Đọc cái thớt này của các bác thấy các bác nhiều ý kiến quá, xin còm mèn thế này:
1. Đừng làm phức tạp vấn đề
2. Không nên dùng từ xóa phông làm cho khó hiểu thêm
3. Cần hiểu đơn giản thế này thôi:
- Các bác đã hiểu DOF rồi: Đối tượng nằm trong DOF thì nét, càng đúng điểm đặt focus thì càng nét, càng xa nó càng không nét.
- Vậy xóa mờ tiền cảnh và hậu cảnh thì các bác phải tính làm sao cho hậu cảnh và tiền cảnh nằm ngoài DOF. Vùng muốn xóa mờ càng xa điểm FOCUS thì càng mờ, nói như các bác thì càng bị xóa. (kinh nghiệm: nếu các bác muốn xóa mờ nhiều hậu cảnh thì các bác để đối tượng càng xa càng tốt cái hậu cảnh ấy, hậu cảnh cố định thì các bác kéo chủ thể ra xa nền - dễ chưa nào?)
Thực tiễn:
- Trong các ống kính đời cũ thì độ sâu của trường nét (DOF) đều được ghi trên ống kính (vòng này nhiều bác không để ý nên không biết). Ống kính hiện nay thường không có. Nếu có dịp tôi sẽ chỉ cho các bác tính năng của vòng này và cách sử dụng chúng như thế nào, chỉ 15 phút là các bác nắm được ngay thôi. Khi các bác biết thì muốn xóa mờ hậu cảnh hay tiền cảnh các bác sẽ làm được hết (trăm phát trăm trúng).
- Ứng dụng của làm mờ hậu cảnh: Dùng trong các bức ảnh có chủ ý làm nối bật chủ thể như chụp chân dung; chụp tĩnh vật; chụp đặc tả... không ứng dụng trong chụp ảnh phong cảnh, không ứng dụng trong chụp ảnh tập thể.
- Kinh nghiệm: Nếu chụp ảnh chân dung: Khẩu độ thường để lớn hơn hoặc bằng 4. Tốc độ đặt theo cho đủ sáng: Hiệu quả làn da mịn màng, ảnh căng và mọng. Nếu các bác chụp chân dung với khẩu độ 11: Thôi rồi lượm ơi cái làn da châu á mỏng manh kia xa rồi ... còn đâu. Các bác cứ thử đi.
- Chụp ảnh chân dung: nên chụp bằng telefix sẽ cho ảnh rất đẹp. tiêu cự từ 70 trở lên. Nikon có đầu ống kính telefix f180/2,8 chuyên dụng chụp chân dung. Khi chụp với ống kính tele, cần phải có giá máy thì mới tốt. Không có thì cần nhiều kinh nghiệm (rồi sẽ có) mới chụp được đẹp.(nhiều kinh nghiệm nữa như chụp người có cái cằm vuông, người trán thấp, người gò má cao, người mũi tẹt, người hói.. chụp thế nào không cần PS nó vẫn đẹp ...)
- Chụp ảnh chân dung: khó nhất là bắt được cái hồn của người được chụp vậy nên phải tận dụng nhiều thời điểm bấm máy để chọn hay tạo tâm lý cho đối tượng chụp mới mong đạt được ý mình muốn. Khó nhì là cách chơi sáng: Ví dụ ánh sáng demitine, ven, lập thể: việc sử dụng ánh sáng trong chụp chân dung rất khó và cần có thời gian riêng để còm men. khó 3 là bố cục chân dung: kiểu salon: bố cục chăt chẽ tới từng mm. Chân dung kiểu mỹ: rộng rãi hơn nhưng nó cũng có quy tắc của nó (lúc nào cần các bác gọi nhé).
- Quy tắc biến đổi với tương quan nghịch giữa tốc độ, khẩu độ và độ nhạy ISO: có bài riêng (rất dễ hiểu). Ví dụ: 125/5,6 = 250/4 = 60/8.... ISO 200/125/5,6 = ISO 400/250/5,6
- WB (cân bằng trắng): Máy chụp phim không có, với máy số phải hiểu chính xác WB là gì thì các bác sẽ điều khiển được nó nghĩa là luôn có nhứng tấm ảnh trung thực về màu sắc
Thôi nói dài rồi chỉ sợ nói ... dại các bác lại đâm cho thì chỉ có nước bỏ dép chạy khỏi OF thì chết. Gặp lại các bác sau.