Tuyết lở trên TTCK Vịt ngan năm 2007 và câu chuyện về chiếc SantaFe giá trieudo
Khống chế cho vay chứng khoán: Cú sốc mang tên hành chính!
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Chỉ thị 03, về khống chế dư nợ vốn vay chứng khoán. Giới đầu tư chứng khoán coi đây là "cú sốc" mạnh nhất vào thị trường trong giai đoạn hiện nay và chắc chắn kéo dài cho tới hết năm 2007, thậm chí là đầu năm 2008.
Chỉ thị số 03/2007/CT–NHNN, ngày 28/5/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá… cho khách hàng đầu tư, kinh doanh chứng khoán của Tổ chức tín dụng ở mức dưới 3% tổng dư nợ của Tổ chức tín dụng đó được ban hành vào đúng thời điểm tính theo quy luật hằng năm là chỉ số chứng khoán sụt giảm, giao dịch cổ phiếu OTC trầm lắng.
"Cú sốc" mang tên biện pháp hành chính
Từ thời điểm đó đến nay đã hơn 3 tháng, đủ thời gian để xem lại những tác động cụ thể của Chỉ thị này đến các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại (NHTM) và nhà đầu tư chứng khoán.
Nằm trong thị trường chứng khoán (TTCK), chịu tác động trực tiếp của Chỉ thị 03 bao gồm cả diễn biến trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (từ đầu tháng 8/2007 chuyển thành Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM – HOSE) và trên thị trường giao dịch cổ phiếu phi tập trung – OTC, cả trên thị trường đấu thầu cổ phiếu phát hành lần đầu – IPO của các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá.
TTCK Việt Nam bắt đầu giảm giá từ cuối tháng 4/2007, tháng 5/2007 lại tiếp tục giảm hơn vào tháng 6/2007. Đang trên đà đi xuống với tốc độ lớn, nên Chỉ thị 03 được coi như “cú sốc“ làm cho thị trường chao đảo hơn. Thực tế, nếu như chỉ số VN–Index đầu tháng 6/2007 còn 1.039,66 điểm thì liên tục “tụt dốc”, đến ngày 6/8/2007 chỉ còn 883,9 điểm... đến trung tuần tháng 9/2007 cũng chỉ xoay quanh mốc 900 điểm, tiếp tục biến động phức tạp và giảm mạnh trong những ngày sau đó.
Tương tự chỉ số trên Trung tâm GDCK Hà Nội cũng giảm từ trên 300 điểm xuống còn gần 250 điểm, đến ngày 17/8/2007 chỉ còn 248 điểm… đến trung tuần tháng 9/2007 cũng chỉ xoay quanh mức 250 điểm. Giá cổ phiếu trên thị trường OTC còn sụt giảm mạnh hơn, đến nay giảm khoảng 30% so với thời điểm trước khi ban hành Chỉ thị 03 và giao dịch nhìn chung ở trong tình trạng trì trệ. Cổ phiếu đưa ra đấu giá lần đầu – IPO cũng đạt kết quả thấp và giá giảm.
3% - Ngưỡng khống chế quá khắt khe và không hợp lý
Chỉ thị 03 ban hành cuối tháng 5/2007 có hiệu lực thi hành từ đầu tháng 7/2007 trong sự bất ngờ và phản ứng mạnh mẽ của các nhà đầu tư, các NHTM cổ phần, công ty chứng khoán, giới nghiên cứu…
Sở dĩ được coi là bất ngờ bởi vì trước đó NHNN cũng chỉ cảnh báo. Đồng thời, theo quy định của luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản có liên quan, thì việc cho khách hàng vay vốn đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau nếu pháp luật không cấm thì đó là thuộc quyền tự chủ của Tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên đến đầu tháng 7/2007, NHNN mới có văn bản hướng dẫn, theo đó tỷ lệ dưới 3% phải đảm bảo vào thời điểm 31/12/2007. Điều đó có nghĩa là tác động của Chỉ thị 03 đến TTCK sẽ còn kéo dài ít ra là đến hết năm 2007 và chắc chắn sẽ còn kéo dài sang đầu năm 2008.
Bởi vì các hợp đồng tín dụng cho vay vốn đầu tư chứng khoán ký kết giữa ngân hàng và khách hàng có thời hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng. Nhiều hợp đồng có thời hạn cho vay 9 tháng và 12 tháng, được ký kết trước tháng 6/2007, có nghĩa là đến 31/12/2007 chưa đến hạn trả nợ. Do đó không thể vì thực hiện Chỉ thị 03 mà các NHTM đơn phương chấm dứt hợp đồng, yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn được.
Tại thời điểm ban hành Chỉ thị 03, phần đông các NHTM cổ phần cho vay đầu tư chứng khoán có tỷ lệ cho vay lĩnh vực này lên tới 7-10%, cá biệt có NHTM cổ phần lên tới trên 40%.:'(:'( Do đó ngay từ khi Chỉ thị 03 ban hành, các NHTM đã ngừng không cho khách hàng vay vốn với bất cứ hình thức bảo đảm tiền vay nào để đầu tư chứng khoán, mua cổ phiếu. Nên ngay từ thời điểm đó dòng vốn tín dụng từ kênh NHTM đã bị chặn lại không được chảy sang TTCK.
Hơn nữa, biện pháp can thiệp hành chính đó của NHNN không những chặn dòng vốn từ ngân hàng chạy sang TTCK, mà còn thu hút vốn từ TTCK về hệ thống ngân hàng với khối lượng rất lớn thì mới đảm bảo được tỷ lệ dưới 3%, đã tác động lớn đến giá cả chứng khoán và TTCK.
Đến kỳ hạn trả nợ, hàng loạt nhà đầu tư phải lo bán cổ phiếu, bán chứng khoán với bất kỳ giá nào để có nguồn trả nợ ngân hàng.
Đối với nhiều hợp đồng tín dụng tuy chưa đến hạn trả nợ, nhưng tài sản đảm bảo tiền vay là cầm cố cổ phiếu, chứng khoán, song giá chứng khoán và giá cổ phiếu giảm mạnh, giá trị tài sản đảm bảo tiền vay sụt giảm mạnh tới 40%-50%, thậm chí 60%, nên theo cam kết trong hợp đồng tín dụng, các NHTM cho vay vốn yêu cầu nhà đầu tư phải bổ sung thêm tài sản đảm bảo, hoặc rút giảm nợ vay.
Trong trường hợp này phần đông các nhà đầu tư hoặc là phải bán non cổ phiếu, bán non chứng khoán với bất cứ giá nào để rút giảm dư nợ. Đành rằng có một số nhà đầu tư tìm kiếm thêm được tài sản đảm bảo tiền vay để bổ sung cho ngân hàng, nhưng tỷ lệ không phải nhiều. Bởi vậy, Chỉ thị 03 không những chặn dòng vốn từ ngân hàng chảy sang TTCK, mà còn tạo ra dòng chảy ngược, từ TTCK tiền bắt buộc phải thu hút trở lại ngân hàng.