Chuyên đề tìm hiểu máy bay tiêm kích Su-30

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU MÁY BAY TIÊM KÍCH SU-30

Tác giả: Huyphongssi
Đă­ng trên ­­­www.quansuvn.net
Link: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,16876.0.html


Trong 2 thập niên gần đây, hàng loạt quốc gia Châu Á và Mĩ La tinh đã chọn mua và trang bị các biến thể máy bay tiêm kích đa năng Su-30 do Tổ hợp công nghiệp hàng không Sukhoi của Liên bang Nga chế tạo như một phần của quá trình hiện đại hóa lực lượng không quân của mình. Có thể nói loại máy bay tiêm kích này đã trở thành lực lượng không quân nòng cốt tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ngăn ngừa xung đột và thúc đẩy hợp tác ngoại giao quân sự của nhiều quốc gia và giữa nhóm quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Là loại khí tài chiến đấu đường không hiện đại hiện đang và sẽ được trang bị cho Không quân nhân dân Việt Nam, máy bay tiêm kích Su-30 và các vấn đề liên quan đã được đề cập đến trong nhiều tài liệu và bài viết tiếng Việt cũng như tiếng nước ngoài trên sách báo in và mạng internet. Tuy nhiên, hệ thống tri thức liên quan tới máy bay tiêm kích Su-30 đến nay vẫn tỏ ra thiếu tập trung và khó tiếp cận đối với hầu hết các bạn đọc quan tâm tới khía cạnh trang bị vũ khí nói chung, máy bay tiêm kích Su-30 nói riêng. Chính vì vậy, "Chuyên đề tìm hiểu máy bay tiêm kích Su-30" được nhóm tác giả Diễn đàn "Quân sử Việt Nam" lập ra nhằm góp phần hệ thống hóa và tạo kênh tiếp cận cho bạn đọc đối với khối tri thức về loại máy bay tiêm kích này.


Để phục vụ mục đích hệ thống hóa và tạo kênh tiếp cận tri thức liên quan tới máy bay tiêm kích Su-30, Chuyên đề sẽ bao gồm các phần chính sau: Tổng quan về máy bay tiêm kích Su-30; Lịch sử phát triển máy bay tiêm kích Su-30; Phân tích kĩ thuật máy bay tiêm kích Su-30; Trang bị và triển khai máy bay tiêm kích Su-30; và Kết luận một số vấn đề về máy bay tiêm kích Su-30.

Huyphongssi
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU MÁY BAY TIÊM KÍCH SU-30
PHẦN TỔNG QUAN


Phần tổng quan giới thiệu khái niệm, phân loại, nhiệm vụ, nguyên lí thiết kế, học thuyết chỉ đạo và chiến thuật ứng dụng liên quan tới máy bay tiêm kích Su-30.

Khái niệm máy bay tiêm kích Su-30
Là phiên bản máy bay tiên phong của nhóm "Ông ba mươi" ("Тридцать" серий) gồm hàng loạt thiết kế máy bay tiêm kích nhiều mục đích phát triển trên cơ sở loại máy bay tiêm kích Su-27 trong giai đoạn cuối Liên xô đầu Liên bang Nga, máy bay tiêm kích Su-30 được xem như một bước chuyển có ý nghĩa quyết định giữa máy bay tiêm kích thế hệ 4 và máy bay tiêm kích thế hệ 4+ của ngành công nghiệp hàng không quân sự Nga, đồng thời ghi dấu điểm gặp nhau giữa các ý tưởng thiết kế loại máy bay chiến đấu nhiều tính năng cho các quân binh chủng có trang bị máy bay tiêm kích trong bối cảnh kiệt quệ ngân sách quốc phòng giai đoạn cuối Liên Xô.

Trước khi đi sâu vào phân loại, nhiệm vụ, nguyên lí thiết kế, học thuyết chỉ đạo và chiến thuật ứng dụng liên quan tới máy bay tiêm kích Su-30, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm máy bay tiêm kích Su-30:

"Máy bay tiêm kích Su-30 là một hệ thống vũ khí tiến công xung kích đường không nhiều mục đích, được phát triển trên cơ sở các biến thể của máy bay tiêm kích Su-27, gồm các tổ hợp vũ khí có điều khiển chính xác và khí tài chiến đấu nhiều tính năng dùng để thực hiện nhiều loại hình nhiệm vụ chiến đấu khác nhau của lực lượng không quân chiến thuật"

Chiếc máy bay tiêm kích số hiệu 52 thuộc lô thương phẩm đầu tiên của loại máy bay chiến đấu này được chế tạo tại Nhà máy chế tạo máy bay số 39 thuộc Liên hiệp chế tạo máy bay Irkut sau khi được cấp mã trang bị Su-30 vào năm 1992 (ảnh www.airwar.ru)
 

phuonglinhlinh

Xe buýt
Biển số
OF-16632
Ngày cấp bằng
24/5/08
Số km
657
Động cơ
-344,554 Mã lực
Nhà mình đã có thêm chú Su 30MV mới nào nữa chưa cụ Trùm ,ngaòi 4 em về năm ngoái!!!!!
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Em Su hào này hay, cụ trùm ngâm kíu kĩ chú sx cho cà ri nhá .. thấy bảo đông tây y kết hợp, thiết bị điện tử của phương tây nhiều lắm ..
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Nhà em làm sao đủ trình để làm cả một chuyên đề mang tính chuyên sâu như thế này. Tác giả là Huyphongssi - cựu chiến sĩ của đơn vị Hoa Lư, QC PK-KQ, thành viên của ­­www.­quansuvn.net
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
nhưng mà có lẽ cụ nên làm 1 bài tổng hợp về các cách phân biệt các dòng máy bay nhỉ
cái này em nghxi cụ làm tốt
tỷ như su 27 và su 30 sao để phân biệt
Ka 50 ka 52 , Ah64 apache ah64 longbow
kiểu kiểu dư thế ấy ạ
 

overhaulin

Xe buýt
Biển số
OF-4495
Ngày cấp bằng
1/5/07
Số km
597
Động cơ
554,270 Mã lực
Nơi ở
Đà Nẵng
Các cụ có thể xem thêm tại link này ạ,tổng hợp đầy đủ các loại của Nga nhé,còn của các nước khác thì ra mục ngoài của web này :)
Web này của quân đội Mỹ,tổng hợp các thông số và so sánh cơ bản.Cụ nào đam mê có thể nghiên cứu được kha khá trong này ạ ;;)
http://fas.org/programs/ssp/man/rowwpns/russia/air.html
 
Chỉnh sửa cuối:

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU MÁY BAY TIÊM KÍCH SU-30
PHẦN TỔNG QUAN

Phần tổng quan giới thiệu khái niệm, phân loại, nhiệm vụ, nguyên lí thiết kế, học thuyết chỉ đạo và chiến thuật ứng dụng liên quan tới máy bay tiêm kích Su-30.

