[Funland] Chúng ta có nên bỏ thuốc lá hay không các Cụ nhể?

Bupket

Xe điện
Biển số
OF-423058
Ngày cấp bằng
17/5/16
Số km
3,108
Động cơ
406,865 Mã lực
Đọc xong mà run quá . . .
Châm điếu thuốc hút lấy lại bình tình cái . . . .
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,376
Động cơ
236,590 Mã lực
Khi chưa bị ung thư, cụ tặc lưỡi: sơn ăn tùy mặt, ma bắt tùy người, lắm cụ ông 90 còn phì phèo đã sao!
Khi bị ung thư, cụ sẽ thở dài: giá như ta bỏ thuốc được...
Khi không hút thuốc mà vẫn bị ung thư thì thở dài cũng không có.
 

Nga hong

Xe hơi
Biển số
OF-383070
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
121
Động cơ
243,180 Mã lực
Tuổi
45
Chỉ có cấm sx thuốc thôi chứ bỏ e rằng quá khó với các cụ nghiện thuốc
 

Buihieu

Xe tải
Biển số
OF-423595
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
449
Động cơ
222,076 Mã lực
Bỏ thôi các cụ ơi
 

tailieu

Xe điện
Biển số
OF-27938
Ngày cấp bằng
28/1/09
Số km
2,096
Động cơ
463,157 Mã lực
Nơi ở
Công viên Cầy Giấy
Bệnh tật là do nhiều yếu tố, chủ yếu do cơ địa của từng người và do di truyền. Như mình chứng kiến đại đa số ung thư phổi lại ko liên quan đến thuốc lá, xung quanh mình nhiều ông hút TL từ 13t (nay đều trên dưới 60) nhưng có ông nào bị đâu. Toàn nhưng ông bà chẳng hút uống gì thì hết ung thư gan đến UT dạ con, tuyến tụy...
 

Pvsc

Xe trâu
Biển số
OF-370510
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
31,322
Động cơ
547,848 Mã lực
Theo em tốt nhất k nên bỏ thuốc vì các cụ OF vẫn đang nhả khói đầu độc mình. E vote cho PA đầu độc lại :D
 

Anh Hùng Xa Lộ

Xe điện
Biển số
OF-3644
Ngày cấp bằng
5/3/07
Số km
4,505
Động cơ
41,899 Mã lực
Nơi ở
Rượu ngon và Gái đẹp
Không phải có nên hay không? Mà chúng ta nên bỏ thuốc lá
Em phải công nhận, 14 năm hút thuốc, giờ trung bình mỗi ngày 1 bao. Thinh thoảng ho nổ cổ, sáng dậy đờm đặc. Quyết tâm bỏ mấy lần nhưng chả lần nào dc :(
 

HÀNH KHẤT

Xe tăng
Biển số
OF-20014
Ngày cấp bằng
15/8/08
Số km
1,404
Động cơ
512,830 Mã lực
Nơi ở
Chỗ có Bia
Các cụ cứ nghĩ đến F1 là bỏ được hết, mọi lý do ko bỏ được đều là bao biện. Em bình thường 1.5 gói/ ngày mà bỏ cái 1, chả phải giảm dần hay công cụ hỗ trợ, gấu còn ngạc nhiên.
 

trantungdang

Xe tăng
Biển số
OF-395556
Ngày cấp bằng
7/12/15
Số km
1,911
Động cơ
479,804 Mã lực
Nơi ở
Long Biên - Hà Nội
Bỏ,trước khi quá muộn cụ nhé.
Cứ giảm dần số lượng là cách an toàn nhất,cụ bỏ ngay cũng có nhiều vấn đề lắm.Cơ thể cần thích nghi dần cụ ạ.
Em cứ giảm một thời gian rồi lại tăng lên lúc nào không biết, đúng là bỏ đột ngột rất dễ dẫn đến những tác dụng không mong muốn. Em hút cũng tầm gần 30 năm rồi bỏ cũng không dễ nhưng có lẽ đến lúc nên suy nghĩ nghiêm túc về chuyện này rồi
 

trọng_nhân

Xe điện
Biển số
OF-21036
Ngày cấp bằng
11/9/08
Số km
3,085
Động cơ
523,118 Mã lực
Nơi ở
đợ
Em chuyển sang món cày từ tết đến giờ , thuốc lá có mời em chả hút
 

Leo Lee

Xe tăng
Biển số
OF-349459
Ngày cấp bằng
5/1/15
Số km
1,592
Động cơ
279,560 Mã lực
Các cụ hút thuốc có lương tâm 1 tý, các cụ bú 1 mình có làm sao cũng chả ai quan tâm đâu ah, nhưng các cụ làm người khác hút thuốc thụ động là không thể chấp nhận được, nhà em có người bị ung thư phổi do hút thuốc thụ động của ông chồng mấy chục năm trời. Các cụ khi hút làm ơn nhìn ra xung quanh xem, bao nhiêu là trẻ con sẵn sàng cho các cụ đầu độc. Làm ơn biết điều đó giùm.
 

