- Biển số
- OF-13836
- Ngày cấp bằng
- 10/3/08
- Số km
- 1,132
- Động cơ
- 528,024 Mã lực
- Website
- www.giangduydat.vn
Xin chia sẻ một số kĩ thuật chụp Đêm, chụp Pháo hoa, chụp Ngoài trời... để các bác mới có máy ảnh còn chưa chụp thành thạo tham khảo thêm:
1- Đối với dòng máy Gia đình - PnS:
a- Lưu ý khi chụp cảnh đêm:
- Cần để ở chế độ P với các máy có chế độ này. Hạn chế để ở Auto hoàn toàn để có thể tham gia hiệu chỉnh them theo ý muốn.
- Cần đặt độ nhạy sáng cao, nhất là khi không bật đèn pop-up: iso thường dùng là 200-400 khi chụp có đèn, và 800 đến 1600 khi chụp không đèn.
- Một chiếc chân máy hay một điểm để máy chắc chắn là cần thiết.
- Vệ sinh ống kính bằng giấy mềm, khăn lau chuyên dụng là cần thiết.
- Tránh những nguồn sáng mạnh chiếu thẳng chính diện từ phía trước máy tới gây ha lô cho ống kính máy ảnh và làm ảnh lóe sáng.
- Tùy điều kiện nguốn sáng môi trường mà có tốc độ hợp lí khi dùng chế độ M (thường 1/15s khi chụp người đứng trong cảnh đường phố - nhà thờ ban đêm)
- Nên dùng bù trừ sáng (bù trừ EV) hợp lí khi chụp cảnh đêm. Với cảnh đêm chủ thể hay sáng hơn hậu cảnh nên hay giảm trừ từ -0.7 đến -1.0EV là hợp lí.
- Nên dùng chế độ đèn chậm để hậu cảnh (đường phố, nhà thờ…) sáng rõ sau chủ thể.
Trường hợp này cần chụp chắc tay.
b- Lưu ý khác:
- Cảnh đêm với đường phố lung linh đầy màu sắc, nên chụp cận cảnh một số chi tiết đặc sắc nhỏ bằng chế độ cận cảnh (Macro) trên máy. Không nên dùng đèn (tắt flash) trong những trường hợp này.
- Nên có một thẻ nhớ dung lượng cao từ 4-8Gb để thoải mái hơn khi chụp thật nhiều ảnh hay có thể ngẫu hứng quay 1 clip sống động. Thẻ nhớ hiện giá chỉ còn 40-50% so với tháng trước nên việc sắm thêm rất thuận lợi.
- Rất hạn chế việc bấm máy “giật cục” mà phải nhẹ nhàng bấm ½ cò rồi sau đó bấm tiếp.
- Khi chụp người (bạn bè, người thân) nên chụp nhiều ngoài trời, nơi đủ sáng để ảnh sáng rõ và đẹp hơn. Hạn chế chụp trong nhà, siêu thị, cửa hàng.
- Lưu ý những bối cảnh lộn xộng phía sau chủ thể. Hậu cảnh càng giản đơn thì chủ thể càng nổi bật.
- Muốn “xóa” phông cho chủ thể nổi bật cần:
+ Chọn hậu cảnh xa chủ thể.
+ Zoom vào tới tiêu cự xa và giữ chắc.
+ Chọn độ mở ống kính rộng nhất có thể (nếu máy điều chỉnh được)
- Nên IN ẢNH tại tiệm để xem và tặng bạn bè: vì chỉ có ảnh in trên giấy ảnh mới có cảm giác máy ảnh mình thật đẹp và bạn mình thật xinh tươi.
=============================================
Pháo hoa là một chủ đề khó, rất "khoai". Trước đây, nó chỉ thuộc độc quỳen cho những "cao thủ võ lâm" có thâm niên hàng chục năm cầm máy, hàng chục mùa pháo hoa.
Nay với sự hộ trợ của máy Digital việc chụp pháo hoa trở nên đơn giản dễ dàng đi rất nhiều. Tuy nhiên, cùng macro, thể thao pháo hoa là chủ đề vẫn "khó nhằn", nhất là với những người mới cầm máy.
1- Chuẩn bị:
- Chân máy càng vững chắc càng tốt, nên có vật nặng buộc (treo) làm đối trọng.