Khái niệm máy bay tiêm kích Su-30

Máy bay tiêm kích Su-30 là một hệ thống vũ khí tiến công xung kích đường không nhiều mục đích

Cho dù kế thừa tính năng không chiến mạnh mang yếu tố phòng không của dòng máy bay tiêm kích Su-27, nhưng với tầm bay chiến đấu được mở rộng nhờ khả năng tiếp dầu trên không và khả năng mang cũng như sử dụng các tổ hợp vũ khí tiến công mặt đất có điều khiển chính xác từ tầm xa, máy bay tiêm kích Su-30 được xếp vào nhóm vũ khí tiến công xung kích đường không chống các mục tiêu chiến thuật-chiến dịch và chiến dịch nằm phía sau chiến tuyến của đối phương. Chính vì vậy từ thời điểm Su-30 ra đời dưới thời Liên xô và phát triển dưới thời Liên bang Nga, loại máy bay tiêm kích này bị chế ước mạnh mẽ bởi Hiệp ước Các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (Treaty on Conventional Armed Forces in Europe - CFE) mà Liên Xô đã đàm phán tham gia từ cuối những năm 1980 và Liên bang Nga kế thừa từ năm 1992.

Su-30 là loại máy bay tiêm kích xung kích nhiều mục đích (многоцелевой ударный истребитель) phát triển trên cơ sở thiết kế máy bay tiêm kích chiến thuật nhiều mục đích Su-27.

Mẫu thử nghiệm máy bay tiêm kích xung kích nhiều mục đích phục vụ xuất khẩu Su-30MK (ảnh www.airwar.ru)

Máy bay tiêm kích xung kích là một thuật ngữ máy bay quân sự mới hình thành từ cuối thập niên 1980, dùng để chỉ dòng máy bay chiến đấu kế thừa các tính năng đối không tầm xa của máy bay tiêm kích chiến thuật thế hệ 4, nhưng được trang bị các tổ hợp vũ khí-khí tài tiên tiến dùng chống mục tiêu mặt đất tương tự chức năng của máy bay tiêm kích bom và có tầm bay nhiệm vụ 2 chiều tương tự máy bay ném bom chiến thuật. Loại máy bay tiêm kích này được hình thành nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tập kích đường không để chế áp và vô hiệu lực lượng phòng không không quân, đồng thời làm tê liệt hệ thống chỉ huy-kiểm soát-thông tin-tình báo các cấp được đối phương bố trí nằm sâu phía sau chiến tuyến ngay từ thời điểm phát động tiến công hay phản công. Ngoài ra, loại máy bay tiêm kích này còn được sử dụng vào mục đích kiểm soát và tái kiểm soát không vực chiến trường liên quan nhằm ngăn chặn lực lượng tiếp viện chiến đấu của đối phương tiếp cận hoặc tập hợp lực lượng phản công.
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU MÁY BAY TIÊM KÍCH SU-30
PHẦN TỔNG QUAN


Phần tổng quan giới thiệu khái niệm, phân loại, nhiệm vụ, nguyên lí thiết kế, học thuyết chỉ đạo và chiến thuật ứng dụng liên quan tới máy bay tiêm kích Su-30.

Khái niệm máy bay tiêm kích Su-30

Máy bay tiêm kích Su-30 được phát triển trên cơ sở các biến thể của máy bay tiêm kích Su-27

Máy bay tiêm kích Su-30 được thiết kế trên cơ sở các biến thể máy bay tiêm kích chỉ huy chiến đấu trên không Su-27PU và máy bay tiêm kích chiến thuật Su-27SK của dòng máy bay tiêm kích Su-27 thuộc đề án PFI T-10 của Phòng thiết kế Sukhoi.

Các thiết kế máy bay tiêm kích cơ sở Su-27PU (T-10PU) và Su-27SK (T-10SK) hình thành 2 nhánh máy bay tiêm kích 2 người lái và 1 người lái trong dòng máy bay tiêm kích xung kích Su-30. Trong khi phiên bản 1 người lái của máy bay tiêm kích Su-30 chỉ phục vụ mẫu nâng cấp tính năng cho các biến thể máy bay tiêm kích Su-27 đã được trang bị trong nước hay xuất khẩu như Su-27S, Su-27SK và Su-27SMK, thì các phiên bản 2 người lái của máy bay tiêm kích Su-30 lại rất thành công trên thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới và đóng vai trò mẫu thử nghiệm hệ thống quan trọng trong việc hoàn thiện tính năng cho các thế hệ sau của dòng tiêm kích nhiều mục đích cả 1 lẫn 2 người lái trong nhóm "Ông ba mươi" như Su-33, Su-33KUB, Su-35, Su-35UB, Su-35BM và Su-37.

Mẫu máy bay tiêm kích xung kích nhiều mục đích một người lái phục vụ xuất khẩu Su-30KI do Liên hiệp chế tạo máy bay Thành phố Thanh niên cộng sản bên sông Amur KnAAPO chế tạo để chào bán cho Không quân Indonesia vào năm 1998 (ảnh www.airwar.ru)
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU MÁY BAY TIÊM KÍCH SU-30
PHẦN TỔNG QUAN

Phần tổng quan giới thiệu khái niệm, phân loại, nhiệm vụ, nguyên lí thiết kế, học thuyết chỉ đạo và chiến thuật ứng dụng liên quan tới máy bay tiêm kích Su-30.

