Cụ hiểu bản chất CK thế này thì bỏ mẹ. Em lấy 1 ví dụ giản đơn nhất cho cụ hiểu TTCK hoạt động như thế nào nhé:
Giả sử thị trường chỉ có 1 DN, do cụ mở ra, bán phở.
Vốn ban đầu cụ bỏ ra cho mở quán phở là 100tr, chia thành 10 ngàn cổ phần, mỗi cổ phần mệnh giá 10 ngàn. Cụ bán cho 1 cổ đông chẳng hạn, trong đó có em mua 2000 cổ phiếu, chi phí em bỏ ra mua cổ phiếu công ty cụ ban đầu là 2000 x 1000 = 20tr đồng. Còn cụ giữ 8000 cổ phiếu, vị chi vốn bỏ ra ban đầu của cụ là 80tr.
Năm thứ nhất hoạt động, sau khi trừ tất tần tật chi phí cụ lãi tầm 10tr/tháng, vị chi lãi 120tr/năm. Tài sản của quán phở cụ mở ra sau năm thứ nhất bán phở sẽ là 100tr (tiền vốn) + 120tr tiền lãi. Cụ không vay nợ, nên tài sản bằng vốn chủ sở hữu luôn.
Tổng vốn CHSH của DN là 220tr, giá trị mỗi cổ phần sau năm thứ nhất là 220tr/10 ngàn cổ phiếu = 22.000đ/CP.
Như vậy không cần mua bán gì, chỉ cần nắm giữ số cố phiếu của cụ hết 1 năm em đã có lãi là 12.000đ/cổ phiếu, tổng giá trị cổ phiếu em nắm giữ giờ là 22.000 x 2000 = 44triệu, lãi 22tr so với vốn bỏ ra ban đầu.
Hết năm thứ hai, do khách hàng chuyển sang ăn xôi nhiều + sự cổ phở phooc môn nên tình hình kinh doanh của cụ ko thuận lợi, năm đó cụ lõm 60tr.
Tính đến hết năm thứ hai, tổng vốn chủ sở hữu của DN bán phở còn 220tr – 60tr = 160tr.
Giá trị sổ sách của mỗi cổ phần giờ sẽ là 160tr/10 ngàn cổ phiếu = 16.000đ/cổ phiếu.
Khoản đầu tư của em sau 2 năm giờ sẽ là 32 triệu, lãi 12tr so với ban đầu.
Như vậy khẳng định 1: CK có đem lại giá trị giá tăng cho người đầu tư nó. Giá trị gia tăng đó được đo đếm bằng mức độ tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp tham gia TTCK.
Vấn đề thứ hai, về mua bán và lỗ lãi khi mua bán cổ phiếu. Như mọi thị trường khác, ngoài yếu tố chất lượng hàng hóa (ở đây chính là chất lượng của các doanh nghiệp vì mua bán cổ phiếu chính là mua bán doanh nghiệp), thì thị trường còn chịu nhiều yếu tố khác chi phối như kỳ vọng của người mua, biến động của nền kinh tế, mức cung tiền trên thị trường.... Hãy nhỡ lại câu của Marx, giá cả của hàng hóa xoanh quanh giá trị của hàng hóa, có lúc thấp hơn, có lúc cao hơn giá trị.
Và việc lỗ lãi khi mua bán CK thể hiện khả năng phân tích tình hình doanh nghiệp, phân tích thị trường, phân tích đám đông… tất nhiên ko thể ko thiếu yếu tố may mắn, nhưng khẳng định may mắn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nếu như cụ làm tốt các điều bên trên, xác định được doanh nghiệp tốt, sử dụng phương pháp tốt để ước lượng giá mua hợp lý, phán đoán chu kỳ biến động của thị trường để xác định thời điểm ra vào hợp lý thì em khẳng định kiểu gì cụ cũng có lãi.