Auto-run

Xe tải
Biển số
OF-162342
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
200
Động cơ
349,490 Mã lực
Em bỏ thuốc đã hơn 3 năm, sau 31 năm nghiện ngập cỡ cụ chủ. 3 năm vật lộn với nhiều triệu chứng hậu cai thuốc, e nghiệm ra thuốc lá liên quan nhiều nhất đến tim mạch, não bộ chứ rất ít liên quan tới phổi. Chính vì vậy, những người làm việc trí óc thì rất khó bỏ thuốc. Bỏ thuốc sau 40 năm nghiện như cụ chủ sẽ là 1 cú sốc lớn mà vượt qua nó cụ phải mất ít nhất 3-4 năm (Có thống kê cơ thể cần ít nhất 1 tháng hồi phục cho 1 năm nghiện - Tức cụ chủ phải cần 40 tháng ah).

Bắt đầu đi cụ, người ta cần khoảng 5-7 lần bỏ mới thành công cụ ah
Loáng cái đã hơn 6 năm bỏ TL thành công. Được nhiều hơn mất cho sức khỏe các cụ nhé.
Nhưng thấy não bộ lười hẳn khi mất nguồn cảm hứng nicotine
 

Xe bọ xít

Xì hơi lốp
Biển số
OF-67258
Ngày cấp bằng
28/6/10
Số km
11,163
Động cơ
548,954 Mã lực
Người Việt chi 2,7 triệu đồng một năm để "mua" bệnh ung thư
17:01:00 08/09/2016




Theo các chuyên gia về ung thư, nguyên nhân gây ung thư phổi chủ yếu do thuốc lá. Thống kê có tới 90% bệnh nhân ung thư sử dụng thuốc lá.

Hình ảnh lá phổi bị ung thư do thuốc lá.

31.000 tỷ đồng mua thuốc lá

Theo thông tin từ Bộ Y tế, thống kê năm 2015 có tới 15,6 triệu người trưởng thành hút thuốc lá. Trong số này, nhiều người sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nhai.

Ngày 6/9, Bộ Y tế công bố điều tra toàn cầu về số người trưởng thành hút thuốc, phần thực hiện tại VN năm 2015, cho hay, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử lên tới 0,2% người trưởng thành (trong đó tính riêng ở nam giới là 0,1% nam giới trưởng thành, 0,1% nữ giới trưởng thành), và 0,1% người trưởng thành hút sisha, 1,4% dân số dùng thuốc lá nhai.

Theo điều tra kể trên, so với điều tra tương tự thực hiện năm 2010, số người hút thuốc lá ở VN có giảm nhưng chưa nhiều. Cụ thể, tỷ lệ nam giới từ 15 tuổi trở lên hút thuốc hiện là 45,3% (năm 2010 là 47,4%).

Đặc biệt, tỷ lệ hút thuốc giảm rõ rệt ở khu vực thành thị, ở mức 38,7% nam giới thành thị hút thuốc năm 2015, trong khi năm 2010 lên tới trên 45%.

Chỉ trong năm 2015, cả nước đã chi ra 31.000 tỷ đồng để mua thuốc lá. Tính như thế, mỗi người Việt Nam gánh 2,7 triệu đồng một năm để mua thuốc lá hút.

Cùng với đó, mỗi năm tiền chi phí cho điều trị các bệnh liên quan đến khói thuốc là 23.000 tỷ đồng, trong đó đặc biệt là căn bệnh ung thư phổi cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người mỗi năm.

Những tử thần được điểm danh trong điếu thuốc

Các chuyên gia của tổ chức HealthBridge Canada đã chỉ ra rằng, trong thuốc lá có chứa trên 1000 chất hoá học, có một số chất gây ung thư như nicotin, hắc ín, benzene, ammonia, một số hoá chất chúng ta đã tìm thấy có trong thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, các chất có trong nước tẩy rửa, nước lau sàn.