Khái niệm máy bay tiêm kích Su-30

Máy bay tiêm kích Su-30 có các tổ hợp vũ khí có điều khiển chính xác và khí tài chiến đấu nhiều tính năng

Máy bay tiêm kích Su-30 được trang bị hệ thống Khí tài vô tuyến điện tử hàng không (Боpтовое pадиоэлектpонное обоpyдование - БРЭО) nhiều tính năng do máy tính công tác trung tâm kiểm soát, bao gồm: Hệ thống điều khiển hỏa lực/kiểm soát vũ khí, Tổ hợp hoa tiêu-dẫn đường, Tổ hợp khí tài thông tin liên lạc, Tổ hợp khí tài tự vệ, Tổ hợp khí tài kiểm soát, báo nguy và ghi dữ liệu bay, Tổ hợp khí tài điều khiển và phối hợp chiến đấu trên không, v.v. Các hệ thống khí tài nhiều tính năng này được điều khiển và kiểm soát tích hợp, cho phép máy bay tiêm kích Su-30 có thể tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tập kích đường không một cách chủ động, đồng thời tự động tìm kiếm, phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên đất liền và trên mặt biển trong mọi điều kiện khí tượng, mọi thời điểm và mọi điều kiện chiến đấu có chế áp và ngụy trang tích cực của đối phương.

Mẫu máy bay tiêm kích xung kích nhiều mục đích phiên bản Su-30MKK do Liên hiệp chế tạo máy bay Thành phố Thanh niên cộng sản bên sông Amur KnAAPO chế tạo để chào bán cho Không quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc vào năm 1999 đang bay trình diễn cùng một số mẫu tổ hợp vũ khí đường không (ảnh www.airwar.ru)

Các tổ hợp vũ khí đường không có điều khiển chính xác theo phương thức bám sát tự động hoặc phóng-quên được trang bị cho máy bay tiêm kích Su-30 gồm:

- Các tổ hợp tên lửa không-không điều khiển theo các chế độ dẫn bán chủ động hoặc phóng-quên phục vụ chế áp lực lượng máy bay chặn kích và chỉ huy chặn kích đường không của đối phương như: tổ hợp tên lửa đối không có điều khiển tầm ngắn dẫn hồng ngoại thụ động R-73E; tổ hợp tên lửa đối không có điều khiển tầm trung R-27 với các phiên bản dẫn radar bán chủ động R-27R, dẫn hỗn hợp quán tính-radar bán chủ động R-27ER, dẫn radar thụ động R-27P/EP, dẫn hồng ngoại thụ động R-27T1/ET1; tổ hợp tên lửa đối không có điều khiển tầm trung xa dẫn radar chủ động RVV-AE;

- Các tổ hợp tên lửa không-diện (không đối đất-đối hạm) và bom có điều khiển công kích mục theo đường ngắm thẳng phục vụ chế áp phòng không mặt đất và ngăn chặn tiếp viện khi bay tuần phòng kiểm soát không vực hoặc bay hộ tống không kích như tổ hợp tên lửa điều khiển quang truyền hình Kh-29T; tổ hợp tên lửa dẫn lade bán chủ động Kh-29L, Kh-25LD/ML; tổ hợp đạn pháo tên lửa dẫn lade bán chủ động S-25L/LD; các tổ hợp bom hiệu chỉnh quang truyền hình KAB-500Kr/500-OD và KAB-1500Kr; tổ hợp bom hiệu chỉnh lade bán chủ động KAB-1500L; tổ hợp bom chùm dẫn hồng ngoại thụ động 2 chế độ chống thiết giáp RBK-500 SPBE-D;

- Các tổ hợp tên lửa không-diện có điều khiển công kích mục tiêu cố định mặt đất, mặt nước ngoài tầm hỏa lực phòng không đối phương để phục vụ tập kích đường không chống hệ thống chỉ huy-kiểm soát-thông tin-tình báo đối phương như: tổ hợp tên lửa điều khiển 2 chế độ hành trình quán tính-quang truyền hình 2 chiều Kh-59ME; tổ hợp tên lửa chống radar dẫn theo nguồn radar thụ động Kh-31P; tổ hợp tên lửa chống hạm dẫn hỗn hợp quán tính-radar chủ động Kh-31A;

Ngoài các tổ hợp vũ khí có điều khiển trên, máy bay tiêm kích Su-30 còn có khả năng sử dụng các tổ hợp bom và pháo phản lực không điều khiển khác nhằm phục vụ công kích mục tiêu mặt đất cố định, chế áp trận địa, hỗ trợ hỏa lực mặt đất và ngăn chặn tiếp viện.

Mẫu máy bay tiêm kích xung kích nhiều mục đích phiên bản Su-30MKK đang thực hiện phóng thử đạn pháo tên lửa dẫn lade bán chủ động S-25LD (ảnh www.airwar.ru)

Bạn có thể xem trước các bài viết tiếp theo ở đây:
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,16876.0.html
 
Chỉnh sửa cuối:

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU MÁY BAY TIÊM KÍCH SU-30
PHẦN TỔNG QUAN

Phần tổng quan giới thiệu khái niệm, phân loại, nhiệm vụ, nguyên lí thiết kế, học thuyết chỉ đạo và chiến thuật ứng dụng liên quan tới máy bay tiêm kích Su-30.

Khái niệm máy bay tiêm kích Su-30

Máy bay tiêm kích Su-30 thực hiện nhiều loại hình nhiệm vụ chiến đấu khác nhau của lực lượng không quân chiến thuật

Lực lượng không quân chiến thuật, còn được gọi dưới các tên Không quân mặt trận hay Không quân tiền tuyến (Фронтовая авиация) ở Liên xô và Liên bang Nga, là lực lượng công kích chủ yếu của không quân trên các chiến trường, có khả năng tác chiến các chiến dịch đường không độc lập, chiến dịch binh chủng hợp thành và chiến dịch phối hợp hỏa lực với nhiệm vụ tiêu diệt lực lượng chiến đấu trên không, trên bộ và trên biển của đối phương trong toàn bộ chiều sâu chiến dịch đường không. Với tính năng thiết kế phục vụ nhiều mục đích chiến đấu đường không, máy bay tiêm kích Su-30 trở thành bộ phận nòng cốt giúp lực lượng không quân chiến thuật hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Mẫu máy bay tiêm kích xung kích nhiều mục đích phiên bản Su-30MKK số hiệu 504 đang thực hiện phóng thử đạn tên lửa chống radar Kh-31P (ảnh www.knaapo.ru)

Nhiệm vụ tiến công xung kích nhằm tiêu diệt và vô hiệu lực lượng chiến đấu trên không và phòng không, hệ thống chỉ huy tham mưu, thông tin truyền thông và tình báo của đối phương ngay từ những giây phút đầu của chiến dịch tấn công, phản công có ý nghĩa quan trọng tới cục diện chiến trường. Đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu được giao cho lực lượng máy bay tiêm kích Su-30 đảm trách.

