- Biển số
- OF-24207
- Ngày cấp bằng
- 15/11/08
- Số km
- 2,736
- Động cơ
- 517,787 Mã lực
em đi Ấn độ nhõn 7-8 lần gì đó, có năm hội thảo, 2 lần về đất phật. trên of có cụ Anhday29 làm bên sứ quán Việt Nam tại zmumbai đó cụ giờ hế nhiệm kỳ về nước rùi
Em thấy bác chủ thớt chụp ảnh Ấn Độ nhìn cũng đẹp đấy, dưng mà xem phim Ấn toàn thấy ôi thần linh ơi, em thấy dân Ấn Độ mê tín quá. Và em cũng chưa bao giờ có ý định đi Ấn độ các cụ ợ.
Các cụ nhầm một đất nước tuyệt vời đó, một nền văn hóa đáng để biết, em không văn tả như cụ chủ thớt được, nhưng em có cả kho tư liệu ảnh và kỷ niệm minh họa cùng cụ chủ thớt( sorry cụ nhé ké chút thôi...)Cụ chủ sang đấy có mang thuốc đau bụng ko ? Em thấy tụi Ấn cứ bửn bửn ấy!
Hay quá, văn hoá Ấn Độ đã tuyệt, văn phong của cụ cũng hấp dẫn và thấm đẫm lòng ngườiMùi hương đậm đà của cà ri, sự nhếch nhác về rác và phân bò trong các hẽm nhỏ hay những trận cải vã kịch liệt với cánh tài xế xe tuktuk, … của 7 năm về trước luôn làm tôi chưa có cảm hứng để quay lại Ấn Độ. Tôi vẫn biết, nền văn hóa “Sông Hằng” là nền văn minh lớn, đa dạng, trải dài từ Nam lên Bắc hay từ Đông qua Tây. Ngay cả, ngày tết cổ truyền của họ không trùng ngày và giống nhau ở từng bang bởi mỗi một bang đều có sắc màu tâm linh rất khác nhau.
Những gì thuộc về văn hóa “sông Hằng” đã lẫn trốn một cách vô hình vào đâu đó trong những ngăn ký ức, để rồi tôi chẳng buồn khơi chúng thức giấc trong những cuộc tán gẫu với bạn bè. Trong tôi, nền văn minh “Sông Hằng” chỉ còn lại những hình ảnh đẹp, sống động, kích thích đến chết người trong bộ sách Kamasutra mà tôi đã đọc trộm tại sân bay Changi – Singapore trong một lần quá cảnh tại đây. Gọi là đọc trộm, nhưng thực chất tôi nhìn ảnh trộm là chính khi bản năng cơ bản của phần “con” bị khiêu khích một cách ghê gớm.
Những kẻ lữ hành khác rỉ vào tai tôi, nếu Tiểu Vương Quốc Ả Rập (UAE) đóng vai trò là người cha khi giải quyết công ăn việc làm cho một số người Afghan thì Ấn Độ lại là người mẹ cung cấp và bú móm thức ăn hàng ngày cho những đứa con ở vùng đất bị từ chối. Đại sứ quán Afghanistan luôn nhẹ nhàng trong việc cấp visa cho người Ấn Độ. Tôi khăn gói, quả mướp quay lại Ấn Độ với hành trình 1 tháng tại đây để thực hiện ước mơ con đường tơ lụa trên vùng đất Nam Á.
Trong thời gian chờ đợi nhận visa Afghanistan, tôi lại mãi miết thực hiện hành trình đi theo dấu chân của Ngài Dalai Lama xa tít trên vùng Kashmir. Tôi nhắn với anh trưởng phòng visa sẽ nhận visa trễ do phải đi một vài địa điểm khác và cũng chẳng biết làm gì ở New Delhi bởi đây là lần thứ 2 quay lại. Anh cười và trả lời tôi “Cho thêm thời gian suy nghĩ có quyết định đi Afghanistan hay không, nên nhớ nơi đó là vùng trũng chiến tranh!”.
