...Thử tưởng tượng bạn đang ngủ ngon, một âm thanh ban đầu là ọ ẹ, sau đó là thông báo nhà nào có chó thì đem đi tiêm phòng dại. Bạn thức giấc, bạn cố gắng không nghe cái âm thanh đó nhưng càng cố gắng thì âm thanh đó càng to, càng rõ ràng... Lúc này âm thanh đó đã chuyển sang mục thời sự quốc tế, bạn điên tiết, bạn ước gì có thể dùng cái điều khiển TV để tắt cái âm thanh đó đi. Bạn không thể làm được việc đó vì âm thanh được phát ra từ cái loa phường đang treo trên cột điện ngoài ban công nhà bạn.
Không biết có bác nào thích cái loa phường này không chứ em thì chỉ muốn trèo lên dứt mịe nó cái dây ra cho nó tịt a lô luôn (h)
Đại tiện luôn một bài của bác Đ.D Đặng Nhật Minh:
Không biết có bác nào thích cái loa phường này không chứ em thì chỉ muốn trèo lên dứt mịe nó cái dây ra cho nó tịt a lô luôn (h)
Đại tiện luôn một bài của bác Đ.D Đặng Nhật Minh:
Chẳng biết trong chương trình bàn tròn: Góp ý xây dựng văn hoá người Hà nội do báo Lao Động phát động, có ý kiến nào bàn về chuyện cái loa không? Hay chuyện này coi như chuyện khổ lắm, nói mãi chẳng đi đến đâu nên không ai muốn bàn nữa.
Kể từ ngày giải phóng thủ đô cái loa đã xuất hiện trong đời sống của người Hà nội cho đến nay đã hơn nửa thế kỷ. Thực ra người Hà nội biết đến cái loa sớm hơn. Nó xuất hiện lần đầu trên quảng trường Ba Đình vào buổi sáng ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945 để loan đi câu nói ấm áp của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tôi nói đồng bào nghe rõ không? Để rồi tất cả quảng trường đồng thanh hô to đáp lại: Rõ!. Cái loa sau đó đã truyền đi bản Tuyên ngôn Độc lập, mở đầu một chương mới trong lịch sử dân tộc. Từ bấy đến nay cái loa là người bạn thân thiết gần gũi nhất của người dân thủ đô. Năm giờ sáng ta đã nghe tiếng loa hô tập thể dục, chiều chiều tan giờ làm việc ta lại nghe tiếng loa đọc tin tức thời sự quốc tế, trong nước, chuyện trong phố, trong phường Loa nhắc nhở ta làm vệ sinh đường phố vào mỗi sáng thứ 7 hàng tuần. Loa kêu gọi ta đưa trẻ nhỏ đi tiêm chủng để phòng bệnh, đem chó đi tiêm ngừa dại. Loa mời họp khu phố, loa phổ biến tình hình trật tự trị an để ta đề phòng kẻ gian. Một thời gian sau giải phóng cái loa trên nóc Nhà hát lớn còn thay cho cái đồng hồ, đều đặn hú còi vào đúng 12 giờ trưa.Trong những ngày không quân Mỹ ném bom Miền Bắc cái loa theo dõi để thông báo cho ta hoạt động của máy bay địch. Loa hú còi báo động giục ta xuống hầm khi giặc lái Mỹ xâm phạm vùng trời thủ đô. Thời bao cấp loa thông báo cho ta biết các của hàng mậu dịch bắt đầu bán ô tem phiếu nào? Công lao của cái loa quả không nhỏ. Nhưng dù có công đến mấy cũng phải nói thật với nhau một điều: anh bạn này cũng làm mệt chúng ta không ít khi cứ ngày hai buổi đến chơi nhà mãi như thế này. Đã hơn 50 năm qua biết bao vật đổi sao dời mà cái loa vẫn còn đó, không thay đổi.
Từ lâu rồi Hà nội không còn báo động máy bay. Từ lâu rồi không còn cảnh sắp hàng mậu dịch với đủ thứ tem phiếu.Nhà nhà đều có TV để theo dõi tin tức thời sự trong ngoài nước. Báo chí nay đầy rẫy trên các sạp, muốn đọc tin gì cũng có. Rõ ràng cái loa đã hoàn thành xong nhiệm vụ của mình trong một giai đoạn nhất định, đáng được tuyên dương, nhưng nó không còn tác dụng như xưa nữa thậm chí còn gây phiền hà cho những gia đình nào bị cái loa suốt ngày chĩa thẳng vào nhà. Một dạo Hội đồng nhân dân thành phố cũng có đem chuyện cái loa ra bàn nhưng rồi cũng không đi đến quyết định gì dứt khoát vì thấy nó vẫn cần cho đời sống. Dẹp nó đi không đành nhưng để nó tiếp tục tồn tại như bấy lâu nay cũng không ổn. Đúng là bỏ thì thương, vương thì tội. Nên chăng đã đến lúc giao cho cái loa một chức năng thích hợp hơn với hoàn cảnh mới, giai đoạn mới? Hãy bớt đi những bản tin thời sự trong nước và quốc tế ( mà thực chất là đọc lại trên các báo) với những giọng đọc không lấy gì làm chuẩn lắm của các phát thanh viên phường. Cái loa chỉ làm chức năng thông báo những việc tối cần thiết, làm chiếc cầu nối giữa chính quyền địa phương và những người dân trong phường, trong khóm. Nếu chỉ làm như vậy thì cái loa vẫn tiếp tục là người bạn thân thiết của mọi nhà. Những ngày lễ tết tiếng nhạc phát ra từ những chiếc loa cũng làm phố phường thêm rộn ràng náo nức. Cái loa vẫn cần cho đời sống, nhưng nó nhận lãnh một nhiệm vụ khiêm tốn hơn, chỉ cất tiếng vừa đủ, vào những giờ nhất định để đỡ làm phiền đến mọi người đang cần sự yên tĩnh sau những lúc làm việc căng thẳng.