Đặc sản Bắc Mê...
Đến Bắc mê mấy lần ,em được ăn mấy món rất ngon đó là : Cơm lam Bắc Mê và Cá Dầm xanh .Anh vũ của dòng sông Gâm. món cá tiến vua nổi tiếng thiên hạ .Riêng cá dầm xanh, anh vũ nếu chuốt lá chanh, kẹp xả hương nướng trên than nghiến,(b)(b)(b) uống với rượu mầm lúa nếp, tiếng dân tộc Tày gọi là lẩu ngạt thì nhớ suốt đời....
Mùa này không biết có bắt được không ? em đã dặn thằng bạn ở Bắc mê rồi .nếu có đặt bằng được cho tớ ,để chiêu đãi các cụ ăn xem cá tiến vua nó ngon như thế nào ?
Em có sưu tầm được một bài viết rất hay về món cá này của tác giả
- Lãng Quân . Mời các cụ xem nhé ! :69:
BÁU VẬT SÔNG XANH !
Rêu xanh rì, tràn ngập trong bụng nước, rêu bám theo đá và các hang hốc núi. Vì sông xanh toàn rêu tảo như thế, nên cá ăn rêu nó mới sống được, cá chỉ ăn có nhõn một thứ rêu đá, ấy là cá anh vũ, cá tiến vua. Vì hang hốc thế, nên sông mới cho đời được những con cá chiên bốn năm chục ký lô, trôi từ hang núi thăm thẳm bí ẩn trôi ra; bác cá chiên già nua, lừ đừ, đen trũi, như một quả bom tấn...
(Cá anh vũ với cái miệng có dáng "*** lợn" đặc trưng)
Con sông ấy bé nhỏ, xanh biếc cái màu xanh kỳ lạ lắm. Sông như được trời đất nghiền tỉ tỉ chiếc lá xanh ra, phết cái màu diệp lục vào trong nước, xanh như nước rau ngót tươi người ta hay vò cho sản phụ uống. Nhà văn Nguyễn Tuân gọi “chết danh” sông Gâm này, với cái màu xanh như “màu nước hến”.
Điều này chỉ đúng với một khúc vùng hạ du của Gâm giang thôi. Sông Gâm thượng nguồn vùng Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng, cách Hà Nội 550km), trước khi nó nhập với sông Nho Quế ở Lý Bôn, sông xanh như lá núi. Đá chồm hổm dọc sông trắng toát tinh khôi. Sông có một tẹo nước, sông miệt mài húc vào đá mà tung bọt trắng xoá. Chỗ đá mà sông không chồm lên, sông xanh như hương rừng sắc núi vậy.
Mấy gã “lục lâm thảo khấu” sống bằng nghề đánh cá dọc ghềnh thác sông Gâm thì cứ phân chất cái màu xanh nước hến mơ mộng của sông Gâm một cách... rất khoa học: sông xanh vì nó có nhiều rêu. Rêu xanh rì, tràn ngập trong bụng nước, rêu bám theo đá và các hang hốc núi. Chứ múc ca nước sông lên uống, đếch thấy sông xanh nữa đâu mà. Vì sông xanh toàn rêu tảo như thế, nên cá ăn rêu nó mới sống được, cá chỉ ăn có nhõn một thứ rêu đá, ấy là cá anh vũ, cá tiến vua. Vì hang hốc thế, nên sông mới cho đời được những con cá chiên bốn năm chục ký lô, trôi từ hang núi thăm thẳm bí ẩn trôi ra; bác cá chiên già nua, lừ đừ, đen trũi, như một quả bom tấn.
Thế là tôi đang nhập hội săn cá quý, những báu vật dòng sông xanh của nước Việt.
Cá tiến vua và chúa tể lòng sông!
Các cụ có câu: nói sai thì nó phải tội cái miệng. Vu cho miệng mình cái “tội” được ẩm tửu với các sơn hào hải vị, tôi nghĩ còn phải tội cái mồm hơn nữa. Nên tôi không bao giờ dám viết sai về cái việc đã diễn ra ở bờ sông Gâm hôm nọ: tôi đã ăn thịt cá anh vũ, cá *** lợn kỳ lạ; rồi ăn thứ cá chiên nặng gần hai chục ký lô, thịt vàng rượi như nghệ tươi, riêng bộ lòng của nó, tôi mua lại của dân chài vừa móc từ bụng cá khổng lồ ra đãi bạn bè, đã được 2 đĩa tây!