Nhờ ông chủ và anh nhân viên hàng không tốt bụng, tôi đã quay lại New Delhi từ Srinagar bằng bản hộ chiếu photo. Những cơn gió lành lạnh vào đầu buổi sáng của những ngày trước đã biến mất, chỉ có những giọt nắng lung linh đang nhảy múa trên con phố Main Bazaar. Chúng cầm tay nhau nhau để hòa tấu lên những giai điệu trong bản giao hưởng mùa hè nóng bỏng với nốt cao đỉnh điểm là 50 độ C vào buổi trưa.
Tôi nhớ lại, đêm đầu tiên đến Muscat – Oman, anh tài xế taxi Nuwan nói với tôi rằng, nhiệt độ ở Oman có thể lên đến 54 – 55 độ C vào mùa hè, tôi vẫn còn bán tín bán nghi về nhiệt độ ấy. Nhưng hôm nay, ở Ấn Độ tôi tin rằng, anh Nuwan nói đúng bởi bên kia vịnh Ả Rập chỉ toàn những đụn cát chạy dài về phía chân trời.
Với người Oman, Kawah là nước uống đặc trưng giải nhiệt vào mùa hè hay đi vào sa mạc, thì người Ấn lại chọn giải pháp khác : ăn một chiếc bánh tiêu chiên và uống một ly nước cam vào buổi sáng, cơm trắng ăn cùng Yaourt không đường vào buổi trưa và buổi tối mới là bữa ăn chính trong ngày.
Những viên nước đá nhỏ là thứ xa xỉ phẩm khi mùa hè đi qua, chúng vội tan nhanh để lại những vị thanh tao thơm tho mùi cây trái trong những ly nước giải khát. Vùng đất “Thiên Trúc” của Ngài Huyền Trang với nhiều hoa thơm, trái lạ được miêu tả trong quyển nhật ký của Ngài khi hè đến. Những quả lựu óng ánh màu đỏ tươi luôn quyến rũ những kẻ lữ hành đang khát cháy cổ họng mỗi khi bình minh đến và nó là ly nước ép giải nhiệt một cách hiệu quả đắt giá nhất trong các loại.
Trong những ngày tôi ở Ấn Độ, Nepal bị những trận động đất nối tiếp xé nát quảng trường Durbar ở Kathmandu đến thương tâm. Ở mọi nơi, tận trong các hang cùng ngõ hẹp New Delhi, người ta chỉ nói và bàn tán những câu chuyện về sự tàn phá quá khắt nghiệt của thiên nhiên. Những quán ăn, cửa hàng, … đều mở tivi thường trực để xem những bản tin về cái chết đầy nước mắt không được báo trước.
Những làn điệu dân ca Dohori cùng với vũ điệu Rudra Tandava từ Thần Shiva của người Nepali đang tắt lịm dần trên những dãy núi Hymalaya.
Ai cũng đau xót, tại sao ông Trời quá bất công với Nepal bởi đây là quốc gia còn nghèo, người dân lương thiện và hiền lành đến thế. Làm sao những người Nepali có thể đứng dậy sau những kiệt quệ và mất mát đau thương như thế này!.
Dù từng được các chuyên gia cảnh báo nhưng không ai mảy may nghĩ rằng nó đến sớm như thế này. Vốn dĩ, xưa kia trong thời hồng quang, Ấn Độ là quần đảo tách rời và nằm chơi vơi ngoài Ấn Độ Dương. Những hoạt động âm thầm trong lòng đại dương khiến tiểu lục địa càng xích lại và khăn khít với đại lục.
Một phần của tiểu lục địa bị tách rời và đẩy trôi xa đến tận châu Phi tạo thành những hòn đảo đa dạng sinh học bậc nhất của thế giới. Khi nhắc đến Ấn Độ, người ta thường thêm tiếp đầu ngữ “tiểu lục địa” phía trước như một cách nhấn mạnh về vị trí địa lý của nó trước khi gắn vào đất liền.
Nepal là điểm tiếp giáp của tiểu lục địa Ấn Độ vào đại lục. Mối lương duyên ấy tạo thành những cơn sóng cuồng thịnh nộ cùng với việc đẫy những dãy núi từ trong lòng biển dâng cao để tạo thành dãy núi Hymalaya huyền thoại ngày nay. Sự vận động trong lòng đất và đại dương diễn ra không ngừng nghỉ và những cơn giận dữ của chúng đã xé toạc Kathmandu một cách không thương tiếc như thế.
