Em nghĩ,
1.Về FED: sẽ ko thay đổi quan điểm thắt chặt tiền tệ, chống lạm phát và sẽ tiếp tục sử dụng tỷ lệ 0.75 đề nâng Ls :
Cho đến lúc này, Fed đã thực hiện 6 lần nâng lãi suất liên tiếp, bắt đầu bằng đợt tăng lãi suất ¼% vào tháng 3 và đợt tăng lãi suất ½% vào tháng 5, sau đó là 3 đợt tăng lãi suất ¾% liên tiếp vào tháng 6, 7, 9 và tháng 11 (2/11/2022).
Điều này cho thấy ý chí ko lay chuyển của FED: Trọng tâm duy nhất của Fed là phải làm tất cả để lạm phát quay trở lại mục tiêu 2%.
Huống chi,
CPI tháng 11/2022, đã tăng 0,1% cho tất cả các mặt hàng khi nhà ở và lương thực tăng cho thấy việc tăng Ls của FED là đúng và chưa đủ lực.
2.Về Thế giới: Em nghĩ:
-Cuộc chiến ủy nhiệm ở Ucr sẽ giảm áp khi mà các chủ thể chunh1 đã đạt dược các mục đích cơ bản của họ.
-TTCK thế giới sẽ tăng tốt từ giữa 2023 nhờ kinh tế phục hồi bởi dòng tiền sẽ chảy vào mạnh hơn khi đỉnh lạm phát trôi qua và các NHTW sẽ đồng loạt giảm Ls, kích hoạt một đợt định giá lại tài sản mới, chuỗi cung ứng toàn cầu bớt chông chênh khi TQ dỡ bỏ cs zero Covid và xung đột ở Ucr bớt nặng nề, … TTCK VN, cũng nhờ thế, mà tốt theo.
3.Về VN mình: trước mắt, em nhận thấy:
-VN mình sẽ tìm mọi cách để đảm bảo lạm phát VN được giữ ở mức <4%.
Khi Fed tăng lãi suất và giá USD Mỹ tăng lên, sức ép lên tỷ giá đồng VND lớn dần. Từ đầu năm 2022, mặc dù Việt Nam vẫn có xuất khẩu ròng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dương, nhưng sức ép giảm giá đồng Việt Nam vẫn luôn thường trực.
Ko thể sử dụng dự trữ ngoại hối để neo giữ tỷ giá mãi được, nên NHNN bắt buộc phải dùng mọi kỷ thuật để cải thiện dòng tiền chảy vào SX-KD (Kích hoạt TT gọi vốn nội đia; Tạo ĐK cho dòng vốn lưu động of thế giới chảy vào VN qua TT tài chính; Điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay nhằm tạo ra một khoảng dao động hơn trước khi phải can thiệp; Bơm hút tiền nhịp nhàng để dảm bảo "đủ nước" cho hàng hóa lưu thông; Tăng Ls điều hành nhằm tạo sự cân bằng tương đối với mức lãi suất đã tăng của FED và của các NHTW trên thế giới có quan hệ giao thương với VN, ...).
Những nỗ lực này của VN có thể thấy dược thông qua sự đánh giá của các tổ chức có uy tín về VN.
-Yếu tố vĩ mô của Việt Nam cũng được đánh giá vẫn khả quan.
Và, trong xu thế phục hồi kinh tế toàn cầu nhờ lãi suất giảm, đồng VND mạnh lên, giá nguyên vật liệu đầu vào giảm và việc TQ sẽ mở cửa trở lại … sẽ tạo thêm động lực cho các DN làm ăn tốt hơn.
-TQ nới dần cs zero Covid cũng có lợi cho KT VN khi mà quan hệ TM giữa VN - TQ có tính bổ sung lẫn nhau trong cơ cấu XNK hàng hóa và TQ, cho đến hết T10/2022 vẫn là nước đầu tư lớn thứ 4 vào VN, với tổng số vốn lên tới >800 tr USD, chiếm khoảng 8% gì đấy
-Tín hiệu đạt đỉnh của cả lạm phát toàn cầu lẫn lãi suất của Mỹ sẽ kích thích các NĐT nước ngoài tìm đến những nơi tăng trưởng cao như các thị trường mới nổi -> Các quỹ của Tây lông sẽ tiếp tục giải ngân vào TTCK Việt Nam và VN-Index sẽ nằm trong xu hướng tăng điểm.
-TTCK VN sẽ khởi sắc trở lại: Với các yếu tố vĩ mô dần đi vào ổn định, sau khi có đủ các yếu tố để ổn định về lạm phát, tăng trưởng, ... VN đã có tín hiệu mở room để khơi thông dòng vốn, đây là điều căn cơ cho TTCK Việt Nam.
Những yếu tố trên có thể tạo nên tâm lý tích cực cho TTCK VN. Khả năng là VN-Index sẽ dao động trong vùng tâm lý 1000 - 1.120 điểm trong tháng 12/2022 và trước tết AL Và VN-Index khả năng là sẽ trở lại mức 1.300 – 1.350 điểm trong những tháng cuối năm 2023.
Tuy nhiên, em nghĩ là đà tăng sẽ khá mong manh và không ổn định, rung lắc trong phiên sẽ là rất mạnh trong bối cảnh áp lực Ls, tỷ giá và năng lực thanh toán cho trái phiếu DN đáo hạn vẫn còn đó.
=> Vì thế, trước 15/12, CCCM chạy được thì chạy, ko chạy kịp để chốt lời quay vòng tiền … thì ôm cp cũng chả sao. Đợi đến cuối 2023, thế nào mà chả có lời hơn là gửi NH ! Hihi
Em hay nhìn ngó ra ngoài và rất có cái tính dân tộc rất hẹp hòi ạ. Thế nên, em chỉ muốn quân mình thắng trên mọi chiến trường thôi. Vì thế, chia sẽ rất thật lòng, mong nhà chứng mình thành công, ko để người ngoài vào cướp xương máu ạ !