- Lens fix hay zoom có khẩu độ mở lớn: f=2.8, 1.8...(mặc dù không mở 2.8)
- Địa điểm chụp hợp lí tùy theo ý định chụp từng chùm hay tòan cảnh. Muốn chụp tòan cảnh cần ở xa.
- Có dây bấm mềm (loại cắm vào thân máy) tránh ngoại lực tác động làm rung máy.
- Dùng 1 tấm che đen để che ống kính nếu muốn chụp chồng những chùm pháo.
- Mặc ấm khi ở trên những nơi cao, có áo mưa dự phòng mưa phùn...
2- Các lưu ý khi chụp:
- Khẩu độ thích hợp khi chụp: f=16 và 22 nếu muốn ảnh tương phản mạnh, nổi bật đường chân trời và chùm pháo sắc nét, nổi bật trên nền trời.
Khẩu độ f=4 tới 5.6 nếu chụp tòan cảnh, muốn các cảnh vật, nguồn sáng phụ thêm chi tiết trên ảnh.
- Khi chụp với tốc độ B cần có test trước vfi chụp pháo hoa khó đo sáng, chủ yếu theo kinh nghiệm và test cụ thể.
- Set ISO vừa phải khoảng iso=400 nếu muốn hình không có sạn nhiễu.
- Nếu phải cầm máy trên tay cần set iso cao ~800 hay 1600, dùng khẩu độ mở lớn f=4.
- Canh nét bằng tay và có ước lượng chuẩn, vặn hết về vô cực và lui lại chút ít tùy khoảng cách từ máy tới chùm cánh pháo hoa.
- Dùng tấm che ống kính khi chụp ghép 2 hay nhiều chùm pháo bằng tốc độ chậm (BULB).
- Cao trào khi gần kết thúc từng đợt và rộn nhất là màn kết thúc, khi đó không có cơ hội chụp lại nữa nên cần test trước đó.
3- Chế biến hậu kì:
Cái này nhường các cao thủ Photoshop, em không dám qua mặt.
- Chỉnh tương phản, màu sắc, cấy ghép các chùm pháo...
===============================================
Chúc các bạn có những seri hình pháo hoa như ý và đón giao thừa thật vui!!!
Thân mến
Shop GIANG DUY ĐẠT
Lưu ý khi chụp cảnh đêm
( Một số lưu ý khi sử dụng máy ảnh chụp cảnh đêm)
( Một số lưu ý khi sử dụng máy ảnh chụp cảnh đêm)
1- Đối với dòng máy Gia đình - PnS:
a- Lưu ý khi chụp cảnh đêm:
- Cần để ở chế độ P với các máy có chế độ này. Hạn chế để ở Auto hoàn toàn để có thể tham gia hiệu chỉnh them theo ý muốn.
- Cần đặt độ nhạy sáng cao, nhất là khi không bật đèn pop-up: iso thường dùng là 200-400 khi chụp có đèn, và 800 đến 1600 khi chụp không đèn.
- Một chiếc chân máy hay một điểm để máy chắc chắn là cần thiết.
- Vệ sinh ống kính bằng giấy mềm, khăn lau chuyên dụng là cần thiết.
- Tránh những nguồn sáng mạnh chiếu thẳng chính diện từ phía trước máy tới gây ha lô cho ống kính máy ảnh và làm ảnh lóe sáng.
- Tùy điều kiện nguốn sáng môi trường mà có tốc độ hợp lí khi dùng chế độ M (thường 1/15s khi chụp người đứng trong cảnh đường phố - nhà thờ ban đêm)
- Nên dùng bù trừ sáng (bù trừ EV) hợp lí khi chụp cảnh đêm. Với cảnh đêm chủ thể hay sáng hơn hậu cảnh nên hay giảm trừ từ -0.7 đến -1.0EV là hợp lí.
- Nên dùng chế độ đèn chậm để hậu cảnh (đường phố, nhà thờ…) sáng rõ sau chủ thể.
Trường hợp này cần chụp chắc tay.
b- Lưu ý khác:
- Cảnh đêm với đường phố lung linh đầy màu sắc, nên chụp cận cảnh một số chi tiết đặc sắc nhỏ bằng chế độ cận cảnh (Macro) trên máy. Không nên dùng đèn (tắt flash) trong những trường hợp này.