Sau khi thực hiện nhiệm vụ tập kích đường không mở màn chiến dịch, máy bay tiêm kích Su-30 được giao nhiệm vụ bay tuần phòng kiểm soát không vực chiến trường nhằm khống chế, ngăn chặn lực lượng tiếp viện của đối phương, đồng thời tham gia cảnh giới phòng không, hộ tống, trinh sát hay chế áp lực lượng phòng không-không quân đối phương để hỗ trợ các lực lượng chiến đấu trên không, trên bộ và trên biển khác thực hiện nhiệm vụ.

Bạn có thể xem trước các bài viết tiếp theo ở đây:
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,16876.0.html
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU MÁY BAY TIÊM KÍCH SU-30
PHẦN TỔNG QUAN


Phần tổng quan giới thiệu khái niệm, phân loại, nhiệm vụ, nguyên lí thiết kế, học thuyết chỉ đạo và chiến thuật ứng dụng liên quan tới máy bay tiêm kích Su-30.

Phân loại máy bay tiêm kích Su-30
Máy bay tiêm kích Su-30 theo tính năng nhiệm vụ thuộc phân loại máy bay tiêm kích xung kích biên chế trong lực lượng không quân nói chung, lực lượng không quân chiến thuật nói riêng. Bản thân máy bay tiêm kích Su-30 cũng được phân loại thành các nhóm nhỏ hơn trên thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới, trong đó nổi bật 2 nhóm máy bay tiêm kích Su-30 Đông Á và máy bay tiêm kích Su-30 Nam Á.

Bạn có thể xem trước các bài viết tiếp theo ở đây:
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,16876.0.html
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,490
Động cơ
566,291 Mã lực
Cháu vẫn đang theo dõi thớt, mời cụ TRùm post đều ạ!\
Vote cụ!
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU MÁY BAY TIÊM KÍCH SU-30
PHẦN TỔNG QUAN

Phần tổng quan giới thiệu khái niệm, phân loại, nhiệm vụ, nguyên lí thiết kế, học thuyết chỉ đạo và chiến thuật ứng dụng liên quan tới máy bay tiêm kích Su-30.

Phân loại máy bay tiêm kích Su-30

Phân loại theo chức năng nhiệm vụ

Máy bay tiêm kích xung kích Su-30 là một phân nhóm riêng thuộc nhóm máy bay tiêm kích nhiều mục đích (многоцелевой истребитель), là sự phát triển kết hợp giữa các nhóm máy bay tiêm kích tiền tuyến, máy bay tiêm kích bom và máy bay ném bom mang tên lửa tiền tuyến.

Mẫu máy bay tiêm kích xung kích nhiều mục đích Su-30MKM phục vụ trong Không quân Malaysia (ảnh pilot.strizhi.info dùng lại từ www.airwar.ru)

Đặc điểm chiến đấu chung của nhóm máy bay tiêm kích nhiều mục đích là chúng có khả năng không chiến mạnh cả trong lẫn ngoài tầm nhìn, đồng thời tích hợp khả năng công kích mục tiêu mặt đất bằng vũ khí có điều khiển chính xác dựa trên nền tảng hệ thống khí tài vô tuyến điện tử nhiều tính năng. Bên cạnh đó, nhóm máy bay tiêm kích này còn có khả năng tiến hành các hoạt động trinh sát chiến thuật như khí tượng, không ảnh, trinh sát điện tử, v.v bằng các khí tài trinh sát có sẵn hoặc treo ngoài. Tuy nhiên, nhóm máy bay tiêm kích này cũng kế thừa cả nhược điểm vốn có của nhóm máy bay tiêm kích tiền tuyến, máy bay tiêm kích-bom và máy bay ném bom mang tên lửa tiền tuyến trước đó là tầm thực hiện nhiệm vụ chiến đấu bị hạn chế trong chiều sâu chiến thuật-chiến dịch không quá 500 km tính từ sân bay căn cứ, thiếu khả năng bay bám đất phục vụ các chiến dịch tập kích đường không và không có năng lực đối không đủ mạnh để thực hiện đột kích đường không qua lực lượng tiêm kích phòng không chặn kích khi tiến công thọc sâu qua chiến tuyến nhằm chống các mục tiêu chiến dịch-chiến lược trên đất đối phương.

Khắc phục các nhược điểm nêu trên của nhóm máy bay tiêm kích nhiều mục đích, phân nhóm máy bay tiêm kích xung kích nhiều mục đích xuất hiện vào cuối giai đoạn Liên-xô và phát triển mạnh dưới thời Liên bang Nga với sự mở đầu của máy bay tiêm kích Su-30. Phân nhóm máy bay tiêm kích xung kích này được phát triển chủ yếu từ các thiết kế máy bay tiêm kích thế hệ 4 có tính năng không chiến mạnh nhờ sự linh hoạt khí động như trường hợp máy bay tiêm kích Su-27PU, hoặc nhờ hạ tầng khí tài vô tuyến điện tử tiên tiến như trường hợp máy bay tiêm kích Mig-31B. Trong hướng tiếp cận máy bay tiêm kích xung kích hiện tại của Nga, các hệ thống tiêm kích xung kích trong nhóm "Ông ba mươi" được phát triển theo hướng đột kích tầng thấp, trong khi các hệ thống tiêm kích lưỡng nhiệm xuất xứ từ Mig-31 được phát triển theo hướng đột kích trung và cao tầng. Các đề án máy bay tiêm kích thế hệ 5 của Nga nói chung và đề án PAK FA nói riêng thực chất là các đề án phát triển máy bay tiêm kích xung kích mới hoàn toàn từ ý tưởng tới giải pháp kĩ thuật trong lĩnh vực vũ khí hàng không.

