- Biển số
- OF-16170
- Ngày cấp bằng
- 10/5/08
- Số km
- 5,345
- Động cơ
- 552,573 Mã lực
Chúng ta có quá nhiều mối lo toan thường nhật, nên chỉ ít lâu sau đã quên bẵng đi mất, vì lý do gì mà Mỹ và phương tây đưa ra các biện pháp cấm vận nước Nga, và cấm vận như thế nào. Để hiểu tình hình quan hệ Nga-phương tây và Nga-Ukraina chúng ta bắt buộc phải nhớ lại điều này, thì mới hiểu được câu chuyện sẽ đi đâu, về đâu – bởi việc cấm vận này ban đầu chả liên quan đến vùng đất tranh chấp là bán đảo Crimea, rồi sau này nó cũng chỉ là một trong rất nhiều nguyên nhân chính thức thôi.
Xin nhắc lại: sau khi 1991 CCCP tan rã và Nga thu về các vũ khí hạt nhân của Liên bang từ vài nước cộng hòa cũ nay đã trở nên quốc gia độc lập (không phải họ “ngây thơ” nên bị Nga hay Mỹ dụ dỗ đâu, đơn giản là làm sao đủ chi phí để mà duy trì, bảo dưỡng, nâng cấp những thứ vũ khí công nghệ tối tân ấy, trong khi ăn còn chả đủ…). Khối quân sự Varshava không còn nữa, đâm ra NATO cũng “mất phương hướng” theo, chả biết phát triển kiểu gì nữa ngoài diễu võ giương oai kiểu ném bom Serbi hay trừng trị Milocevich. Ngay Mỹ những năm 90 cũng khá tự đắc với chiến thắng đối với khối XHCN, chỉ đứng sau giật dây chính phủ Yeltsin nghĩ là như thế cũng đủ kiềm tỏa “con gấu Nga” rồi, và mắc sai lầm lớn nhất đó là thả lỏng “con hổ Trung Quốc” đang yếu ớt sau chỉ một khoảng thời gian ngắn trở thành một cường quốc về kinh tế. Thậm chí những năm đầu Putin lên nắm quyền (trước đấy Mỹ nào có biết Putin là ai đâu?) quan hệ NATO và Nga còn cực kỳ hữu hảo, tới mức có nhiều hội đồng chung về điều này, điều kia quá… Putin đã từng pha trò với cô nhà báo Ba Lan rằng có lẽ đến lúc phải lập Liên bang Xô viết Nga-NATO mất! (“hội đồng” tiếng Nga cũng chính là “xô viết” đấy – chả hiểu tại sao từ thời “các cụ” chúng ta không chịu dịch ra mà cứ dùng nguyên từ “xô viết” và từ đó mới đẻ ra tên gọi “Liên Xô”…). Vậy thì vào thời điểm nào và lý do vì sao quan hệ nồng ấm ấy lại tự nhiên mất đi, rồi lại cấm vận nhau?
Chuyện cấm vận bắt đầu từ một nhân vật là Sergei Magnitsky (sn 1972, quê quán Odessa tức là cảng của Ukraina thật, nhưng sống ở Nga). Chàng này tốt nghiệp trường Kinh tế Matxcơva (cùng trường với các vị như nguyên thủ tướng Phan Văn Khải, tay chủ “chợ Vòm” Telman Izmailov hay cô nàng tỷ phú Thảo “VietJet” chẳng hạn, chàng làm trong công ty kiểm toán quốc tế Firestone Duncan (do hai luật sư Mỹ sáng lập), và bởi kỹ năng nghề nghiệp tốt đã phát hiện một sơ đồ trốn thuế và hoàn thuế cực kỳ lớn có sự tham gia của nhiều quan chức cao cấp ở Nga cùng với lực lượng an ninh. Thế là năm 2008 anh chàng bị bắt, và trong vụ án chống lại Magnitsky có nhiều kẻ bị anh vạch mặt lại là người tham gia tố cáo anh. Magnitsky chết trong tù ở Moscow thiếu 7 ngày thì đủ 1 năm – là thời hạn phải đưa ra xét xử theo luật định của Nga.