Con cá chiên nặng gần 20kg, trị giá khoảng 4 triệu đồng mà “rái cá”
Nông Văn Phe vừa bắt được . Ảnh Đỗ Lãng Quân.
Theo như nhà bác học Lê Quý Đôn đã viết: cá anh vũ (cá *** lợn, cá tiến vua) nhờ thụ hưởng tinh hoa của đất trời, nhờ ăn rễ của cây chiên đàn nghìn tuổi trên đó có đàn chim hạc đậu để ngắm kỳ sơn thuỷ tú tại ở vùng ngã ba Bạch Hạc huyền sử (đất tổ vua Hùng) mà nên thiêng nên quý. Cá anh vũ chỉ ăn rêu suối, nên thanh sạch vô cùng, chỉ sống ở nước xiết, nên thịt săn chắc vô cùng. Nhờ nữa: vì sống ở nước xiết, nên cá phải có cái miệng cực khoẻ để há ra, bám vào vách đá cho khỏi bị trôi đi, để cái miệng ấy hằng ngày hằng giờ cạo vào rêu đá, bóc rêu ra ăn. Cái “mồm” quá vất vả, nên cái mồm phát triển, bành ra như *** lợn. Nói theo lối của dân thuyền chài, thì cái *** lợn của con cá, thật ra là cái chục sần chai u mấu lên, dày bì lên vì cái miệng phải làm việc quá vất vả. Nó như bàn tay vâm váp của người lao động, như bàn tay chân có cục thịt đệm để nhảy nhót leo trèo của con mèo con gấu. Cục *** lợn ấy là chỗ tinh tuý nhất mà vua chúa phong kiến thèm ăn nhất, thèm đến nỗi họ phải có chỉ dụ cho quốc dân đồng bào đi kiếm cá anh vũ.
Cảnh quăng chài rình cá vật đẻ trong chiều muộn ở khúc sông
Gâm chảy qua đêm Pác Miều. Ảnh Đỗ Lãng Quân
Giờ đây, người ta thi nhau ăn cá anh vũ. Thứ cá này đắt tới mức hơn 1 triệu đồng/kg. Cá anh vũ đã làm thời thế ăn nhậu thay đổi nhiều, bởi nơi tiêu tốn nhiều tiền chùa nhất hiện nay, nghe nói là các quán cá. Câu được một con cá, số tiền ngư phủ thu lại nhiều hơn bán một con trâu mộng. Và một số “hàn nho” ưu thời ở Phú Thọ đã từng mách nước cho cánh nhà báo muốn điều tra về tệ ăn nhậu phung phí quá thể của “quan tham” rằng: muốn biết người ta ký kết, xin - cho trên bàn tiệc thế nào, cứ đến các quán cá có bán anh vũ ở Việt Trì. Một nón mê, một cây gậy ăn mày ngồi cửa quán, bạn sẽ thấy rõ người ta xả tiền ra cho cái thú ăn thứ mà nghe đồn vua chúa từng ăn dữ dằn tới mức nào. Tuy nhiên, đám ngưu ẩm và tục tằn đòi ăn hết cả của ngon vật lạ của thiên hạ kia rất hay bị lừa. Lý do: cá anh vũ có hình dáng và màu sắc hơn giống cá dầm xanh. Phe cá toàn cho khách ăn dầm xanh rồi nói là anh vũ, thì phàm phu tục tử, ăn gì chả giống nhau. Giữa lúc ấy, cánh “thảo khấu” săn cá sông Gâm đưa ra cao kiến: đừng gọi anh vũ là cá tiến vua, cứ gọi nó là cá *** lợn. “Mày đi ăn cá, gọi con cá nào có *** giống lợn ra mổ, gắp cái *** lợn ăn luôn, thì có trời mà đánh lừa được”. Hoá ra, những kẻ thích màu mè bao giờ cũng là những nạn nhân của thói “treo đầu dê bán thịt chó” nhất.
Bỏ tiền, bỏ công thuyết phục, cuối cùng thì Hoàng Văn Khoa, một “rái cá” lão luyện của sông Gâm đã cho phép chúng tôi đi theo đánh cá quý. Chiếc mảng bé tẹo, nó gồm 8 cây nứa khô ghép lại, hai thằng nặng ngót tạ rưỡi, chưa kể mấy chục triệu tiền dụng cụ máy móc của tôi – gã nhà báo, và ba chục ký lô chì sắt của chài lưới mà Khoa mang theo. Con mảng run rẩy ngược ghềnh thác sông Gâm trong chiều chạng vạng.