Như vậy là trong phân loại máy bay tiêm kích đương đại của Nga, máy bay tiêm kích Su-30 cùng tất cả các biến thể của nó và các máy bay tiêm kích khác trong nhóm "Ông ba mươi" như Su-33, Su-35 và Su-37 thuộc nhóm máy bay tiêm kích xung kích nhiều mục đích có khả năng đột kích đường không tầng thấp ở cả cấp độ chiến thuật, chiến dịch và chiến dịch-chiến lược.
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU MÁY BAY TIÊM KÍCH SU-30
PHẦN TỔNG QUAN

Phần tổng quan giới thiệu khái niệm, phân loại, nhiệm vụ, nguyên lí thiết kế, học thuyết chỉ đạo và chiến thuật ứng dụng liên quan tới máy bay tiêm kích Su-30.

Phân loại máy bay tiêm kích Su-30

Phân loại theo yếu tố địa quân sự của không gian chiến trường phục vụ

Máy bay tiêm kích xung kích Su-30 được phân loại theo yếu tố địa quân sự của không gian chiến trường nơi chúng được khách hàng đưa vào phục vụ các chiến dịch tác chiến đường không phù hợp với học thuyết quân sự hiện hành của họ. Theo cách phân loại này, máy bay tiêm kích Su-30 được phân thành 2 nhóm là nhóm Su-30 Nam Á và nhóm Su-30 Đông Á.

Máy bay tiêm kích xung kích nhiều mục đích Su-30MKI thuộc nhóm Su-30 Nam Á trang bị trong Không quân Ấn Độ (ảnh Sagar Pathak đăng tại www.airliners.net/www.paralay.com)

Nhóm Su-30 Nam Á, ngoài các đặc tính chiến đấu theo nhiệm vụ đã nêu của máy bay tiêm kích xung kích Su-30, còn có các đặc tính chiến đấu thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ chế áp lực lượng máy bay tiêm kích phòng không tham gia chặn kích của đối phương trên không gian chiến trường đất liền. Để giành ưu thế trong các cuộc cận chiến với máy bay tiêm kích phòng không đánh theo chiến thuật phục kích bất ngờ cất cánh từ các sân bay dã chiến phân tán của đối phương, nhóm Su-30 Nam Á được tăng cường hệ thống khí tài cảnh báo phòng vệ khi bị tấn công, nâng cao tính năng cơ động linh hoạt nhờ cánh lái mũi và động cơ lái hướng luồng phụt, đồng thời sử dụng kết hợp các khí tài điện tử do Phương Tây cung cấp.

Nhóm Su-30 Nam Á có hạt nhân là phiên bản Su-30MKI trang bị cho Không quân Ấn Độ, cùng các biến thể Su-30MKM trang bị cho Không quân Malaysia và Su-30MKA trang bị cho Không quân Algeri. Máy bay tiêm kích Su-30MKI là sản phẩm của liên doanh chế tạo máy bay tiêm kích giữa Liên hiệp chế tạo máy bay thành phố Irkutsk (IAPO) của Tổ hợp Sukhoi Nga với Công ty hữu hạn công nghiệp hàng không Ấn Độ (HAL), theo đó phía IAPO cung cấp linh kiện thành phẩm của máy bay và các hệ thống vũ khí, đồng thời cử chuyên gia thực hiện đồng bộ hệ thống giữa trang bị khí tài hàng không của Nga với khí tài điện tử được HAL nhập từ Phương Tây, còn phía HAL thực hiện việc lắp ráp máy bay và hoàn thiện phần mềm điều khiển. Trên cơ sở kết quả thu được từ đề án Su-30MKI, IAPO đã tiếp cận được phương pháp tích hợp các hệ thống khí tài Nga và Phương Tây để từ đó đưa ra các biến thể Su-30MKM và Su-30MKA.

Máy bay tiêm kích xung kích nhiều mục đích Su-30MKK thuộc nhóm Su-30 Đông Á trang bị trong Không quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (ảnh www.defesanet.com.br)

Nhóm Su-30 Đông Á với đại diện là phiên bản Su-30MKK trang bị cho Không quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ chế áp mục tiêu mặt nước và tuần phòng kiểm soát không phận trên biển. Để phục vụ các nhiệm vụ chiến đấu này, nhóm Su-30 Đông Á không chú trọng tính năng cơ động siêu linh hoạt trong cận chiến như nhóm Su-30 Nam Á, nhưng bù lại ở khả năng mang trữ nhiên liệu bay đường dài và được trang bị khí tài thông tin liên lạc và tiếp chuyển tình báo tầm xa.

Máy bay tiêm kích Su-30MKK là sản phẩm hợp tác giữa Liên hiệp chế tạo máy bay thành phố Thanh niên cộng sản bên sông Amur (KnAAPO) thuộc Tổ hợp Sukhoi và Công ty phi cơ Thẩm Dương (SAC) Trung Quốc, theo đó KnAAPO cung cấp toàn bộ linh kiện thành phẩm để SAC lắp ráp hoàn thiện. Hiện Không quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc được trang bị tổng cộng 76 máy bay tiêm kích xung kích Su-30MKK (hiện đã được nâng cấp lên chuẩn Su-30MK2) chia cho 4 đoàn bay gồm: 19 chiếc biên chế tại Trung đoàn không quân tiêm kích số 9 Sư đoàn không quân số 3 đóng tại sân bay căn cứ Vũ Hồ tỉnh An Huy, 19 chiếc biên chế tại Trung đoàn huấn luyện và thử nghiệm bay Không quân đóng tại sân bay căn cứ Thương Châu tỉnh Hà Bắc, 19 chiếc biên chế tại Trung đoàn không quân tiêm kích 54 Sư đoàn không quân 18 đóng tại sân bay căn cứ Đại Thác Phố thành phố Trường Sa tỉnh Hồ Nam, 19 chiếc biên chế tại Trung đoàn không quân tiêm kích 85 Sư đoàn không quân 29 đóng tại sân bay căn cứ Cù Châu tỉnh Triết Giang.