Vụ việc (một cơ quan thuế với số đơn vị theo quận ở thủ đô Matxcơva là 28 trong một ngày cuối năm quyết định hoàn thuế 5,4 tỷ rúp – độ 200 triệu USD, và các công ty nhận được đều là sân sau của maphia, có ăn chia cho một số sỹ quan an ninh cũng như các cán bộ sở thuế) bị Sergei Magnitsky phát hiện ra vụ việc này từ trước, do đó quỹ nước ngoài The Hermitage Capital – vốn là khách hàng của công ty anh chàng - là bên bị hại (bị chiếm mất một loạt công ty con, và chính những công ty con này theo sơ đồ sẽ nhận được tiền hoàn thuế khổng lồ) đã phát đơn kiện sớm 3 tuần trước khi tiền được rút khỏi ngân khố nhà nước, tuy vậy không những không ngăn chặn được gì mà anh còn bị bắt vì tội trốn thuế, lừa đảo, tham nhũng! Sau một năm ở tù anh chết để lại vợ và đứa con trai nhỏ tuổi. Các sĩ quan an ninh đều được thăng chức, vụ việc do Magnitsky tố cáo được Bộ an ninh công bố là không hề có sai phạm. Sau cái chết của Sergei (vì có yếu tố ngoại nên được báo chí vào cuộc này) rất nhiều công dân Nga gửi thư đến công luận tố cáo những nhân vật có liên quan tới vụ án của anh. Đơn giản là họ “super soi” từng người, xem thu nhập gia đình thế nào, gia cảnh làm sao, vì sao mà có thể giàu lên nhanh chóng trong vài năm như vậy…tố cáo cả tài khoản nước ngoài của những kẻ liên quan trực tiếp này. Nhà cửa ở đâu, đất cát xe cộ thế nào, đứng tên những ai…những chứng cứ không thể nào chối bỏ được!
Sơ đồ chiếm tiền thuế này được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nữa, thiệt hại có lẽ lên tới cả tỷ USD. Cái chết của Magnitsky đã gây sự bất bình khá lớn tại nước ngoài. Khi đó Hilary Clinton và Obama đã chấp nhận để phía ngoại giao Mỹ “rắn mặt” với Nga đòi làm sáng tỏ vụ việc Magnitsky. Medvedev khi đó đương làm Tổng thống Nga phản ứng tương đối trung hòa, yếu ớt, đẩy quả bóng xuống dưới cho các bên điều tra. Ngày 14/12/2012 Tổng thống Mỹ (sau đó là Canada) đã ký chấp thuận “Luật Magnitsky” – sẽ cấm vận cá nhân với những kẻ có liên quan tới cái chết của người kiểm toán này – Mỹ đòi hỏi Nga phải bảo vệ quyền con người và người nào cũng được bình đẳng trước pháp luật. 60 nhân vật công dân Nga, gồm cả viện kiểm sát, quan tòa, điều tra viên, an ninh, phòng thuế, Bộ Tài chính…họ sẽ không nhận được visa ra nước ngoài và tài sản (nếu có) của họ ở những nước có luật trên sẽ bị tịch thu. Tức là Mỹ dùng luật này để chống tham nhũng tại Nga! Nước Anh kêu gọi tất cả các nước EU chấp nhận đạo luật tương tự “luật Magnitsky”. Đến năm 2020 Anh mới thông qua được việc cấm vận 47 người trong đó có 25 công dân Nga vì liên quan tới cái chết của Sergei Magnitsky. Hàng năm có giả vì đấu tranh về quyền con người được trao, mang tên “Sergei Magnitsky” – do ông chủ quỹ Hermitage tên là Bill Browder thành lập.
