Chuyện xưa, chuyện nay
Theo “Lĩnh Nam Chích Quái” của Vũ Quỳnh - Kiều Phú, Chử Đồng Tử sống cùng cha là Chử Vi Vân tại Chử Xá, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (nay là xã Văn Đức, huyện Gia Lâm). Chẳng may nhà cháy, mất hết của cải, hai cha con chỉ còn lại một chiếc khố che thân phải thay nhau mà mặc.
Lúc già ốm, ông gọi con lại bảo rằng hãy giữ chiếc khố lại cho bản thân. Thương cha nên Chử Đồng Tử liệm khố theo cha, mình thì chịu cảnh trần truồng khổ sở, kiếm sống bằng cách ban đêm câu cá, ban ngày dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền bán cá hoặc xin ăn.
Tự Đức có lẽ là ông vua duy nhất bị mẹ đánh đòn trong lịch sử. Năm đó, vua đi săn, chẳng may gặp lụt bất ngờ, không kịp về lo liệu ngày kỵ của tiên hoàng Thiệu Trị. Nhà vua hiếu thuận vội vàng đội mưa đến quỳ tạ tội với mẹ là Thái hậu Từ Dũ. Ông còn chủ động dâng roi mây, nằm xuống chịu đòn.
Chị Bùi Kim Cúc sinh năm 1961, ngụ tại phường Thanh Xuân (quận 12, TP Hồ Chí Minh) Mẹ già đau yếu, chị không lập gia đình mà ở vậy chăm mẹ.
Nữ thương binh Nguyễn Thị Sâm bị liệt cả hai chân không di chuyển được. Thương mẹ, người con trai bà là anh Tôn Hòa Thuận (57 tuổi, quận 5, TP Hồ Chí Minh đã đảm nhận tất cả những phần việc chỉ dành cho phụ nữ.
Từ việc tắm rửa, vệ sinh, đút ăn, chải đầu... cho mẹ, tất cả đều do anh Thuận đảm đương.
Gương anh Liêu Vũ Linh (SN 1989, xã Tài Văn, huyện Trần Đề, Sóc Trăng) khuyết tật do ảnh hưởng chất độc đi-ô-xin, mù 2 mắt, Anh học đánh đàn và thành người đánh nhạc thuê cho đám tiệc. Anh còn phụng dưỡng mẹ già hơn 70 tuổi. Hiện tại, anh Linh đã có gia đình với 2 con nhỏ
Thiếu may mắn, chị Lê Thị Phước Tâm lấy phải người chồng không có trách nhiệm. khi con gái được hơn 1 tuổi chị Tâm ôm con về nhà mẹ đẻ ở ấp 4, xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu) sinh sống.
|
Chị Lê Thị Phước Tâm (ấp 4, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu) xoa bóp chân cho mẹ mỗi khi trái gió, trở trời. |
Bản thân chị Tâm là nạn nhân chất độc da cam, đầu bị móp, mắt bên phải không nhìn rõ, sức khỏe yếu .. gần 10 năm nay sức khỏe mẹ chị suy yếu, bệnh gan, phổi, thiếu máu não, thần kinh “đua nhau trỗi dậy”. từ ngày mẹ đổ bệnh, chị Tâm nghỉ làm ở nhà chăm mẹ, rảnh thì đi làm thuê kiếm thêm thu nhập. Đáng buồn hơn, cô con gái 13 tuổi bị động kinh phải điều trị tại Bệnh viện Tâm thần trung ương 2.
Từ ngày người chồng bỏ nhà đi làm ăn xa, chị Phùng Thị Ngọc (quận Tân Bình. TP Hồ Chí Minh) một mình “gánh” cả hai gia đình nghèo khó. Là điều dưỡng viên, chị Ngọc vừa phải chăm sóc 3 người ốm, gồm mẹ chồng (90 tuổi, bị bại liệt nằm một chỗ), mẹ ruột (gần 90 tuổi, thường xuyên đau ốm) và người chị chồng hơn 60 tuổi bị thiểu năng trí tuệ còn lo 4 đứa con thơ dại, trong đó có một đứa bị bệnh tự kỷ.
..................
Tại sao vẫn có người hiếu, người không? Trong cùng thời XH, cùng dân trí.