Nhóm Su-30 Đông Á ngoài hạt nhân là phiên bản Su-30MKK còn có các phiên bản nâng cấp do KnAAPO chế tạo như Su-30MK2 trang bị cho Không quân và Hải quân Trung Quốc, Su-30MK2 trang bị cho Không quân nhân dân Việt Nam và Không quân Indonesia, Su-30MK2V trang bị cho Không quân Venezuela, và sắp tới là Su-30MK3 và Su-30MK3V trang bị cho Hải quân Trung Quốc và Không quân nhân dân Việt Nam.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
em xin bổ sung nốt để hoàn thành bài viết cho cụ Trùm :D
---------------------------------------------------------------------
CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU MÁY BAY TIÊM KÍCH SU-30
PHẦN TỔNG QUAN




Phần tổng quan giới thiệu khái niệm, phân loại, nhiệm vụ, nguyên lí thiết kế, học thuyết chỉ đạo và chiến thuật ứng dụng liên quan tới máy bay tiêm kích Su-30.

Định danh máy bay tiêm kích Su-30

Sau khi tiếp cận khái niệm và phân loại máy bay tiêm kích Su-30, chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề định danh máy bay tiêm kích Su-30 để nắm được tại sao loại máy bay tiêm kích xung kích này lại được đặt mã trang bị là Su-30 và cách thức đặt mã trang bị cho các biến thể xuất khẩu của nó.

Mã trang bị Su-30

Các máy bay chiến đấu của Liên xô trước đây cũng như Liên bang Nga hiện nay sau khi hoàn tất giai đoạn thiết kế và thử nghiệm sẽ được đăng kí Mã trang bị (Войсковое обозначение) để chính thức đăng bạ vào hệ thống trang bị vũ khí, khí tài có đủ tiêu chuẩn phục vụ triển khai chiến đấu trong nước hoặc xuất khẩu.

Theo thông lệ định danh máy bay chiến đấu có từ giai đoạn sau Thế chiến 2 ở Liên xô, các máy bay chiến đấu được cấp mã trang bị gồm bộ chữ lấy từ 2 chữ cái đầu tiên của tên phòng thiết kế và bộ số gồm hàng đơn vị, hàng chục và hàng trăm theo thứ tự tăng dần tính lần lượt từ bộ số của loại máy bay chiến đấu được cấp mã trang bị gần nhất của chính phòng thiết kế đó. Riêng bộ số được cấp theo tính năng thiết kế phục vụ mục đích chiến đấu cơ bản ban đầu của máy bay chiến đấu, với bộ số lẻ được cấp cho các loại máy bay tiêm kích, máy bay tiêm kích-bom và máy bay cường kích, trong khi bộ số chẵn được cấp cho các loại máy bay ném bom, máy bay cảnh giới kiêm chỉ huy đường không, máy bay huấn luyện chiến đấu và máy bay vận tải quân sự. Trong cách định danh bộ số máy bay chiến đấu của Liên xô cũng xuất hiện một số ngoại lệ như việc hoán chuyển tính năng từ thiết kế máy bay chiến đấu theo mục đích ban đầu sang mục đích chiến đấu phái sinh bằng cách giữ nguyên bộ số nhưng thêm tiếp vĩ ngữ bộ chữ chỉ mục đích chiến đấu mới sau bộ số, hay như trường hợp máy bay chiến đấu được giản lược tính năng để phục vụ xuất khẩu và viện trợ quân sự sẽ đổi bộ số trong mã trang bị từ lẻ sang chẵn hoặc bằng cách thêm tiếp vĩ ngữ vào sau mã trang bị.

Máy bay tiêm kích Su-30 số hiệu 51 được chế tạo tại Nhà máy số 39 Liên hiệp chế tạo máy bay Irkutsk vào năm 1994 (ảnh www.airwar.ru)

Đối với trường hợp máy bay tiêm kích Su-30, mã trang bị của nó xuất hiện vào năm 1992 sau một nỗ lực kéo dài 4 năm của Tổ hợp Sukhoi nhằm phát triển một loại máy bay tiêm kích nhiều mục đích có chi phí phát triển, trang bị và vận hành thấp để bổ sung và nếu có thể thì thay thế các đề án phát triển tốn kém đương thời như Máy bay 12 (sau này được đặt mã trang bị là máy bay xung kích đa nhiệm Mig-31F/BM) và đề án Máy bay 66 (sau này được đặt mã trang bị là máy bay ném bom mang tên lửa tiền phương Su-34) từ các loại máy bay tiêm kích đang được trang bị để phục vụ nhu cầu của Không quân trong nước, đồng thời phục vụ thị trường xuất khẩu với loại máy bay tiêm kích đa nhiệm phát triển từ máy bay tiêm kích tiền phương Su-27 nhưng giá cả phải chăng chứ không quá đắt như bản xuất khẩu của các loại máy bay xung kích thuộc các đề án Máy bay 12 và 66 như máy bay xung kích Mig-31FE và Su-32.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Một số máy bay chiến đấu đã được cấp mã trang bị của Phòng thiết kế Sukhoi


Máy bay tiêm kích nhiều mục đích Su-27 (ảnh Alexandr Mishin từ www.airwar.ru)


Máy bay ném bom xung kích tiền phương Su-24M được cấp mã trang bị vào năm 1983 (ảnh Alexandr Mishin từ www.airwar.ru)


Máy bay huấn luyện chiến đấu Su-22UM3K trang bị cho Không quân Cộng hòa dân chủ Đức là bản viện trợ của máy bay tiêm kích bom Su-17UM3 (ảnh www.airwar.ru)
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU MÁY BAY TIÊM KÍCH SU-30
PHẦN TỔNG QUAN


Phần tổng quan giới thiệu khái niệm, phân loại, nhiệm vụ, nguyên lí thiết kế, học thuyết chỉ đạo và chiến thuật ứng dụng liên quan tới máy bay tiêm kích Su-30.