Phía Nga tiếp tục điều tra nghi phạm chính, là… Bill Browder, và theo kết quả điều tra thì để xóa dấu vết tội trốn thuế và những hành vi phạm pháp khác, Bill đã ám hại 4 nhân vật (3 cái chết kia có nhiều bằng chứng, trong đó có cái chết của Magnitsky ít bằng chứng nhất nhưng có thể xâu chuỗi được thành một bức tranh tội phạm – họ dường như bị sát hại bằng một loại nấm cực độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc loại thuốc độc do phương Tây chế tạo – đối nghịch lại với “Navichoc” của Nga sản xuất). Có thể thấy đây là đòn trả đũa của Nga cho vụ việc “Skripal” (Nga đầu độc cựu điệp viên của mình tại Anh) chứ không phải vì cái chết của Magnitsky nữa…Bộ phim tài liệu về Magnitsky và đạo luật này đã được quay bằng tiền của nước ngoài nhưng bị cấm bởi Bill Browder, chưa được chiếu ở nước ngoài (nhưng một bản copy lọt ra và được chiếu ở Nga) bởi đạo diễn phát hiện ra tội lỗi của...chính người đặt hàng là Bill Browder (còn ông này thì bảo an ninh Nga đã tác động vào phim mất rồi). Nhưng Thụy Sỹ chẳng hạn thì đã dừng, không tuân thủ theo đạo luật Magnitsky này nữa vì thiếu bằng cớ. Cho tới ngày hôm nay chúng ta là người ngoài cuộc thì chỉ có thể nói rằng đạo luật Magnitsky mang nhiều tính chính trị hơn là để bảo vệ quyền con người hay chống tham nhũng tại Nga. Nhưng nó đã mở đầu cho trend dùng cấm vận để chống lại Nga mà Mỹ là nước hăng hái áp dụng nhất!
-Luật Magnitsky: 64 cá nhân, 7 công ty
-cấm vận vì Crimea và miền Đông của Ukraina: 317 cá nhân, 490 công ty
-vì tấn công tin tặc vào Mỹ và EC: 52 cá nhân, 28 công ty.
-vì ủng hộ Syria: 12 cá nhân, 6 công ty
-vì bán hàng cho Iraq, Bắc Triều Tiên, Syria: 6 cá nhân, 16 công ty.
-vì dùng vu khí hóa học: 19 cá nhân, 11 công ty.
-bán vũ khí cho Lyvia: 1 cá nhân.
-vì can thiệp vào bầu cử của USA: 20 cá nhân, 11 công ty.
-theo đạo luật “vì an ninh năng lượng châu Âu”: 7 công ty.
Các Tổng thống đã từng ký cấm vận bao nhiêu trường hợp: Obama 555 trường hợp, Trump 222; Biden 61.
Ghi chú:
Tại sao chỉ có một trường hợp phía Nga dám khiếu kiện ngược lại Mỹ vì cấm vận, và thực chất cấm vận Nga để làm gì xin hồi sau sẽ rõ!
Theo Nam Nguyễn
Bia mộ của Sergei Magnitsky
Chủ mưu hay người đấu tranh cho nhân quyền? Mr Bill Browder.
Xin nhắc lại: sau khi 1991 CCCP tan rã và Nga thu về các vũ khí hạt nhân của Liên bang từ vài nước cộng hòa cũ nay đã trở nên quốc gia độc lập (không phải họ “ngây thơ” nên bị Nga hay Mỹ dụ dỗ đâu, đơn giản là làm sao đủ chi phí để mà duy trì, bảo dưỡng, nâng cấp những thứ vũ khí công nghệ tối tân ấy, trong khi ăn còn chả đủ…). Khối quân sự Varshava không còn nữa, đâm ra NATO cũng “mất phương hướng” theo, chả biết phát triển kiểu gì nữa ngoài diễu võ giương oai kiểu ném bom Serbi hay trừng trị Milocevich. Ngay Mỹ những năm 90 cũng khá tự đắc với chiến thắng đối với khối XHCN, chỉ đứng sau giật dây chính phủ Yeltsin nghĩ là như thế cũng đủ kiềm tỏa “con gấu Nga” rồi, và mắc sai lầm lớn nhất đó là thả lỏng “con hổ Trung Quốc” đang yếu ớt sau chỉ một khoảng thời gian ngắn trở thành một cường quốc về kinh tế. Thậm chí những năm đầu Putin lên nắm quyền (trước đấy Mỹ nào có biết Putin là ai đâu?) quan hệ NATO và Nga còn cực kỳ hữu hảo, tới mức có nhiều hội đồng chung về điều này, điều kia quá… Putin đã từng pha trò với cô nhà báo Ba Lan rằng có lẽ đến lúc phải lập Liên bang Xô viết Nga-NATO mất! (“hội đồng” tiếng Nga cũng chính là “xô viết” đấy – chả hiểu tại sao từ thời “các cụ” chúng ta không chịu dịch ra mà cứ dùng nguyên từ “xô viết” và từ đó mới đẻ ra tên gọi “Liên Xô”…). Vậy thì vào thời điểm nào và lý do vì sao quan hệ nồng ấm ấy lại tự nhiên mất đi, rồi lại cấm vận nhau?