- Nên có một thẻ nhớ dung lượng cao từ 4-8Gb để thoải mái hơn khi chụp thật nhiều ảnh hay có thể ngẫu hứng quay 1 clip sống động. Thẻ nhớ hiện giá chỉ còn 40-50% so với tháng trước nên việc sắm thêm rất thuận lợi.
- Rất hạn chế việc bấm máy “giật cục” mà phải nhẹ nhàng bấm ½ cò rồi sau đó bấm tiếp.
- Khi chụp người (bạn bè, người thân) nên chụp nhiều ngoài trời, nơi đủ sáng để ảnh sáng rõ và đẹp hơn. Hạn chế chụp trong nhà, siêu thị, cửa hàng.
- Lưu ý những bối cảnh lộn xộng phía sau chủ thể. Hậu cảnh càng giản đơn thì chủ thể càng nổi bật.
- Muốn “xóa” phông cho chủ thể nổi bật cần:
+ Chọn hậu cảnh xa chủ thể.
+ Zoom vào tới tiêu cự xa và giữ chắc.
+ Chọn độ mở ống kính rộng nhất có thể (nếu máy điều chỉnh được)
- Nên IN ẢNH tại tiệm để xem và tặng bạn bè: vì chỉ có ảnh in trên giấy ảnh mới có cảm giác máy ảnh mình thật đẹp và bạn mình thật xinh tươi.
=============================================
Những lưu ý khi chụp Đêm Pháo hoa
Pháo hoa là một chủ đề khó, rất "khoai". Trước đây, nó chỉ thuộc độc quỳen cho những "cao thủ võ lâm" có thâm niên hàng chục năm cầm máy, hàng chục mùa pháo hoa.
Nay với sự hộ trợ của máy Digital việc chụp pháo hoa trở nên đơn giản dễ dàng đi rất nhiều. Tuy nhiên, cùng macro, thể thao pháo hoa là chủ đề vẫn "khó nhằn", nhất là với những người mới cầm máy.
1- Chuẩn bị:
- Chân máy càng vững chắc càng tốt, nên có vật nặng buộc (treo) làm đối trọng.
- Lens fix hay zoom có khẩu độ mở lớn: f=2.8, 1.8...(mặc dù không mở 2.8)
- Địa điểm chụp hợp lí tùy theo ý định chụp từng chùm hay tòan cảnh. Muốn chụp tòan cảnh cần ở xa.
- Có dây bấm mềm (loại cắm vào thân máy) tránh ngoại lực tác động làm rung máy.
- Dùng 1 tấm che đen để che ống kính nếu muốn chụp chồng những chùm pháo.
- Mặc ấm khi ở trên những nơi cao, có áo mưa dự phòng mưa phùn...
2- Các lưu ý khi chụp:
- Khẩu độ thích hợp khi chụp: f=16 và 22 nếu muốn ảnh tương phản mạnh, nổi bật đường chân trời và chùm pháo sắc nét, nổi bật trên nền trời.
Khẩu độ f=4 tới 5.6 nếu chụp tòan cảnh, muốn các cảnh vật, nguồn sáng phụ thêm chi tiết trên ảnh.
- Khi chụp với tốc độ B cần có test trước vfi chụp pháo hoa khó đo sáng, chủ yếu theo kinh nghiệm và test cụ thể.
- Set ISO vừa phải khoảng iso=400 nếu muốn hình không có sạn nhiễu.
- Nếu phải cầm máy trên tay cần set iso cao ~800 hay 1600, dùng khẩu độ mở lớn f=4.
- Canh nét bằng tay và có ước lượng chuẩn, vặn hết về vô cực và lui lại chút ít tùy khoảng cách từ máy tới chùm cánh pháo hoa.
- Dùng tấm che ống kính khi chụp ghép 2 hay nhiều chùm pháo bằng tốc độ chậm (BULB).
- Cao trào khi gần kết thúc từng đợt và rộn nhất là màn kết thúc, khi đó không có cơ hội chụp lại nữa nên cần test trước đó.
3- Chế biến hậu kì:
Cái này nhường các cao thủ Photoshop, em không dám qua mặt.
- Chỉnh tương phản, màu sắc, cấy ghép các chùm pháo...
===============================================
Chúc các bạn có những seri hình pháo hoa như ý và đón giao thừa thật vui!!!
Thân mến
Shop GIANG DUY ĐẠT