Khi điếu thuốc được đốt lên, hơn 7.000 hóa chất được tạo ra, trong đó ít nhất 69 hóa chất được xác nhận là nguyên nhân gây nên ung thư và nhiều hóa chất khác là siêu độc tố.

Đặc biệt, các hóa chất cực độc như aceton là chất tẩy trong thuốc sơn móng tay, amoniac là chất tẩy rửa sàn nhà và bồn vệ sinh, chất DDT/Dieldrin là thuốc trừ sâu, Arsenic là chất được sử dụng trong thuốc diệt chuột, hay như Methanol formaldehyde chất để ướp xác chết…

Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ thần kinh, mạch máu và nội tiết, gây ra những bệnh tim mạch, suy giảm trí nhớ và các bệnh ung thư.

Gánh nặng lên lá phổi như thế nào?

Thạc sĩ Phạm Lệ Quyên - Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai - cho biết, trong khói thuốc lá có trên 50 chất, trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene gây ung thư.

Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá hủy tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá.

Ảnh hưởng của khói thuốc với lá phổi, theo bác sĩ Quyên, khi hít vào, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng, nơi không khí được lọc, sưởi ấm và làm ẩm rồi qua khí quản để vào phổi.

Khi khói thuốc đi qua miệng, người hút thuốc bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất: quá trình lọc ở mũi.

Ngoài ra, người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn người không hút và khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp kém hơn: do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt, thậm chí bị phá huỷ.

Khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và thành phần của chất nhầy. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả là chất nhầy bị nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi, cản trở sự lưu thông trao đổi khí.

Do ảnh hưởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở dễ bị co thắt: luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở do đó hình thành các tiếng ran rít, ran ngáy và có thể bị khó thở. Những người hút thuốc ở tuổi càng trẻ thì thời gian hút để gây ra bệnh liên quan đến đường hô hấp càng ngắn so với những người bắt đầu hút ở tuổi muộn hơn.

Theo thạc sĩ Quyên, các nghiên cứu của Mỹ cho rằng có khoảng 87% trong số 177.000 ca ung thư phổi mới mắc ở Mỹ năm 1996 là do thuốc lá, còn lại là do các nguyên nhân khác, như ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp, ăn uống, cơ địa và các yếu tố di truyền.

Còn trên thế giới, 90% trong số 660.000 ca được chẩn đoán ung thư phổi hàng năm là người hút thuốc lá.
 

tung.edu

Xe buýt
Biển số
OF-313603
Ngày cấp bằng
28/3/14
Số km
670
Động cơ
300,740 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Kính thưa các Cụ, Mợ KHẢ KÍNH trên Cà Phê OF: Em năm nay cũng đã qua tuổi Lục Thập Hoa Giáp, ngày xưa khi sống ở thời bao cấp do duyên trời định thế nào Em lại chả mấy khi bốc thăm đựoc Xăm, Lốp,Xích , Líp mờ lại tuyền bốc thăm được thuốc lá. Ngày đó đem ra người bán thì xxx bắt ngay, cho thì tiếc nên đành hút lấy được( Trung bình cứ 1 ngày Em đốt hết 2 bao Tam Đảo hoặc Sông Cầu). Giờ sau hơn 40 năm hoạt động không mệt mỏi phổi Em cũng có dấu hiệu xin nghỉ hưu vậy theo các Cụ Em có nên từ bỏ thuốc lá hay không?
EM XIN VODKA TOÀN THỂ CÁC CỤ TRƯỚC VÀ NHÂN ĐÂY CÓ CÁI HÌNH MINH HỌA

nên quá ấy chứ cụ ạ!
 

moonlight

Xe tăng
Biển số
OF-1837
Ngày cấp bằng
7/10/06
Số km
1,519
Động cơ
569,725 Mã lực
Em bỏ được 1 năm, tăng 7kg, đọc tài liệu thì thấy tăng cân gây nhiều bệnh nguy hiểm hơn hút thuốc => hút tiếp, lại 6 múi ngon lành hehe
 

4banh_2xe

Xe tăng
Biển số
OF-376555
Ngày cấp bằng
6/8/15
Số km
1,444
Động cơ
257,690 Mã lực
Bỏ thế nào được khi các cụ còn bắt cả thần tài hút thuốc. Người chết rồi mà vẫn có người mồi cho điếu thuốc cắm vào chân hương bắt hút. Bỏ kiểu gì?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top