Chuyện cấm vận bắt đầu từ một nhân vật là Sergei Magnitsky (sn 1972, quê quán Odessa tức là cảng của Ukraina thật, nhưng sống ở Nga). Chàng này tốt nghiệp trường Kinh tế Matxcơva (cùng trường với các vị như nguyên thủ tướng Phan Văn Khải, tay chủ “chợ Vòm” Telman Izmailov hay cô nàng tỷ phú Thảo “VietJet” chẳng hạn, chàng làm trong công ty kiểm toán quốc tế Firestone Duncan (do hai luật sư Mỹ sáng lập), và bởi kỹ năng nghề nghiệp tốt đã phát hiện một sơ đồ trốn thuế và hoàn thuế cực kỳ lớn có sự tham gia của nhiều quan chức cao cấp ở Nga cùng với lực lượng an ninh. Thế là năm 2008 anh chàng bị bắt, và trong vụ án chống lại Magnitsky có nhiều kẻ bị anh vạch mặt lại là người tham gia tố cáo anh. Magnitsky chết trong tù ở Moscow thiếu 7 ngày thì đủ 1 năm – là thời hạn phải đưa ra xét xử theo luật định của Nga.
Vụ việc (một cơ quan thuế với số đơn vị theo quận ở thủ đô Matxcơva là 28 trong một ngày cuối năm quyết định hoàn thuế 5,4 tỷ rúp – độ 200 triệu USD, và các công ty nhận được đều là sân sau của maphia, có ăn chia cho một số sỹ quan an ninh cũng như các cán bộ sở thuế) bị Sergei Magnitsky phát hiện ra vụ việc này từ trước, do đó quỹ nước ngoài The Hermitage Capital – vốn là khách hàng của công ty anh chàng - là bên bị hại (bị chiếm mất một loạt công ty con, và chính những công ty con này theo sơ đồ sẽ nhận được tiền hoàn thuế khổng lồ) đã phát đơn kiện sớm 3 tuần trước khi tiền được rút khỏi ngân khố nhà nước, tuy vậy không những không ngăn chặn được gì mà anh còn bị bắt vì tội trốn thuế, lừa đảo, tham nhũng! Sau một năm ở tù anh chết để lại vợ và đứa con trai nhỏ tuổi. Các sĩ quan an ninh đều được thăng chức, vụ việc do Magnitsky tố cáo được Bộ an ninh công bố là không hề có sai phạm. Sau cái chết của Sergei (vì có yếu tố ngoại nên được báo chí vào cuộc này) rất nhiều công dân Nga gửi thư đến công luận tố cáo những nhân vật có liên quan tới vụ án của anh. Đơn giản là họ “super soi” từng người, xem thu nhập gia đình thế nào, gia cảnh làm sao, vì sao mà có thể giàu lên nhanh chóng trong vài năm như vậy…tố cáo cả tài khoản nước ngoài của những kẻ liên quan trực tiếp này. Nhà cửa ở đâu, đất cát xe cộ thế nào, đứng tên những ai…những chứng cứ không thể nào chối bỏ được!
