng/xe/tháng - một chi phí không nhỏ với DN.
Tuy nhiên, khó khăn chính là việc tạo dựng cơ sở hạ tầng - hệ thống phân phối gas thuận tiện cho các phương tiện giao thông. Theo ông Trần Văn Thanh, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Gas Petrolimex, ''chúng tôi cần một thời gian lâu dài để xây dựng hệ thống mạng lưới phân phối gas trên toàn quốc, như xăng dầu là 15 năm thì đối với gas cũng phải 5-10 năm''.
Về trước mắt, ông Thanh cho biết: ''Bộ chuyển đổi của chúng tôi chạy được với cả 2 nguyên liệu. Nếu đi xa ngoài Hà Nội, ôtô có thể tạm thời chuyển sang dùng nhiên liệu xăng. Việc sử dụng cả 2 hệ thống này rất đơn giản''. Trong thời gian tới, Công ty Cổ phần Gas Petrolimex sẽ tập trung vào việc mở rộng mạng lưới phục vụ Autogas trong phạm vi toàn quốc, mà trước tiên là các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM. Ngoài ra, Công ty sẽ khẩn trương hoàn thành các dự án Taxi gas Petrolimex với 100 xe, trong đó 80 xe của Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự và 20 xe của Taxi Mai Linh, Taxi Hàng không.
''Chúng tôi cần sự hỗ trợ của Nhà nước''
''Cây gas'' cũng hiện giá tiền và số lít như xăng. Ảnh: PT.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Giám đốc Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự kiến nghị: ''Trước đây, giá nhiên liệu về gas rất hợp lý khoảng 5.500-6.000 đồng/kg, nhưng bây giờ, Nhà nước chỉ hỗ trợ chi phí cho xăng nên giá gas đã bị đội lên bất hợp lý, lên tới 10.000 đồng/kg trong khi giá xăng vẫn chỉ 6.000 đồng/lít. Giá 3.900 đồng/lít gas hiện nay đã là giá ưu đãi của Công ty Cổ phần Petrolimex gas (1kg gas = 1,81 lít gas)''.
Ôtô chạy gas tại Việt Nam đang đi những bước chập chững ban đầu. Cái lợi cả về môi trường và nguồn nhiên liệu đều đã được thừa nhận. Tuy nhiên, loại hình mới mẻ này cần một sự ''đỡ đầu'' của Nhà nước như một chính sách khuyến khích lâu dài, ổn định; hỗ trợ cho hệ thống xe bus và taxi chuyển sang sử dụng Autogas; cho phép khấu hao nhanh lượng đầu tư cho thiết bị Autogas; ưu đãi thuế nhập khẩu, VAT với thiết bị dùng Autogas, hay có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước sản xuất thiết bị ôtô sử dụng Autogas; ban hành cơ sở pháp lý về quản lý xe hoán cải sử dụng gas, các tiêu chuẩn cho thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, cấp phép, kiểm định thiết bị Autogas. Quan trọng hơn cả là tuyên truyền, vận động, khuyến khích để người tiêu dùng thấy được lợi ích và tích cực ủng hộ việc ứng dụng Autogas.
Chính phủ nhiều nước trên thế giới như Anh, Italy, Ba Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc...đang có những chính sách ưu đãi với xe chạy bằng nhiên liệu gas. Trung Quốc thành lập một Ủy ban Phụ trách về Autogas trực thuộc Chính phủ. Riêng tại Thượng Hải, Nhà nước không chỉ hỗ trợ về giá gas mà còn hỗ trợ mỗi ôtô chuyển đổi 1.000 tệ, và qui định bắt buộc 100% taxi phải chạy bằng gas. Một số nước còn có quy định, chủ phương tiện đi vào trong nội thành bắt buộc phải chạy bằng gas.
Đặc điểm nổi trội nhất của autogas (khí dầu mỏ hóa lỏng) là không gây ô nhiễm đối với đất và nguồn nước, do khả năng hóa hơi nhanh (khác với xăng dầu gây ô nhiễm đất và nguồn nước). So với động cơ xăng, khí phát thải của autogas có hàm lượng CO thấp hơn 50%, CO2 thấp hơn 12%, NOx thấp hơn 35%, các loại hydrocarbon không cháy thấp hơn 40% và nguy cơ ảnh hưởng tầng ozon giảm 50%. Mặt khác, đối với phương tiện giao thông, loại nhiên liệu này khi đốt cháy có độ sạch cao, ít làm biến chất dầu bôi trơn, kéo dài tuổi thọ động cơ xe. Đây là điều đặc biệt có ý nghĩa với Việt Nam, một nước đang phát triển và ''lo lắng'' trước tình trạng ô nhiễm môi trường do sự quá tải các phương tiện giao thông tại các đô thị lớn. Đặc tính ''sạch'' của nhiên liệu autogas đã được các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ GTVT, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Đường bộ, các sở Giao thông Công chánh, Hiệp hội kỹ sư Ôtô Việt nam... ủng hộ.
Năm 1997, tại TP.HCM, lần đầu tiên SaiGon Petro liên kết với một số đơn vị cho chạy 20 đầu xe taxi tải trong nội thành và xây dựng trạm nạp LPG cho ôtô. Công ty Universal Petroleum đã triển khai trong năm 2002 đội xe 7-12 chỗ chạy liên tỉnh từ TP.HCM và đặt 2 trạm cấp autogas tại TP.HCM và Cần Thơ. Tiếp đó, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã nghiên cứu và thử nghiệm nhiên liệu LPG cho xe máy và xe minibus hoán cải, sử dụng bình gas dân dụng 12kg. Công ty dầu khí sông Hồng và Công ty Vận tải và Dịch vụ công cộng Hà Nội đã hợp tác, nghiên cứu xây dựng lộ trình chuyển đổi, phát triển đội xe bus sử dụng gas tại Hà Nội. Và từ năm 2002, Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự đã thử nghiệm thành công, đưa vào sử dụng 30 chiếc taxi chạy gas.
Bài này ra lâu roài em post lai cho các bác cùng xem và bình loạn ạ
không biết tình hình bây giờ thế nào ạ bài này đăng từ 16/06/2004 theo Vietnamnet
KHông biết khi chậy ga có ảnh hưởng nhiều đến máy không ạ. mà ở HN thì chỗi nào chuyên làm? các bác gúp em phát nhé