Em khoái đọc chuyện tù. Tính em cũng kiểu quân tử tàu nên cứ đọc mấy là mê.
Võ giời mà gặp chó đàn thì cũng đứt cụ nhéCó võ thì cũng phải biết bài né, tránh, cứ để yên cho mấy thằng phang, em thấy tình tiết này vô lý.
Cụ ei, nếu không thích thì cụ vào thread khác hoặc tự mở thread, người ta đã hầu mà còn...hạchVấn đề của cụ là không phải cụ kể hay tường thuật, mà là cụ đang tập làm văn. Văn Kể là theo phong cách kể chuyện (nói sao thì kể vậy, dành cho người nghiệp dư không biết viết văn), văn tường thuật là văn phong báo chí, style món này là tốt nhất cho đề tài của cụ nếu cụ biết cách. Còn style của cụ là theo kiểu viết văn, nhưng chất văn thì chưa tới, áo trắng sến sẩm tả cảnh tả tình la đà kiểu học trò. Mà loại đề tài kiểu này thì lại không được chọn style văn chương, vì người đọc chỉ quan tâm đến tính chân thực của sự việc, do vậy phải là thể loại văn báo chí. Đã là kể lại sự thật mà lại làm văn bịa tưởng tượng la đà thì không đáng xem.
Hầu không công mà nhiều người vẫn đòi hỏi, không thích thì mở thread mà tự sướng cụ nhỉNhiều cụ vào gạch đá quá, nhà cháu thấy buồn ghê. Công việc bận bỏ xừ, ngày nào cũng chạy đi chạy lại giao chuyển hàng cho khách. Chứ có phải rảnh rang ngồi chây ì làm gì mà nhà cháu có phải là nhà văn nhà thơ mài chữ ăn xiền đách đâu mà các cụ chê này chê nọ.
Từ chỗ này dở đi, cụ nào thích xem bài thì xem tiếp ạ. Chuyện cũng không phải do em trải nghiệm mà đó là câu chuyện của một người bạn, người anh của em kể trong một lần anh em ngồi nhâm nhi. Chuyện chả có gì hay ho, đặt vào trường hợp của các cụ các cụ chắc cũng muốn xóa xừ cái đó khỏi kí ức cho rồi.
Than ôi, thế thái dân tình
Bạn bè chẳng đáp, người dưng lắm lời.
Em chả quan tâm, cụ nào còn quan tâm thì em lại kể.
Thanks cụ, thread hayNay e tạm đến đây đã, giờ đi về kẻo tí lại mưa thì toi. Qua em bơi mãi mới về tới nhà đấy, dạo này HN mưa quá
Mới đọc Chap 1 thôi đã thấy lôi cuốn rồi. Thank cụ để em hóng tiếp.Mấy bữa trời cứ xì xụp mưa suốt, kê cái ghế ngồi ngó mưa. Mưa thì chả có cái gì vui hết, chưa kể có lần ngồi ngắm mưa rơi sau những ô cửa sổ tôi phát hiện ra rằng khi con người ta não nề hay u uất trong tâm hồn thì tốt nhất không nên ngắm mưa. Nó có thể làm cho họ buông bỏ tất cả mà trôi theo những dòng nước chảy về đâu làm sao biết trước được.
Ngày trước khi ở Sài Gòn, cứ mỗi tối trời mưa là cả cái xóm trọ nhỏ lại í ới gọi nhau đi uống rượu. Cái xóm trọ nghèo, những mái nhà lợp tôn nằm gọn lỏn dưới tán cây bàng. Cả dãy đâu gần chục cái phòng lụp xụp, chứa đựng trong chục cái phòng đó là những mảnh đời, những câu chuyện cuộc đời xám đen như lớp rêu phủ trên bức tường loang lổ.
Trong xóm có phòng anh Lâm ở cuối dãy, phòng có hai người. Anh Lâm và anh Quang, hai anh những năm đó cũng khá lớn tuổi mà nghe đâu chưa có gia đình. Hai anh mần nghề thợ đụng, như cách nói vui của các ảnh là đụng gì làm đó. Anh Lâm, vẻ ngoài nhìn có gì đó rất sợ nhưng tiếp xúc lâu mới nhận ra ảnh là một người sống rất tình cảm. Những ngày được nghỉ anh thường chạy tới chạy lui giúp đỡ mọi người trong xóm trọ. Nào là giúp cô Năm sửa lại cái xe đạp để cổ đi có phương tiện đi thu mua ve chai, nào là qua lau chùi tra dầu vô cái quạt có tuổi đời mười mấy năm có lẻ giúp chú Tám.