Giống như bao kẻ lữ hành khác, tôi thường lui tới quán cà phê Kathmandu nằm đoạn giữa trên con phố Main Bazaar trong những ngày này. Một banner đã được giăng trước mặt tiền quán: “Lợi nhuận chúng tôi có được sẽ được chuyển về đóng góp xây dựng lại quê hương Nepal”. Tôi luôn thấy ấm lòng mỗi khi đến đây và đọc những dòng chữ ấy, dù rằng số tiền tôi có thể đóng góp cho quán cà phê nhỏ bé này chẳng đáng bao nhiêu.
Quán cà phê Kathmandu vô tình trở thành “lữ quán hội ngộ” cho những người yêu thích chủ nghĩa xê dịch. Nơi đây, những kẻ lữ hành dù có tinh quái, ma mị đến mấy đều phải im lặng vài giây để tưởng niệm cho những gì đang xảy ra ở Nepal. Mọi người có thể chia sẻ mọi thứ về Nepal qua những ly trà sữa màu vàng nâu, những chiếc bánh nóng hòa quyện trong từng giọt cà phê thơm, những quyển sách hay, … trong bầu không khí vô cùng trang nghiêm pha lẫn trong nỗi xót xa …
Con đường Main Bazaar và cả Ấn Độ đã thay đổi quá nhiều, thấm thoát đã 20 năm rồi đấy con ạ!”. Một bà mẹ bắt ghế ngồi đối diện và mở đầu câu chuyện với tôi như thế. Trên tay bà vẫn nắm chặt chiếc gậy màu gỗ mun đen và đôi mắt ngó xa xăm về cuối con đường, nơi có những giọt nắng buổi sáng vàng ươm đang vuốt ve nóc thánh đường Hồi Giáo đã xỉn màu với lớp bụi thời gian.
Như phép lịch sự khi giao tiếp với một người xa lạ nào đó, tôi chẳng hỏi tên và tuổi của bà nhưng theo đoán chừng, bà khoảng 70 tuổi đến từ thành phố “Thiên Thần” – Los Angles nước Mỹ.
Tôi mời bà ly trà sữa được pha chế theo cách truyền thống của người Ấn, nhưng bà từ chối và nói rằng bà vừa uống xong. Bà chỉ muốn ngồi đây đôi lát để ngắm lại con đường. Đĩa Pad Thai được tôi cuộn vào miệng nhanh hơn khi có người trò chuyện trong lúc ăn.
Nhấm nháp từng giọt cà phê sáng, tôi cùng bà sống trong kỷ niệm xen lẫn với hiện tại cho lần đầu đặt chân đến đây. Với tôi chỉ 7 năm, nhưng với bà đã là 20 năm. Tôi bông đùa với bà “Ngày đó chắc hẳn là bà vẫn còn trẻ và đẹp lắm nhỉ!”. Nụ cười len lén mắc cở trong ánh nắng sớm mai làm khuôn mặt của bà trở nên duyên dáng đáng yêu làm sao.
Bà nói đúng, con đường Main Bazaar đã thay đổi khá nhiều sau ngần ấy thời gian. Những đống rác to đùng hay những bãi phân bò đã được những người lao công dọn dẹp vào mỗi buổi tối. Những cửa hàng tiện ích mọc lên nhiều hơn xen lẫn với những cửa hàng lưu niệm trên con phố ấy. Những ngõ hẹp vòng veo từ con đường ấy dẫn vào những nhà trọ bình dân cho khách du lịch hay người bản địa trọ qua đêm để bắt những chuyến tàu đã sạch sẻ hẳn ra …
Nơi gần cuối con đường, ngã 3 vòng xoay đầy rác ấy đã hoàn toàn khắc hẳn. Nhiều quán cà phê cao tầng mọc lên để rồi những buổi chiều khi thời tiết dịu hơn, tôi hay chui lên đấy uống cà phê và ngắm nhìn dòng người đầy màu sắc trong bộ trang phục truyền thống Sarie với mái tóc dài tết bím đang tấp nập lướt qua phố.