Định danh máy bay tiêm kích Su-30

Mã trang bị Su-30

Mã trang bị phản ảnh nhu cầu phát triển vũ khí trong nước

Từ năm 1987, Phòng thiết kế thử nghiệm Sukhoi tiến hành đồng thời 2 đề án phát triển các biến thể của máy bay tiêm kích nhiều mục đích Su-27 dự kiến phục vụ trong lực lượng máy bay tiêm kích đánh chặn thuộc Quân chủng Phòng không (Войска ПВО) Liên xô là: đề án máy bay huấn luyện chiến đấu kiêm tuần phòng phòng không Su-27UBP (Су-27УБП) có mã thiết kế T-10U-4 và đề án máy bay chỉ huy biên đội tiêm kích phòng không Su-27PU (Су-27ПУ) có mã thiết kế T-10PU. Hai đề án này cùng có nhiều điểm chung là được phát triển trên cơ sở mẫu máy bay huấn luyện chiến đấu 2 người lái theo mã chế tạo sản phẩm 10-4 (изделие 10-4) có bổ sung hệ thống cần tiếp nhận dầu trên không, hệ thống chỉ huy vô tuyến tầm xa và bảo đảm điều kiện phục vụ chiến đấu trên không trong thời gian dài cho tổ lái. Với 2 đề án này, Phòng thiết kế thử nghiệm Sukhoi mong muốn đưa ra 2 thiết kế máy bay tiêm kích có khả năng thực hiện từng phần nhiệm vụ phòng không tầm trung xa để bổ trợ cho lực lượng máy bay tiêm kích đánh chặn tuần phòng chiến đấu đối không tầm xa Mig-31B có chi phí trang bị, vận hành rất cao tại thời điểm đó.

Trong quá trình thử nghiệm ý tưởng và nguyên lí thiết kế các phiên bản tiêm kích thuộc 2 đề án vừa nêu trên các mẫu hoán cải T-10-30 (Su-27UBP) và T-10U-2 (Su-27PU), Phòng thiết kế thử nghiệm Sukhoi nhận thấy giai đoạn cuối Liên xô nổi lên 2 xu hướng mâu thuẫn là xu hướng điều chỉnh học thuyết quân sự từ thuần túy răn đe tiến công chiến lược sang kết hợp răn đe tiến công chiến lược với phát triển năng lực răn đe tiến công thông thường, đồng nghĩa với nó là việc phát triển mạnh các hệ thống vũ khí tiến công thông thường có độ chính xác cao, và xu hướng cạn kiệt ngân sách nghiên cứu phát triển và trang bị hệ thống vũ khí chiến thuật mới dẫn tới giảm cầu chi tiêu quốc phòng. Để giải quyết mâu thuẫn giữa 2 xu hướng vừa nêu trong lĩnh vực phát triển hệ thống vũ khí đường không, Phòng thiết kế thử nghiệm Sukhoi đã lựa chọn cách tiếp cận phát triển từng bước một hệ thống máy bay tiêm kích nhiều mục đích nhưng giản tiện tính năng nhằm hạ giá thành thiết kế, thử nghiệm và trang bị. Hệ thống máy bay tiêm kích mới này dùng để dự bị cho đề án phát triển máy bay xung kích tiền phương có mã chế tạo sản phẩm số 66 và mã trang bị dự kiến Su-27IB do chính Phòng thiết kế thử nghiệm Sukhoi đưa ra trước đó, đồng thời cạnh tranh với đề án máy bay xung kích đa nhiệm có mã chế tạo sản phẩm số 12 và mã trang bị dự kiến Mig-31F do Phòng thiết kế thử nghiệm Mikoyan-Guverich triển khai. Với định hướng vừa nêu, Phòng thiết kế thử nghiệm Sukhoi đã quyết định gộp 2 đề án trên thành 1 đề án có mã thiết kế chung là T-10PU và mã chế tạo sản phẩm 10-4PU vào cuối năm 1988. Đề án máy bay tiêm kích hợp nhất này được tái định hướng sang phục vụ nhu cầu của Quân chủng Không quân (Военно-воздушные силы) thay vì chỉ dùng trong Quân chủng Phòng không như dự kiến ban đầu.

Máy bay tiêm kích Su-30 thế hệ đầu tiên mang số hiệu 52 thuộc biên chế Trung tâm ứng dụng chiến đấu và huấn luyện chuyển loại phi công số 148 Không quân Liên bang Nga (ảnh www.airwar.ru)

Đề án T-10PU hợp nhất kế thừa các tính năng phục vụ mục đích huấn luyện chiến đấu và tuần phòng chiến đấu tầm xa của đề án Su-27UBP, các tính năng phục vụ chỉ huy biên đội và phối hợp chiến đấu trên không của đề án Su-27PU, đồng thời dự kiến tích hợp các tính năng chiến đấu và hệ thống vũ khí khí tài đối đất có điều khiển chính xác nhưng không đòi hỏi phải thiết kế lại toàn bộ khung thân máy bay như đề án Su-27IB. Với định hướng phục vụ lực lượng tiến công xung kích tiền phương của Quân chủng Không quân, mã trang bị Su-30 cho máy bay tiêm kích thuộc đề án T-10PU hợp nhất được Phòng thiết kế thử nghiệm Sukhoi đề xuất và chấp thuận trong tháng 4/1992.

Việc hoàn thiện thiết kế Su-30 được thực hiện theo từng giai đoạn nhằm đảm bảo chuyển đổi toàn diện từ máy bay tiêm kích đa nhiệm đối không tầm trung xa sang máy bay xung kích tiền phương. Ngày 14/4/1992, chiếc máy bay tiêm kích Su-30 giai đoạn 1 chính thức cất cánh thử nghiệm lần đầu tiên tại sân bay Trung tâm thử nghiệm bay mang tên M.M. Gromov. Sau thành công của chuyến bay thử đầu tiên của Su-30, 2 chiếc Su-30 trong lô chế tạo thử nghiệm được bàn giao cho Trung tâm thử nghiệm bay mang tên M.M. Gromov để thử nghiệm khí động và khai thác, 5 chiếc Su-30 thuộc lô tiếp theo của Liên hiệp chế tạo máy bay Irkutsk được giao cho Trung tâm ứng dụng chiến đấu và huấn luyện chuyển loại phi công số 148 thuộc Quân chủng Phòng không (nay là Quân chủng Không quân) Liên bang Nga. Đây cũng là 2 địa chỉ duy nhất tại Liên bang Nga hiện đang khai thác loại máy bay tiêm kích Su-30 thế hệ đầu tiên.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU MÁY BAY TIÊM KÍCH SU-30
PHẦN TỔNG QUAN


Phần tổng quan giới thiệu khái niệm, phân loại, nhiệm vụ, nguyên lí thiết kế, học thuyết chỉ đạo và chiến thuật ứng dụng liên quan tới máy bay tiêm kích Su-30.