Vách núi đá Pác Miều, cũng là bờ hữu sông Lô nó cao tới mức, tôi, Khoa và chiếc mảng chỉ bé như con kiến bò quanh chiếc bánh ga tô khổng lồ. Không tìm thấy đường chân trời, mảng hút vào một vách nước sâu. Sương phủ trên dòng sông xanh tịch mịch. Xung quanh là những cuộc giao hoan kỳ lạ, đầy nhục cảm và thần bí. Bởi bây giờ đang là mùa mà trời ấm dần lên, mưa lây rây, cá chép nín chờ suốt mấy đợt rét đậm rét hại, giờ túa lên cùng “vật đẻ”. Rất là xuân tình. Con cá chép nặng tới 6 ký lô, vàng ruộm như con cá trong ông lão đánh cá và con cá vàng. Chép ta vật đẻ. Nước đục ngầu. Tiếng hò hét của chúng tôi, bóng đèn pin soi thẳng vào mặt cá, mặc! Cá vẫn vật đẻ ào ào. Bọn cá cái đi đến đâu là nước sông đục ngầu tới đó, như có muôn loài thuỷ tộc đang tấn công vò nát các bãi cỏ, mép rừng ven sông vậy. Văng vẳng, cuồng liệt, đục ngầu, hoang dại. Mấy tay phàm ăn ở Bảo Lâm chỉ quăng chài một cái, vồ được 70kg cá chép vật đẻ với hàng triệu triệu quả trứng bé xíu trong bụng cá. Cơn say nhục dục và thiên chức làm mẹ thật hãi hùng. Có cái gì đó hùng thiêng nữa. 70kg cá nằm trong chài, gã kia không dám nhấc chài lên, cứ nằm ườn ra mặt nước sâu chỉ hai gang tay mà giữ cá. Bắt dần. Mặc, các con cá đực cá cái khác vẫn xông vào bãi cỏ ven bờ để “vật đẻ” như thiêu thân. Khi cá dầm xanh vật đẻ, người Bảo Lâm chỉ việc đem cái màn tuyn ra, trải trước màn xuống vũng nước mà năm nào cá cũng vào đẻ. Cá đi như một đàn ong bay là là mặt nước, lưng cá xanh rì, đen thẳm lúc nhúc. Bà con người Tày gọi theo tiếng bản địa, ấy là hiện tượng “khỉn coong”, nghĩa là đàn cá bay lên hình chum vại tròn, tức là cá cứ cuốn nhau bay lập lờ trong nước, thành những cuộn cá đục ngàu, tròn như cái chum. Cái chum ấy lăn vào bờ, bà con chỉ việc nhấc cái màn tuyn lên, bắt toàn bộ những con cá béo mẫm. Họ ăn thịt hàng triệu trứng cá, những con cá con chưa kịp ra đời.
Bạn Khoa, gã Tuấn (vợ là Tuỳ), vợ chồng nhà Yên Nông xông vào bắt cá vật đẻ, Khoa cười khẩy đi tít hút lên đầu thác thượng nguồn. Hắn bắt đầu giăng lưới săn cá anh vũ. Một con anh vũ tiền triệu, tội gì. Hôm qua, tôi với thằng Phe đi bắt ở khúc sông trên, được con cá chiên 18kg, trị giá bán gần 4 triệu đồng, tội gì mà đi săn cá vật đẻ cho phải tội đàn cá con. Khoa rất đắc chí với “sự tử tế” này, lưới buông rồi, hai con át bích đen trũi xăm trên hai bắp tay hắn sun lại một chút. Mặt hắt sứt sẹo, mụn nhọt đến nỗi tôi và hắn ngủ chung một khoang thuyền rồi, tôi vẫn không thể xoá bỏ ý nghĩ về sự bệnh tật và cướp bóc đã và đang tại trong hắn. Khoa bảo: bắt cá dầm xanh, cá chép vật đẻ như thế là ác với dòng sông. Chẳng thà cứ để hàng triệu con cá nhỏ ra đời rồi bắt dần có phải tốt không.
Riêng cái khúc chảy qua thị trấn Bảo Lâm, mỗi năm sông Gâm nuốt mất dăm ba mạng người, có khi cũng xuất phát từ cái sự xử ác của người ta với dòng sông xanh bí ẩn?
- Lãng Quân - (theo Vietimes)