Nam Á luôn có tiếng nói riêng trong “sắc màu”, bởi đó là vùng đất mà nền công nghiệp dệt và nhuộm rất phát triển để xuất khẩu mặt các hàng vải, lụa, áo quần may sẳn đi khắp thế giới.
Tôi chẳng dại gì, mang quá nhiều áo quần trong hành lý của mình khi đến Ấn Độ. Tôi có thể chọn mua một vài chiếc áo thun hay những chiếc quần jean được bày bán khắp nơi với giá rẻ để thay đổi hàng ngày.
Người ta nói rằng, Ấn Độ là quốc gia có hiện tượng mù sương quanh năm bởi chúng được tạo thành từ sự luân chuyển giữa không khí trên cao và những hạt cát nằm trên mặt đất. Bạn cũng sẽ không bao giờ thấy mây bay giữa bầu trời trong xanh dù đang là mùa hè nóng bức. Những cụm mây trắng chỉ xuất hiện nhiều khi Ấn Độ chuẩn bị vào mùa mưa và khoảng thời gian đó tương đối ngắn ngủi trong năm.
Trên con phố nhỏ, khi hoàng hôn đến đậm hơn, những làn khói mù bay trong không khí lại lẫn trốn vào những ánh đèn đêm. Ẩn thoát trong bóng đêm lãng vãng khói sương là tiếng lách cách vòng quay xe đạp của một ông lão nào đó với chiếc khăn quấn quanh phần dưới cơ thể đang cố đưa khách hàng của mình đến nhà ga tàu lửa trung tâm. Đôi vai ông run run và thỉnh thoảng lạc bánh khi chiếc xe chẳng theo ý của mình bởi nó đã quá cũ kỹ.
Mọi thứ dường như thay đổi, nhưng nhà ga xe lửa trung tâm nằm ngay đầu đường Main Bazaar vẫn không thay đổi. Nó vẫn tiếp đón dòng người đen kịch với những bước chân rầm rập đến đây dù sáng hay đêm. Nó vẫn là trung tâm phân phối sự ồn ào náo nhiệt của kẻ đến, người đi xen lẫn trong tiếng huýt còi liên tục của các anh cảnh sát.
Trong sự huyên náo ấy, tôi vẫn tìm thấy một chút gì rất đặc trưng của người Nam Á nói chung và Ấn Độ nói riêng : người Nam Á luôn bận bịu vì hành lý cồng kềnh của mình khi di chuyển!. Những kiện hàng to tướng được gói bằng những tấm vải cột chặt bởi dây thừng và được cỏng vác trên đôi vai của thân chủ. Những chiếc bánh làm quà tặng luôn đặt trong những chiếc hộp tươm tất và tất cả những chiếc hộp được đặt trong túi xách được dệt bằng lưới màu xanh rất riêng.
Với người Đông Nam Á, người ta vốn dĩ sợ và tránh xa sự béo phì của cơ thể. Với người Nam Á, quan điểm “mập” là sự thịnh vượng mà không phải ai cũng có thể có được. Người phụ nữ giàu có về tinh thần lẫn vật chất, hay mắn đẻ có con đàn cháu đống phải là người có thân hình phốp pháp. Hình dáng Nữ thần hạnh phúc Mahakali luôn soi rọi và ở trong tim những người phụ nữ Ấn Độ!.
Những chiếc bánh truyền thống quá ngọt cũng là nguyên nhân khiến việc tăng cân trở nên nhanh chóng nhưng bạn sẽ làm hài lòng chủ nhà khi được mời đến chơi với quà là những hộp bánh trên tay.
“Tao nhớ Ấn Độ quá con trai ạ!”. Bà nói với tôi sau khoảng 5 phút im lặng. Tôi hỏi bà “Thế bà đã tìm thấy những gì ở Ấn Độ mà khiến bà mang nỗi nhớ ấy suốt 20 năm qua” …
Những câu chuyện nhỏ của tôi cũng bắt đầu từ đây ….. các cụ thích nghe tiếp thì còm men để em lấy động lực kể tiếp nhé