Định danh máy bay tiêm kích Su-30

Mã trang bị Su-30

Mã trang bị phản ảnh bước chuyển đổi chương trình phát triển vũ khí đường không của Liên bang Nga trong giai đoạn đầu thời hậu Xô viết

Việc cấp mã trang bị cho máy bay tiêm kích Su-30 phản ảnh bước chuyển đổi chương trình phát triển vũ khí đường không của Liên bang Nga trong giai đoạn đầu thời hậu Xô viết.

Trong thời kì Liên xô, việc cấp mã trang bị mới cho một loại máy bay chiến đấu được phát triển từ loại máy bay chiến đấu đã được cấp mã trang bị trước đó chỉ được đặt ra khi loại máy bay chiến đấu mới phải có sự thay đổi cơ bản cả về thiết kế lẫn tính năng nhiệm vụ chiến đấu. Các trường hợp cấp mã trang bị mới theo cách này có thể kể tới như máy bay tiêm kích bom Mig-27 là bản cấp mới mã trang bị của máy bay tiêm kích bom Mig-23BM phát triển từ máy bay tiêm kích tiền phương Mig-23, máy bay tiêm kích đánh chặn tuần phòng chiến đấu đối không tầm xa Tu-128 là bản cấp mới mã trang bị của máy bay tiêm kích đánh chặn tầng cao Tu-28 phát triển từ máy bay ném bom tiền phương Tu-98, hay như máy bay tiêm kích đánh chặn tuần phòng chiến đấu đối không tầm xa Mig-31 là bản cấp mới mã trang bị của máy bay tiêm kích đánh chặn Mig-25MP phát triển từ máy bay tiêm kích đánh chặn Mig-25. Đối với các trường hợp nâng cấp, cải tiến máy bay chiến đấu thông thường, mã trang bị của phiên bản nâng cấp chỉ đơn giản cộng thêm tiếp vĩ ngữ phía sau mã trang bị của loại máy bay phục vụ quá trình nâng cấp.

Trong giai đoạn đầu của Liên bang Nga thời hậu Xô viết (trong khoảng thời gian 10 năm sau khi Liên xô tan rã), cách thức đặt mã trang bị cho các chương trình phát triển vũ khí đường không như dưới thời Xô viết đã bị thay đổi theo hướng hết sức dễ dãi. Chỉ trong một thời gian ngắn, rất nhiều mã trang bị máy bay mới đã được cấp cho các phiên bản cải tiến tính năng của loại máy bay chiến đấu cũ chỉ với 1 điều kiện là chúng thuộc lô sản xuất mới hoàn toàn của nước Nga thời hậu Xô viết. Đối với các phiên bản máy bay chiến đấu cải tiến tính năng bằng cách lắp ráp các linh kiện, khí tài cả mới sản xuất lẫn linh kiện, khí tài cũ được chế tạo dưới thời Liên xô nhưng chưa qua sử dụng, hay đổi lắp khí tài mới trên máy bay chiến đấu đang sử dụng khí tài cũ vẫn sử dụng cách định danh mã trang bị kiểu cũ. Ví dụ của cách định mã trang bị kiểu này là việc trang bị máy bay chỉ huy biên đội tiêm kích Su-27PU (còn gọi là Su-30 giai đoạn 1) như trường hợp Việt Nam và Trung Quốc hay nâng cấp máy bay huấn luyện chiến đấu Su-27UBK sang chuẩn Su-27PU chỉ được thực hiện đơn giản bằng cách lắp đặt hệ thống khí tài điều khiển, phân bổ mục tiêu và chỉ huy vô tuyến tầm xa tích hợp trên khung thân máy bay huấn luyện chiến đấu Su-27UB, hoặc trường hợp nâng cấp Su-27UB sang Su-27UBM1 theo chuẩn Su-30KN của Không quân Nga hiện nay.


Hình ảnh hiếm hoi về loại Su-27UBMV/Su-27PUMV đang được trang bị trong Không quân nhân dân Việt Nam. Loại này sử dụng khung Su-27UB cũ chưa qua sử dụng, nhưng lắp khí tài chiến đấu và hệ thống vũ khí tương đương với Su-30MK3 và Su-35UB

(còn tiếp)
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Một số thông tin, hình ảnh về máy bay tiêm kích nhiều mục đích được cấp mã trang bị Su-35UB của Phòng thiết kế thử nghiệm Sukhoi

Máy bay tiêm kích nhiều mục đích Su-35UB được Phòng thiết kế thử nghiệm Sukhoi phát triển từ năm 2000 trên nền tảng khí động của máy bay tiêm kích xung kích Su-30MKK, hệ thống khí tài điện tử hàng không của máy bay tiêm kích xung kích Su-30MKI, cùng hệ thống điều khiển bay và động cơ của đề án máy bay tiêm kích nhiều mục đích Su-37 nhằm phục vụ chào thầu trang bị loại máy bay huấn luyện chiến đấu đi kèm lô máy bay tiêm kích xung kích Su-35 cho Không quân Hàn Quốc. Quá trình thiết kế máy bay tiêm kích Su-35UB được thực hiện trong thời gian chưa tới 8 tháng nhờ sự trợ giúp của phần mềm đồ họa máy tính.

Máy bay tiêm kích nhiều mục đích Su-35UB (ảnh www.airwar.ru)


Sau khi bị loại thầu ở Hàn Quốc vào năm 2002, đề án máy bay huấn luyện chiến đấu Su-35UB tiếp tục được Phòng thiết kế thử nghiệm Sukhoi và KnAAPO sử dụng cho đề án nâng cấp máy bay tiêm kích xung kích Su-30M/MK với các biến thể Su-30M2 dự kiến trang bị cho Không quân Nga và Su-30MK3 phục vụ xuất khẩu. Trường hợp nâng cấp các phiên bản máy bay huấn luyện chiến đấu Su-27UB/UBK/PU đã trang bị hay lắp ráp mới từ linh kiện Su-27UB/UBK theo chuẩn Su-30M2 hoặc Su-30MK3, máy bay nâng cấp hay lắp mới sẽ được định danh thành Su-27UBM/PUM.

Máy bay huấn luyện chiến đấu đa nhiệm Su-27UBM nâng cấp từ Su-27UB theo chuẩn Su-30M2/35UB (ảnh www.airwar.ru)

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top