Có lần đi nhậu, ngồi hóng hớt nghe anh Lâm chia sẻ câu chuyện cuộc đời của ảnh. Một câu chuyện thật buồn. Và nếu như hôm đó không phải là một ngày trời mưa, ngồi dưới cây dù đề những giọt nước mưa hắt vô mặt thì có lẽ tôi đã không biết rằng anh đang khóc. Cuộc đời ảnh, một con người học cao hiểu rộng, tương lai đang sáng lạng trước mắt. Có công ty với công việc ổn định, có người yêu xinh xắn, có tiền bạc và hầu hết mọi thứ mà mọi người vẫn mong muốn. Thế nhưng chỉ một lúc cảm xúc không kiềm chế được đã dẫn đến cảnh tù tội. Cánh cửa tương lai khép lại trước mắt anh từng ngày từng giờ. Anh bảo, đến tận bây giờ cứ mỗi lần nghe tiềng ai mở cửa sắt ken két anh lại giật mình. Nhớ về những ngày lao tù và suy nghĩ về cuộc đời mình.
Từ đoạn này đi xin được phép nhập vai vào anh Lâm để kể về chuỗi ngày tháng sống trong sự dày vò của suy nghĩ trong bốn bức tường trại giam. Ở đó, có những cảnh tượng mà nếu kể thì chưa chắc người bình thường có thể tưởng tượng ra được. Có những lúc mắc cười mà không dám cười, có những lúc mắc tiểu mà không dám đi….
Tạm nghỉ cái đã, mai kể tiếp
Thớt nghỉ viết rồi các bác ạEm kê gạch rảnh ngồi đọc một lèo. Chiws chờ mấy cụ táo thì max mệt
Cháu cụ về chưa ạ! Có vấn đề xảy ra ko cụ? Em mong rằng ko có gì lớn xảy ra với cháu cụ!Cảm ơn các Cụ, cháu em cũng là thằng quân tử tàu khí khái, dám làm dám chịu và có quan điểm chia sẻ thương người, vụ này cũng có thể nói là nó hơi khác người khi nhận tội cho nhân viên dù nếu nó cứ chối phắt đi thì dễ lo xong.
Vào đó coi như chấp nhận, chỉ mong coi như trả giá bằng thời gian mất tự do và tiền bạc.
Nhà nó có kinh tế, 40 _ 50 củ thì chưa bằng tiền 1 căn nhà nó cho thuê.
Em chỉ sợ bị o ép sỉ nhục thì thằng này nó phản kháng thì mệt. Hôm trước ngồi nhậu cũng nói qua về quãng thời gian và môi trường sắp tới nó phải đối mặt, nó cũng nói "cháu vào đó mà bị thằng nào hành hạ sỉ nhục vô cớ thì cháu sẽ cố kìm chế để về sớm, về để đón thằng khốn đó ra trại hoặc gặp người thân thằng đó mà rửa hận". Em nghe mà suy tư, cũng nói với nó là tâm lý hận thù khi đó nhiều người cũng nghĩ như cháu nhưng sau này thời gian sẽ làm tiêu tan. Nó làm phát cạn ly rồi nói cháu mong kinh nghiệm của chú là đúng, chỉ sợ với cháu là sai. Rồi nó đề nghị chuyển đề tài. Thằng này vốn khá lỳ và giữ lời hứa đôi khi đến cực đoan nên em thấy lo lo.
Ơn trời nói chung cũng ok rồi Cụ ạ. Nó đi 14 tháng rồi về. Người nhà cũng gửi gắm và được ông anh xã hội cầm cái trong đó để mắt, không để chuyện chân tay nó hành. Rồi sau lại còn biết họ hàng làm đội trưởng đội cơ động bảo vệ trại nên chấp hành tốt và ra sớm mấy tháng.Cháu cụ về chưa ạ! Có vấn đề xảy ra ko cụ? Em mong rằng ko có gì lớn xảy ra với cháu cụ!