Báo chính thống nhà ta đăng
Leicester & Phật giáo: 12 cao tăng "hóa phép" gì ở King Power?
Mộc Miên - Theo Trí Thức Trẻ, 23/04/2016
Niềm tin vào đức Phật, cùng sự trợ giúp của 12 cao tăng sẽ giúp Leicester City của thầy trò Ranieri vượt qua mọi “kiếp nạn” Premier League để… “thành chính quả”?
Hỗn dung tôn giáo
Có thể nói Leicester City của gia đình Srivaddhanaprabha là đội bóng của Phật giáo hay bị ảnh hưởng lớn từ đạo Phật.
Vì cũng giống bao người Thái Lan khác, ông chủ Vichai Srivaddhanaprabha là Phật tử.
Cậu con trai cả Aiyawatt Srivaddhanaprabha hay còn gọi là “Top Khun” trước khi được cha bổ nhiệm vào cương vị Phó Chủ tịch Leicester City cũng đã trải qua 3 tháng tu hành ở chùa Thepsirin tại Bangkok.
Leicester nhận được sự ủng hộ từ nhà Phật???
Từ khi mua lại Leicester City năm 2010, mùa Hè nào gia đình Srivaddhanaprabha cũng đưa “Bầy cáo” tới Thái Lan du đấu, tập luyện. Nhưng trước hết, họ được đưa vào những ngôi chùa nổi tiếng tại Bangkok như Phra Maha Mondop hay Thepsirin.
Ngoại trừ gia đình Srivaddhanaprabha, chẳng thành viên Leicester City nào theo Phật giáo. Vậy nên với những ngôi sao như Jamie Vardy, việc đặt chân đến chùa đơn thuần giống như một chuyến du lịch, khám phá văn hóa.
Nhưng những Phật tử như cha con Srivaddhanaprabha thì nghĩ khác. Họ đưa Leicester đến Phra Maha Mondop là để bái Phật và cầu nguyện đức Phật che chở, ban cho sức mạnh.
“Bầy cáo” vượt quãng đường xa từ xứ Sương mù tới xứ Chùa vàng bái Phật. Ngược lại, gia đình Srivaddhanaprabha cũng thường xuyên mời các vị hòa thượng Thái Lan tới tận nước Anh xa xôi để cầu nguyện, đuổi ta ma và thực hiện những nghi lễ của Phật giáo.
Phần lớn giới cầu thủ Leicester City là những người Công giáo. Vậy họ phản ứng ra sao trước việc giới chủ liên tục mời các hòa thượng Thái Lan tới King Power để thực hiện những nghi lễ rất lạ với họ và với đội bóng?
Theo Telegraph, mỗi khi đến King Power, các vị hòa thượng Thái Lan thường dùng một thứ nước gọi là “nước thánh” (holy water) vẩy lên người các ngôi sao Leicester, cho họ một tấm bùa chú bằng vải hay dùng cây gậy tích trượng gõ nhẹ lên đầu họ.
Các ngôi sao Leicester hoàn toàn tin vào Phật pháp.
Kết quả thế nào? Jamie Vardy từng thổ lộ: “Tôi nghĩ sự nghiệp của mình sẽ chẳng đi về đâu. Nhưng mọi chuyện đã thay đổi khi tôi gặp các nhà sư Thái Lan. Họ nên đến thường xuyên hơn, vì mỗi lần được họ ban phép, tôi luôn cảm thấy tự tin mỗi khi vào sân”.
Như vậy, đã không có sự xung đột tôn giáo xảy ra ở King Power.
Những ngôi sao Công giáo như Vardy, Kasper Schmeichel, Riyad Mahrez… tin vào “Thiên Chúa toàn năng” nhưng họ cũng tiếp nhận những nghi lễ tôn giáo mới với niềm tin mới vào “Phật Pháp vô biên”, tức là có sự “hỗn dung tôn giáo” ở Leicester - điều hiếm gặp ở các nước châu Âu.
Theo lý giải của Pirom Methaveerapong - thành viên BLĐ Leicester City: “Triết lý của đạo Phật rất gần gũi với cuộc sống nên dễ đi vào lòng người”.
Phật giáo đã có chỗ đứng nhất định ở Leicester City. Đó lại là một thành công nữa của gia đình Phật tử Srivaddhanaprabha.
Những nghi lễ của 12 cao tăng
Tại nước Anh, Thiên Chúa giáo chiếm tới 59,9%, Phật giáo chỉ nằm trong nhóm những tôn giáo xa lạ khác chiếm 1,9%. Vậy nên, khi chứng kiến những nhà sư Thái Lan xuất hiện ở King Power, người hâm mộ nước Anh rất ngạc nhiên hoặc… kỳ quặc.
Mùa giải năm ngoái, điều thần kỳ đã xảy ra với Leicester City trong cuộc chiến trụ hạng. Mùa giải năm nay, điều thần kỳ hay điên rồ tiếp tục xảy ra: Leicester City đang ở rất gần chức vô địch Premier League.
Các nhà sư Thái Lan tới Leicester để thực hiện rất nhiều nghi lễ cúng bái.
Lúc này thì người ta mới để ý kỹ đến những nhà sư Thái Lan. Báo chí Anh thậm chí còn đặt ra câu hỏi, phải chăng Phật giáo và những vị cao tăng đến từ viễn Đông chính là thứ vũ khí bí mật của Leicester City?
Có tổng cộng 12 vị cao tăng Thái Lan, đứng đầu là đại hòa thượng nổi tiếng Phra Prommangkalachan - trụ trì chùa Traimitr thường xuyên đến Leicester City hành lễ, ban phép, cúng bái.