Sơ đồ chiếm tiền thuế này được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nữa, thiệt hại có lẽ lên tới cả tỷ USD. Cái chết của Magnitsky đã gây sự bất bình khá lớn tại nước ngoài. Khi đó Hilary Clinton và Obama đã chấp nhận để phía ngoại giao Mỹ “rắn mặt” với Nga đòi làm sáng tỏ vụ việc Magnitsky. Medvedev khi đó đương làm Tổng thống Nga phản ứng tương đối trung hòa, yếu ớt, đẩy quả bóng xuống dưới cho các bên điều tra. Ngày 14/12/2012 Tổng thống Mỹ (sau đó là Canada) đã ký chấp thuận “Luật Magnitsky” – sẽ cấm vận cá nhân với những kẻ có liên quan tới cái chết của người kiểm toán này – Mỹ đòi hỏi Nga phải bảo vệ quyền con người và người nào cũng được bình đẳng trước pháp luật. 60 nhân vật công dân Nga, gồm cả viện kiểm sát, quan tòa, điều tra viên, an ninh, phòng thuế, Bộ Tài chính…họ sẽ không nhận được visa ra nước ngoài và tài sản (nếu có) của họ ở những nước có luật trên sẽ bị tịch thu. Tức là Mỹ dùng luật này để chống tham nhũng tại Nga! Nước Anh kêu gọi tất cả các nước EU chấp nhận đạo luật tương tự “luật Magnitsky”. Đến năm 2020 Anh mới thông qua được việc cấm vận 47 người trong đó có 25 công dân Nga vì liên quan tới cái chết của Sergei Magnitsky. Hàng năm có giả vì đấu tranh về quyền con người được trao, mang tên “Sergei Magnitsky” – do ông chủ quỹ Hermitage tên là Bill Browder thành lập.
Phía Nga tiếp tục điều tra nghi phạm chính, là… Bill Browder, và theo kết quả điều tra thì để xóa dấu vết tội trốn thuế và những hành vi phạm pháp khác, Bill đã ám hại 4 nhân vật (3 cái chết kia có nhiều bằng chứng, trong đó có cái chết của Magnitsky ít bằng chứng nhất nhưng có thể xâu chuỗi được thành một bức tranh tội phạm – họ dường như bị sát hại bằng một loại nấm cực độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc loại thuốc độc do phương Tây chế tạo – đối nghịch lại với “Navichoc” của Nga sản xuất). Có thể thấy đây là đòn trả đũa của Nga cho vụ việc “Skripal” (Nga đầu độc cựu điệp viên của mình tại Anh) chứ không phải vì cái chết của Magnitsky nữa…Bộ phim tài liệu về Magnitsky và đạo luật này đã được quay bằng tiền của nước ngoài nhưng bị cấm bởi Bill Browder, chưa được chiếu ở nước ngoài (nhưng một bản copy lọt ra và được chiếu ở Nga) bởi đạo diễn phát hiện ra tội lỗi của...chính người đặt hàng là Bill Browder (còn ông này thì bảo an ninh Nga đã tác động vào phim mất rồi). Nhưng Thụy Sỹ chẳng hạn thì đã dừng, không tuân thủ theo đạo luật Magnitsky này nữa vì thiếu bằng cớ. Cho tới ngày hôm nay chúng ta là người ngoài cuộc thì chỉ có thể nói rằng đạo luật Magnitsky mang nhiều tính chính trị hơn là để bảo vệ quyền con người hay chống tham nhũng tại Nga. Nhưng nó đã mở đầu cho trend dùng cấm vận để chống lại Nga mà Mỹ là nước hăng hái áp dụng nhất!
-Luật Magnitsky: 64 cá nhân, 7 công ty
-cấm vận vì Crimea và miền Đông của Ukraina: 317 cá nhân, 490 công ty
-vì tấn công tin tặc vào Mỹ và EC: 52 cá nhân, 28 công ty.
-vì ủng hộ Syria: 12 cá nhân, 6 công ty
-vì bán hàng cho Iraq, Bắc Triều Tiên, Syria: 6 cá nhân, 16 công ty.
-vì dùng vu khí hóa học: 19 cá nhân, 11 công ty.
-bán vũ khí cho Lyvia: 1 cá nhân.
-vì can thiệp vào bầu cử của USA: 20 cá nhân, 11 công ty.
-theo đạo luật “vì an ninh năng lượng châu Âu”: 7 công ty.
Các Tổng thống đã từng ký cấm vận bao nhiêu trường hợp: Obama 555 trường hợp, Trump 222; Biden 61.
Ghi chú:
Tại sao chỉ có một trường hợp phía Nga dám khiếu kiện ngược lại Mỹ vì cấm vận, và thực chất cấm vận Nga để làm gì xin hồi sau sẽ rõ!
Theo Nam Nguyễn
Bia mộ của Sergei Magnitsky
Chủ mưu hay người đấu tranh cho nhân quyền? Mr Bill Browder.